Sách giáo khoa được biên soạn và phát hành như thế nào?
Chương trình và sách giáo khoa trải qua nhiều lần thẩm định, thử nghiệm mới được in ấn, phát hành rộng rãi trên cả nước.
Là người nhiều năm tham gia vào các công đoạn biên soạn chương trình, viết sách giáo khoa, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn phổ thông, cho biết để có được một bộ sách giáo khoa, trước hết phải có chương trình. Nói cách khác, sách giáo khoa là hình thức cụ thể của chương trình sách giáo khoa.
Chương trình có trước
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, chương trình hiện hành bắt nguồn từ năm 2000, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 40 yêu cầu đổi mới sách giáo khoa. Chính phủ cụ thể hóa những yêu cầu đổi mới và ban hành dự án viết sách giáo khoa mới.
Một hội đồng biên soạn chương trình sẽ được Bộ GD&ĐT thành lập với nhiều giáo sư, tiến sĩ ở những lĩnh vực khác nhau chia ra thành nhiều tiểu ban phụ trách việc biên soạn chương trình.
Mỗi tiểu ban sẽ được phân công viết chương trình cho một môn học cụ thể. Chương trình các môn được biên soạn phải trải qua 3 lần thẩm định của hội đồng.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn. Ảnh: NVCC.
Đặc biệt, các thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình sẽ không có mặt trong hội đồng thẩm định để đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Sau khi chương trình được thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ chọn tổng chủ biên, nhóm chủ biên và yêu cầu các cơ quan liên quan giới thiệu các tác giả viết sách. Trên cơ sở đó, tổng chủ biên chương trình sẽ lựa chọn tác giả và phân công việc biên soạn sách giáo khoa từng cấp cho từng nhóm tác giả.
Sau khi hoàn thành công tác biên soạn sách giáo khoa, sẽ có một hội đồng thẩm định kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thông qua và đưa sách đi dạy thử nghiệm.
Video đang HOT
Công tác thử nghiệm sách giáo khoa mới sẽ diễn ra trong 2 năm ở một vài vùng miền khác nhau. Giáo viên dạy thử chương trình sách giáo khoa mới, góp ý sửa đổi bổ sung qua từng năm. Kết thúc quá trình trên, sách giáo khoa mới sẽ được triển khai đại trà trên cả nước.
Cùng với quyết định triển khai đại trà sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT cũng sẽ có quyết định yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục -đơn vị chuyên trách in ấn, phát hành sách giáo khoa – dựa trên bản thảo Bộ GD&ĐT đã thông qua để thực hiện việc in ấn và phát hành.
GS Đỗ Ngọc Thống cho biết quy trình trên đã có từ lần cải cách giáo dục năm 1980 với cấp tiểu học và từ năm 1989 đối với cấp trung học phổ thông.
Chống độc quyền sách giáo khoa
Năm 2019, dự kiến học sinh cả nước sẽ được học bộ sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, lần này đổi mới này sẽ có một chương trình nhưng với nhiều bộ sách giáo khoa.
GS Đỗ Ngọc Thống cho rằng đây là một cách xóa bỏ cơ chế độc quyền trong việc ban hành sách giáo khoa lâu nay, đi cùng với đó là những lo ngại vì đây là lần đầu tiên Việt Nam thực một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa.
Dự kiến năm 2019, học sinh cả nước sẽ được học sách giáo khoa mới.
Theo đó, cuối tháng 8 năm nay, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thông qua. Sau đó các cá nhân, đơn vị có nhu cầu sẽ đăng ký tham gia viết sách dựa trên chương trình đã có.
Điểm mới của lần này là công tác thí điểm sách giáo khoa sẽ được thực hiện song song cùng với giai đoạn viết sách. Nghĩa là vừa viết sách giáo khoa, vừa thử nghiệm để chỉnh sửa, bổ sung, khi hoàn thành sẽ triển khai đại trà.
Nói về việc thiếu sách giáo khoa đầu cấp ở thời điểm sắp khai giảng năm học mới, ông Thống cho rằng đây chỉ là hiện tượng cục bộ và dễ dàng khắc phục.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 ở một số tỉnh thành. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hiện tượng cục bộ ở một vài địa phương và Nhà xuất bản Giáo dục cũng đã có phương pháp khắc phục”, ông Thống nói.
Theo Zing
Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần
Số tiền bỏ ra mua sách giáo khoa khá lớn, trong khi sách dùng chỉ được một năm là phải bỏ đi khiến dư luận bức xúc. Năm nào, NXB Giáo dục cũng in hơn 100 triệu bản sách mới.
Câu chuyện SGK đột nhiên khan hiếm khi năm học mới chưa bắt đầu nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày vừa qua.
100 triệu bản sách được in mỗi năm
Theo báo cáo năm 2017 của NXB Việt Nam gửi Bộ GD&ĐT, sản lượng sản xuất SGK năm 2018 dự kiến là 104 triệu bản; năm 2017 là 107,8 triệu bản; năm 2016 là 108,8 triệu bản và năm 2015 là 101 triệu bản.
Cùng với đó, tổng doanh thu năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến là 1.173 tỷ đồng, năm 2017 là 1.203 tỷ đồng, năm 2016 là 1.147 tỷ đồng và năm 2015 là 1.041 tỷ đồng.
Số liệu tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của NXB Giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến của năm 2018 là 90,5 tỷ đồng. Lợi nhuận của năm 2017 là 150,8 tỷ đồng, năm 2016 là 72,1 tỷ đồng và năm 2015 là 32 tỷ đồng.
Năm 2016, lợi nhuận tăng 40 tỷ đồng so với năm 2015 (tăng 125%). Năm 2017 lợi nhuận tăng 78,7 tỷ đồng (tăng 109%) so với năm 2016.
Cũng theo số liệu thống kê này, năm nay NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến nộp ngân sách hơn 81 tỷ đồng, thấp hơn năm ngoái gần 4 tỷ đồng.
Số lượng phát hành SGK chiếm nửa ngành xuất bản
Theo thống kê khác, năm 2016, số lượng SGK phát hành của NXB Giáo dục Việt Nam chiếm tới 56,4% ngành xuất bản. Năm 2017, con số này là 50,4%. ó là chưa kể các loại ấn phẩm khác của nhà xuất bản này.
Học sinh tại Long An háo hức khi được tặng sách. Ảnh: Tùng Tin.
Như vậy, số lượng phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam bằng tất cả ấn phẩm in ấn của các NXB khác ở Việt Nam cộng lại. Ngoài SGK, NXB Giáo dục Việt Nam còn in các ấn phẩm khác dạng tài liệu sách và các loại lịch, áp phích, tờ rơi, tờ gấp.
Nhiều cuốn SGK chỉ dùng một lần
Theo phản hồi của phụ huynh, học sinh, một số cuốn SGK hiện tại có thể tái sử dụng. Một số cuốn khác do có sẵn phần câu hỏi, bài tập buộc học sinh phải ghi chép hoặc điền vào nên chỉ dùng được một lần. Sự lãng phí này khiến dư luận bức xúc.
Theo bảng giá niêm yết SGK năm học 2018-2019, mỗi lớp ở cấp tiểu học đều có 6 cuốn SGK, giá dao động 45.300 đồng đến 78.300 đồng. Bộ SGK ở cấp THCS cùng môn Tiếng Anh của lớp 6 và lớp 7 là 12 cuốn, lớp 8 và lớp 9 là 13 cuốn, giá 97.700-144.500 đồng. Sộ SGK ở cấp THPT theo chương trình chuẩn và môn Tiếng Anh có giá từ 141.400 đồng đến 153.500 đồng với 14 cuốn.
Chia sẻ về thực trạng sử dụng SGK, GS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, trước đây học sinh đi học rất ít khi được dùng sách mới, chủ yếu là dùng lại sách từ các khóa trước. Khi đó, sách cũng ít có sự điều chỉnh, nếu có tái bản, thông tin sẽ được đính chính dưới chân trang nên sử dụng lâu dài được.
Ngày nay, mỗi học sinh đi học phải mua hàng chục cuốn sách, mỗi năm nhà xuất bản bán ra cả trăm triệu bản rồi năm sau bỏ đi là sự lãng phí lớn. Bởi thực tế, ở nhiều vùng quê, học sinh vùng sâu vùng xa có điều kiện khó khăn vẫn có nhu cầu sử dùng sách cũ.
Vì vậy, theo GS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, NXB cần xem xét lại việc phát hành sách có luôn phần làm bài tập vì chỉ sử dụng được một lần.
Theo Zing
Đề xuất học sinh nghỉ thứ Bảy: Chất lượng giáo dục đâu phải ở chỗ học tăng ca, tăng ngày! Đề xuất cho học sinh phổ thông được nghỉ học ngày thứ Bảy đang gặp những ý kiến trái chiều. Nhưng nên xem rằng, sự bàn thảo đa chiều như vậy là bình thường. Học sinh phổ thông đang thực sự bị quá tải. Ảnh: Hải Nguyễn. Cần nhớ rằng, vài chục năm về trước, thời của người viết bài này còn học...