Sách bổ trợ Bộ cứ cấm, trường cứ bán, cha mẹ học sinh chạy đâu cho thoát
Chỉ nhìn vào bảng giá sách bổ trợ của Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn thông báo thì có lẽ nhiều phụ huynh học sinh sẽ cảm thấy hụt hơi vì giá tiền quá cao.
Từ những thông tin của phụ huynh cung cấp, chúng tôi lần tìm và website của Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) và thực sự bất ngờ với bảng thông báo giá sách bổ trợ đã được nhà trường niêm yết.
Sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 5 hiện nay ở ngoài thị trường chỉ trên dưới 100.000 đồng/ 1 bộ nhưng với sách bổ trợ thì có tới 3 khối lớp được Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn thông báo giá trên 400 ngàn đồng.
Rõ ràng, sách bổ trợ hiện nay đang trở thành một gánh nặng rất lớn đối với phụ huynh học sinh và gần như trường học nào cũng đang bán các loại sách này cho học sinh vào dịp đầu năm học.
Chỉ tiếc, lãnh đạo các cấp ở ngành giáo dục chỉ vào cuộc khi mọi chuyện được báo chí phản ánh và phụ huynh thì đã mua sách ở nhà trường xong cả rồi.
Bộ sách bổ trợ lớp 5 của Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn có giá 428 ngàn – (Ảnh chụp từ website của nhà trường)
Sách giáo khoa cấp Tiểu học hiện nay có giá bao nhiêu tiền?
Cấp Tiểu học có 5 khối lớp nhưng năm học 2020-2021 này thì chỉ có lớp 1 đã thực hiện giảng dạy chương trình, sách giáo khoa mới và có 5 bộ sách giáo khoa khác nhau.
Trong đó, bộ sách có giá cao nhất là bộ Cánh Diều, giá 199.000 đồng, bộ sách có giá thấp nhất là bộ Chân trời sáng tạo, giá 186.000 đồng. Những bộ sách mới này được cho là cao hơn giá sách lớp 1 cũ đến gần 4 lần.
Các sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 5 thì đang thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa năm 2000 và có giá rẻ hơn nhiều so với sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tại các nhà sách, sách giáo khoa cộng với một số cuốn sách bài tập và đóng trọn bộ được niêm yết giá như sau: sách lớp 2 có giá là 108.800 đồng (13 cuốn);
Sách lớp 3 có giá là 115.100 đồng (13 cuốn); sách lớp 4 có giá là 87.000 đồng (9 cuốn); sách lớp 5 có giá là 89.000 đồng (9 cuốn).
Video đang HOT
Như vậy, chúng ta thấy được giá sách giáo khoa có kèm theo một số cuốn sách bài tập từ lớp 2 đến lớp 5- chương trình năm 2000 được niêm yết giá tại các nhà sách hiện nay không phải là quá cao.
Với giá này thì phụ huynh học sinh dù nghèo vẫn dễ dàng mua được 1 bộ sách mới cho con em mình học tập trong năm học và tất nhiên là họ ít phải lên tiếng, phản đối về chuyện mua sách của con em mình.
Nhưng, cũng trong năm học 2020-2021 thì sách bổ trợ được đưa vào một số nhà trường lại có giá rất khác so với bảng niêm yết tại các nhà sách và bán với giá tương đối cao.
Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn bán các bộ sách bổ trợ có giá tiền bao nhiêu?
Nếu như những ngày qua, dư luận cả nước ngỡ ngàng với Trường tiểu học An Phong (quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh) bán bộ sách lớp 1 có giá 807.000 đồng.
Nhưng, bộ sách của Trường tiểu học An Phong đã bao gồm sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách tham khảo, tập viết trắng, bảng viết…
Hơn nữa, bộ sách này của chương trình trình mới nên dư luận cũng đã biết là nó đắt hơn so với bộ sách hiện hành.
Vì thế, nếu đem so sánh với trường Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (Bến Cát- Bình Dương) thì có lẽ Trường tiểu học An Phong bán chừng ấy sản phẩm mà có giá như vậy chưa phải là quá cao.
Ngày 26/8/2020, trên website của Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn đã thông báo các khoản thu đầu năm học 2020-2021 và đã được đóng dấu treo ở tất cả các trang. Trong đó, riêng sách bổ trợ được nhà trường công khai giá như sau:
Sách bổ trợ lớp 1 có giá là 353.000 đồng; sách bổ trợ lớp 2 có giá 412.000 đồng; sách bổ trợ lớp 3 có giá là 335.000 đồng; sách bổ trợ lớp 4 có giá là 427. 000 đồng; sách bổ trợ lớp 5 có giá là 428.000 đồng.
Chỉ nhìn vào bảng giá sách bổ trợ của Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn thông báo thì có lẽ nhiều phụ huynh học sinh sẽ cảm thấy hụt hơi vì giá tiền quá cao, mà ngoài sách bổ trợ này ra thì phụ huynh học sinh còn có thêm bộ sách giáo khoa để con em mình học tập nữa.
Theo một vị phụ huynh của Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn chia sẻ thì chỉ riêng 2 cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 5 được nhà trường bán giá 165.000 đồng, 2 cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 2 bán giá 138.000 đồng….
Vậy, nếu đem cộng cả sách bổ trợ, sách giáo khoa, cùng với 3 loại sách: Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc (bán riêng) thì có lẽ giá cả không thua kém gì Trường tiểu học An Phong đang được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua.
Bộ sách bổ trợ lớp 4 có giá 427.000 đồng (Ảnh chụp từ website của nhà trường)
Rõ ràng, sách bổ trợ, sách tiếng Anh đang thực sự là gánh nặng cho phụ huynh học sinh ở cấp tiểu học ở các địa phương trên cả nước.
Bởi, ai cũng biết rằng, sách vở học tập của học sinh cũng chỉ mới là một phần chi phí học tập mà phụ huynh phải bỏ ra mà thôi bởi ngoài sách vở ra thì còn muôn vàn các khoản chi phí khác nữa.
Chỉ tiếc, những sự việc bán sách bổ trợ hay chuyện lạm thu đầu năm học ở các nhà trường chỉ được các cơ quan chức năng vào cuộc khi sự việc bị báo chí phản ánh…
Giá như, ngay trước thềm năm học mà lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Sở, Phòng Giáo dục có những công văn chỉ đạo rốt ráo về việc cấm bán sách bổ trợ, nhà trường không được bắt buộc phụ huynh mua các loại sách này.
Giá như, những khoản thu đầu năm của các nhà trường được lãnh đạo địa phương nắm bắt, lãnh đạo ngành quan tâm thì đâu dễ dàng dẫn đến chuyện lạm thu ở các nhà trường.
Chỉ tiếc, những hình thức kỷ luật khi sự việc đã xảy ra rồi bằng các hình thức phê bình, rút kinh nghiệm hay phụ huynh nào không muốn mua sách bổ trợ thì có thể lấy lại tiền…thì rõ ràng đang làm khó phụ huynh và thực tế cũng khó chấn chỉnh được những bất cập đang xảy ra ở các trường học hiện nay.
Dạy học 2 buổi/ngày ở trường vùng cao: Nỗ lực gỡ khó
Các địa phương, trường học, đặc biệt trường vùng khó đang nỗ lực đưa HS điểm lẻ về điểm chính, sửa sang, tu bổ trường lớp... nhằm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới tốt nhất có thể.
Cơ sở vật chất bảo đảm dạy học 2 buổi/ngày tại Trường PTDTBT Tiểu học Lùng Tám (Quản Bạ - Hà Giang). Ảnh: Đức Trí
Tăng cường cơ sở vật chất
Cô Đinh Loan Vân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ - Hà Giang) cho biết: Trong dịp hè, nhà trường tích cực tu sửa cơ sở vật chất cho 1 điểm trường chính và 2 điểm trường lẻ để đón 435 HS trở lại trường lớp.
"Số phòng học thực hiện Chương trình GDPT mới và dạy học 2 buổi/ngày cho 390 HS tại điểm trường chính và khoảng 50 HS ở 2 điểm trường lẻ khá đầy đủ. Điểm trường Pín Ủng với 18 HS của 2 khối lớp 1, 2 được dồn về điểm trường chính từ năm học này để bảo đảm cơ sở vật chất triển khai dạy học 2 buổi/ngày cũng như sinh hoạt của HS. Bên cạnh tăng cường phòng học, 12 phòng lưu trú đầu tư xây mới cũng kịp hoàn thiện và đưa vào sử dụng, đáp ứng đủ nhu cầu cho số HS tăng thêm..." - cô Vân cho biết.
Ông Nguyễn Văn Lịch - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Bình (Yên Bái) khẳng định: Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục Yên Bình có khoảng 27 nghìn HS, trong đó có hơn 2 nghìn HS lớp 1 và 1.600 GV. 4 trường tiểu học độc lập, 22 trường tiểu học và THCS đã chuẩn bị đầy đủ số phòng học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Tỷ lệ HS ở mức 30 - 35 HS/lớp với diện tích 36 - 42m2.
Ông Nhâm Tiến Đức - Phó Trưởng phòng GD&ĐT Si Ma Cai (Lào Cai) cho biết: Ngành Giáo dục Si Ma Cai đã thực hiện dạy học 2 buổi/ngày được 10 năm, do đó, cơ sở vật chất hiện tại đủ để các trường tiếp tục thực hiện công việc này. Thậm chí, sau khi một số trường dồn HS điểm trường lẻ về trường chính, số phòng học còn thừa ra (24 phòng). Tỷ lệ trung bình HS trên lớp của giáo dục Si Ma Cai cũng ở mức 30 HS/lớp có diện tích 42 - 46m2.
Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), các địa phương đều ưu tiên phòng học, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học 2 buổi/ngày. Một số tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu 1 phòng học/lớp đều có giải pháp, lộ trình tăng cường đầu tư xây dựng, mở rộng trường lớp...
Tiếp tục gỡ khó
Bữa ăn bán trú của HS Trường PTDTBT Tiểu học Lùng Tám (Quản Bạ - Hà Giang). Ảnh: Đức Trí
Thực hiện Chương trình GDPT mới, áp dụng dạy học 2 buổi/ngày, nhiều lãnh đạo phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường tiểu học đều khẳng định cơ sở vật chất không còn là "nút thắt". Tuy nhiên, tình trạng đủ phòng học thiếu phòng chức năng; diện tích phòng lớp học/tổng số HS mỗi lớp chưa bảo đảm... vẫn tồn tại và chưa được tháo gỡ triệt để.
Tại Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận, phòng học được xây dựng từ lâu nên chưa bảo đảm diện tích chuẩn so với yêu cầu của Chương trình GDPT mới. Để giải quyết diện tích lớp học, tạm thời, nhà trường phá bỏ phần bục giảng của GV để kê bàn. Mặc dù diện tích, không gian được cải thiện, nhưng các hoạt động khởi động trong lớp, học tách nhóm sẽ gặp khó khăn, HS đi lại vướng víu... Từ đó, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Ông Nhâm Tiến Đức - Phó Trưởng phòng Giáo dục Si Ma Cai chia sẻ: 41 trường học của huyện còn thiếu khoảng 123 phòng chức năng (phòng Tin học, Ngoại ngữ, thí nghiệm). Ngành Giáo dục đã tiến hành thống kê, rà soát và đề xuất đầu tư. Tuy nhiên trong những năm học tới chưa thể đáp ứng ngay số lượng phòng chức năng này.
Nguyên nhân khiến một số địa phương đến nay chưa tổ chức cho HS học 2 buổi/ngày là khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân. Do đó, theo ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, bảo đảm HS vùng khó không thiệt thòi so với HS thành phố, các địa phương cần triển khai một loạt giải pháp như: Cân đối quỹ đất, kinh phí để mỗi năm thực hiện dứt điểm việc dạy học 2 buổi/ngày ở một lớp học theo lộ trình đổi mới Chương trình, SGK phổ thông như quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội.
Bố trí thêm buổi học thứ 6 trong tuần để hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động GD bắt buộc; không dạy các môn học tự chọn. Các trường đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày cần có kế hoạch sử dụng thời gian ngoài chương trình các môn học, hoạt động GD bắt buộc một cách hợp lý để dạy các môn học tự chọn cho HS có nguyện vọng học; bồi dưỡng HS giỏi, hướng dẫn những HS chưa đáp ứng các yêu cầu cần đạt; tăng cường hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống cho HS...
Bên cạnh nỗi lo về cơ sở vật chất, đội ngũ GV để dạy học 2 buổi/ngày cũng cần được lãnh đạo các nhà trường quan tâm. Bởi như cô Đinh Loan Vân bày tỏ: Đội ngũ GV dạy lớp 1 dù được tiếp cận, tập huấn, bồi dưỡng Chương trình GDPT mới... song đây là năm học đầu tiên thực hiện thay sách, GV lần đầu tiếp cận thực tế nên hạn chế về phương pháp giảng dạy khó tránh. Mặt khác, bên cạnh tăng cường chất lượng, việc bảo đảm số lượng GV cũng vô cùng quan trọng, là điều kiện đáp ứng các điều kiện triển khai dạy học 2 buổi/ngày.
Phụ huynh Quảng Trị chạy đôn đáo không mua được sách bổ trợ VNEN lớp 4 Liệu có xảy ra tình trạng sách bổ trợ, vở bài tập mua tốn tiền nhưng có rồi cũng chẳng còn thời gian làm, hết năm học đôi khi chỉ mới lật ra được khoảng vài tờ Dù năm học mới đã bước sang tuần thứ 2 nhưng một số học sinh tại tỉnh Quảng Trị vẫn chưa mua đủ sách giáo khoa...