Rút tiền tiết kiệm đổ sang mua trái phiếu ngân hàng, DN dễ ăn lãi cao?
Lãi suất ngân hàng giảm liên tục, trong khi lãi suất trái phiếu cao, hấp dẫn hơn hẳn. Nhìn lãi suất tiết kiệm teo tóp, tôi muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc ngân hàng.
Có 300 triệu tiền mặt, tôi muốn đầu tư vào trái phiếu thay vì gửi ngân hàng, cái nào lợi hơn?
Hiện nay, lãi suất kỳ hạn ngắn từ 1-6 tháng của các ngân hàng rất thấp, dưới 4%/năm. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao gần gấp 3 lần so với lãi suất ngân hàng nên một số bạn bè tôi có tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng đã rút ra để đầu tư vào trái phiếu.
Họ bảo với tôi rằng, lãi suất ngân hàng quá thấp. Nếu gửi 500 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm thì mỗi tháng chỉ nhận được khoảng hơn 2 triệu tiền lãi. Mức lãi này chẳng đáng bao nhiêu, coi như nhờ ngân hàng giữ tiền không mất phí. Còn một số ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm thì số tiền gửi phải lớn, từ 500 tỷ đồng trở lên mới được hưởng lãi suất như trên.
Còn nếu gửi vào trái phiếu doanh nghiệp hiện nay với mức lãi suất cao gần gấp 3 lần so với lãi suất ngân hàng, lợi tức thu được từ trái phiếu doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tiền gửi ngân hàng, quan trọng là vẫn bảo đảm an toàn.
Theo tìm hiểu tôi được biết, hiện lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp đưa ra bình quân dao động từ 10,1% – 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm. Còn lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp dao động từ 7,5-10,5%/năm. So với lãi suất ngân hàng thì lợi nhuận thu được từ trái phiếu cao hơn nhiều.
Sau khi tìm hiểu kỹ tôi quyết định sẽ gửi 300 triệu đồng tiền mặt vào trái phiếu thay vì gửi ngân hàng. Tuy nhiên tôi vẫn phân vân về việc bảo đảm an toàn giữa gửi tiền vào ngân hàng và trái phiếu, không biết cái nào an toàn hơn?
Tất nhiên, lợi nhuận cao hơn thì rủi ro cũng tỷ lệ thuận.
Video đang HOT
Một ngân hàng TMCP thông báo mời mua trái phiếu doanh nghiệp có kèm câu này “trong trường hợp xảy ra sự kiện vi phạm của tổ chức phát hành, khoản đầu tư có thể không được bảo toàn vốn gốc”.
Về vấn đề này, một chuyên gia tài chính phân tích, hiện nay, thị trường trái phiếu được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi mức lãi suất của trái phiếu khá cao, gần gấp 3 lần so với tiền gửi ngân hàng.
Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm từ đầu năm, trái phiếu ngân hàng kỳ hạn dài hơn đồng thời lãi suất cũng cao hơn, bên cạnh đó trái phiếu doanh nghiệp cũng có lợi tức cao hơn lãi tiết kiệm.
Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi ngân hàng cạnh tranh nhất.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, nếu đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư cũng có thể đối mặt rủi ro, đó là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Do đó, vị chuyên gia khuyên, trước khi đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ và đầy đủ thông tin về doanh nghiệp đó.
Nếu chỉ vì thấy lãi suất trái phiếu cao nhưng chưa nắm kỹ về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp thì không nên đầu tư vào. Trong trường hợp đầu tư vào, nếu doanh nghiệp phát hành khó khăn thì nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư.
Tiết kiệm cạnh tranh gay gắt với trái phiếu doanh nghiệp
Trong khi lãi suất tiết kiệm có xu hướng giảm, ngân hàng giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì mức cao.
Lãi suất tiết kiệm đi xuống trước bối cảnh giá vàng "dậy sóng" gần đây đã khiến không ít người phải suy nghĩ.
Trái phiếu doanh nghiệp được chọn vì lãi suất cao
Mặc dù mục đích của tiết kiệm và trái phiếu doanh nghiệp khác nhau, song giống nhau ở một điểm là khách hàng muốn được hưởng lợi tức cao, nhất là trong bối cảnh Covid-19. Vì thế, sau những lời chào mời của nhân viên ngân hàng, không ít khách hàng đã chọn mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc chứng chỉ quỹ được phát hành qua nhà băng.
Tại VietA Bank, nhân viên giao dịch quầy cho biết, lãi suất tiền gửi cao nhất đang được nhà băng này áp dụng là 7,9%/năm cho kỳ hạn 13 tháng qua hình thức tiền gửi online. Nếu gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 6,6%/năm cho kỳ hạn trên 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Tuy nhiên, nếu khách hàng chọn đầu tư trái phiếu của SAM Holdings (HOSE: SAM) được VietA Bank phân phối, thì lãi suất lên đến 9,03%/năm cho kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng và 10,45%/năm cho kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng. Khách hàng mua trái phiếu SAM Holdings do VietA Bank phân phối phải có tối thiểu 1 tỷ đồng. Tuy mệnh giá cao, song nhân viên của VietA Bank cho biết, chỉ trong 1 ngày đầu giới thiệu, đã huy động được 100 tỷ đồng và hiện chỉ còn sản phẩm trái phiếu có mệnh giá 3 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12-24 tháng.
SAM Holdings vừa thông báo kế hoạch phát hành tiếp trái phiếu, tổng giá trị 300 tỷ đồng, để bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Thời gian dự kiến là trong tháng 8-9/2020. Trái phiếu có kỳ hạn dự kiến là 24 tháng, lãi suất đến 11%/năm. Phương thức thanh toán lãi là 6 tháng/lần và gốc sẽ trả khi đáo hạn. Đây là trái phiếu không chuyển đổi có tài sản đảm bảo.
Thực tế cho thấy, việc phát hành trái phiếu huy động vốn lãi suất cao của doanh nghiệp đang ngày càng nở rộ. Báo cáo tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng đầu năm nay của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên đến 179.500 tỷ đồng, với kỳ hạn phát hành bình quân 3,97 năm.
Trong đó, chỉ riêng tháng 7/2020, giá trị phát hành của tổ chức tín dụng là 8.134,9 tỷ đồng, chiếm 40,79%; các doanh nghiệp bất động sản là 6.993,9 tỷ đồng, chiếm 35,07%. Giao dịch qua các đại lý (công ty chứng khoán, ngân hàng) vẫn chiếm đa số. Không chỉ làm trung gian phân phối, các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng đáng kể số mở mới và cả tài sản quản lý.
Tiết kiệm có bị lép vế?
Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 vào đầu tháng 8/2020. Hiện lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng được các ngân hàng áp dụng phổ biến ở mức 3,5 - 4,25%/năm; lãi suất 6 - 12 tháng khoảng 5-6%/năm và trên 12 tháng ở mức 6-7%/năm. Ở khối ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước, lãi suất tiền gửi còn thấp hơn.
Lãi suất tiết kiệm đi xuống trước bối cảnh giá vàng "dậy sóng" gần đây đã khiến không ít người phải suy nghĩ. Tuy huy động vốn của ngành ngân hàng vẫn tăng trong 7 tháng đầu năm nay (tính đến ngày 28/7/2020, huy động vốn toàn ngành ngân hàng tăng 5,31%, tín dụng tăng 3,45% so với cuối năm 2019, còn cùng kỳ tăng 7,13%), song ngân hàng cũng đang chịu áp lực trong thu hút tiền gửi.
Đó cũng chính là lý do các nhà băng đua phát hành trái phiếu thời gian gần đây, trong khi thanh khoản được cho là đang dôi dư để mua lại trái phiếu trước hạn đã phát hành trước đây.
HDBank vừa phát hành 15 triệu trái phiếu, với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu cố định 8,5%/năm, được thanh toán hàng năm. Lũy kế từ đầu năm đến nay, HDBank phát hành thành công 8.500 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 5,5-5,93%/năm. Theo kế hoạch năm nay, HDBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu huy động vốn, đồng thời mua lại 8.520 tỷ đồng trái phiếu.
BIDV có lượng trái phiếu nhiều nhất, với 15.200 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm. Đây là những trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV đều có quyền mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu BIDV không thực hiện quyền mua, lãi suất các kỳ sau sẽ bật lên rất cao.
Nếu tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu của BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân chỉ là 2,34 năm. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm gần 2% và lãi suất các kỳ sau cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2%/năm. Mới đây, BIDV mua lại toàn bộ 3.500 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành đợt 1 năm 2015.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, sở dĩ các nhà băng vẫn ưa huy động vốn qua trái phiếu là do tìm kiếm được nguồn vốn dài hạn. Tuy lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm, song ngân hàng có được nguồn vốn ổn định.
TCBS tư vấn thành công trái phiếu phát hành lần đầu của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Ngày 10/8/2020, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc tư vấn và thu xếp phát hành thành công cho trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của một ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) là ngân hàng nước ngoài tiên phong phát...