Rút ra bài học khi triển khai chương trình lớp 1 để sẵn sàng triển khai chương trình lớp 2
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hẳn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Trà Vinh.
Nỗ lực để đổi mới ở địa phương khó khăn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Năm học 2019-2020, tỉnh Trà Vinh thực hiện áp dụng sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đảm bảo từ quy trình lựa chọn sách giáo khoa đến tập huấn, bồi dưỡng cho tất cả giáo viên, cở sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu.
Hiện, tỉnh Trà Vinh đang chuẩn bị mọi mặt cho việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021-2022. Dự kiến năm học 2021-2022 toàn tỉnh sẽ có 163 trường với 698 lớp 2 triển khai chương trình mới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh (Ảnh: Moet.gov.vn)
Đánh giá quá trình triển khai lớp 1 của tỉnh Trà Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho rằng, Trà Vinh đã có sự chuẩn bị rất tốt. Cụ thể, đã bố trí đủ số phòng học để thực hiện dạy học trên 30 tiết/tuần đối với lớp 1 và tới đây là đảm bảo đối với lớp 2. Tỉnh cũng dành nguồn ngân sách để trang bị đầy đủ các đầu sách của 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 cho từng lớp học, qua đó giáo viên, học sinh có điều kiện tham khảo trong quá trình dạy và học.
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Trà Vinh còn là một trong những tỉnh thực hiện tốt việc tập huấn giáo viên. Địa phương này đã tổ chức tạo tài khoản cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên để tiến hành bồi dưỡng đại trà trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Mặc dù có nhiều nỗ lực song với đặc thù là một trong những địa phương khó khăn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại Trà Vinh cũng còn không ít hạn chế. Trong đó, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa đạt chuẩn theo quy định còn khá cao; vẫn còn tình trạng thừa – thiếu giáo viên ở các cấp học, môn học; cơ sở vật chất, trường lớp xuống cấp, thiếu thốn.
Đầu tư về nguồn lực và cơ sở vật chất cần bài bản
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đại diện các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT đã trao đổi, giải đáp nhiều nội dung nhằm “gỡ khó” cho địa phương trong quá trình chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng, cũng như phát triển giáo dục và đào tạo nói chung.
Video đang HOT
Một trong những giải pháp được đưa ra là xây dựng 2 đề án về phát triển đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp cho giai đoạn 5 năm (2021-2026). Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tỉnh Trà Vinh cần rà soát nhu cầu về đội ngũ để thấy rõ thực tế thừa thiếu, căn cứ lộ trình đổi mới và các quy định để xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, xác định nguồn kinh phí đào tạo cho từng năm.
Trong điều kiện một tỉnh còn nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, Bộ trưởng cho rằng, đề án đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp sẽ giúp cho việc đầu tư của địa phương bài bản, có lộ trình, chia sẻ được các nguồn lực khác nhau, từ đầu tư công, đến các nguồn đề án, dự án và nguồn xã hội hóa.
Với 2 đề án này, Bộ trưởng gợi mở, tỉnh Trà Vinh nên có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện. Đồng thời khẳng định, Bộ GD&ĐT sẽ đồng hành, hỗ trợ địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai 2 đề án.
Đến thời điểm này, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 đã bước sang học kỳ II, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị, ngành Giáo dục tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các nhà trường rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu, rút ra những bài học kinh nghiệm cho triển khai đối với lớp 2.
“Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là một chủ trương lớn, năm nay lại là năm đầu tiên thực hiện nên rất cần tổng kết. Những gì còn hạn chế cần rút kinh nghiệm và mạnh dạn thay đổi”, Bộ trưởng nêu rõ và cho biết, từ báo cáo của các địa phương, Bộ GD&ĐT sẽ có tổng kết chung.
Tích cực chuẩn bị triển khai chương trình lớp 2
Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh Trà Vinh về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6; chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất triển khai hai lớp này trong năm học tiếp theo và chuẩn bị, sớm ban hành tài liệu giáo dục địa phương. Để dư luận nhân dân hiểu, đồng thuận với các chủ trương đổi mới, ngành Giáo dục Trà Vinh cần làm tốt công tác thông tin, truyền thông, trước mắt là thông tin, làm rõ kết quả triển khai đối với lớp 1.
Cũng tại tỉnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm và trò chuyện với các giáo viên đang dạy lớp 1 tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Trà Vinh. Chia sẻ với Bộ trưởng về những thay đổi tích cực của cả thầy và trò sau một học kỳ thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới, các giáo viên ở đây cho biết, với chương trình mới, các em học sinh tiến bộ rất nhanh; giáo viên thời gian đầu có phần bỡ ngỡ nhưng sau đó đã bắt nhịp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thăm Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Trà Vinh (Ảnh: Moet.gov.vn)
Trường Tiểu học Lê Văn Tám có 8 lớp 1, 100% học sinh lớp 1 của nhà trường được học 2 buổi/ngày, tất cả trang thiết bị dạy học đối với lớp 1 đều được trang bị đầy đủ. Với kết quả triển khai sau học kỳ I, thầy Phạm Trung Hiếu, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 của Trường Tiểu học Lê Văn Tám sẽ đạt được các mục tiêu đề ra. Nhà trường cũng đang tích chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa đối với lớp 2.
Ghi nhận nỗ lực của các thầy cô giáo, đánh giá cao kết quả triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 của nhà trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tin tưởng, Trường Tiểu học Lê Văn Tám sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, đi đầu trong triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở các lớp tiếp theo.
Báo cáo tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh Nguyễn Thị Bạch Vân cho biết: Triển khai chương trình giáo dục năm 2018, toàn tỉnh đã tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư. Hệ thống mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố, phát triển phù hợp với quy hoạch.
Tỉnh cũng đã tập trung rà soát, sắp xếp các trường có quy mô nhỏ, nâng cấp mở rộng điểm học chính về quy mô cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục theo hướng đạt chuẩn quốc gia, chú trọng huy động số trẻ và học sinh trong độ tuổi đến trường.
Có nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1?
Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi, trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Trước những khó khăn của phụ huynh lẫn học sinh khi tiếp cận chương trình, nhiều phụ huynh đang có con học lớp lá rất lo lắng.
Vội vã cho con ăn để đến lớp học thêm
Thời gian này dù chưa hết học kỳ 1 nhưng nhiều phụ huynh có con đang học lớp lá đã rủ nhau tìm hiểu các lớp dạy chữ lớp 1 để cho con theo học.
16 giờ chiều đón con trai học lớp lá về nhà, chị HT, sống tại quận Gò Vấp, vội vã cho con tắm rửa, ăn chiều để kịp giờ học thêm buổi tối dù tháng 9 năm sau cậu bé mới vào lớp 1.
Tiết học của các bé lớp lá Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Vừa giục con ăn, chị HT cho biết thấy chương trình mới nặng quá nên vợ chồng quyết định phải cho con đi học. Hiện các bạn trong lớp của con đã biết chữ hết rồi trong khi con chưa biết gì. Nếu con không học trước, sợ không theo kịp.
"Sau một thời gian đi học, giờ con đã biết chữ, biết đọc, viết cũng đẹp hơn. Tôi cũng mua bộ sách giáo khoa lớp 1 theo gợi ý của cô để cháu học trước. Hy vọng cháu sẽ tiếp thu tốt để sang năm vào học lớp 1 đỡ vất vả. Hầu như các trẻ học lớp lá ở khu này hiện nay đều đi học thêm tại nhà cô" - chị T. nói.
Trên group "Hội phụ huynh có con vào lớp 1", việc cho con học trước lớp 1 cũng được các phụ huynh đặc biệt quan tâm và bàn luận xôm tụ. Có phụ huynh bày tỏ: "Chị em biết cô giáo nào dạy rèn chữ cho các bé bắt đầu vào lớp 1 ở quận 8, TP.HCM giới thiệu em với".
Có chị lại băn khoăn: "Bé nhà em vừa tròn năm tuổi nhưng con ham chơi, không tập trung. Em đang tính cho con học trước, sợ năm sau vào lớp không theo kịp chương trình". Những dòng chia sẻ đều thu hút rất nhiều bình luận từ các phụ huynh và đa phần đều cho rằng cần phải cho con học trước, như thế con sẽ đỡ áp lực hơn.
Nắm bắt được nhu cầu của các bậc cha mẹ, hiện nay các lớp tiền tiểu học hay dự bị tiểu học nở rộ. Nhiều giáo viên đang dạy lớp 1 cũng mở lớp dạy kèm.
Trên fanpage của một chung cư, một giáo viên đang dạy lớp 1 chia sẻ: "Thời điểm ra tết, các bé năm tuổi sẽ dễ tiếp thu và dễ nhớ kiến thức. Quan trọng nhất là tay các bé đủ độ khéo để bắt đầu làm quen với các nét cơ bản. Do đó, mình sẽ mở lớp tại chung cư chuyên dạy cho các bé chuẩn bị vào lớp 1. Mỗi nhóm dạy tối đa sáu bé. Ngoài việc học chữ, các con sẽ được học toán theo phương pháp mới nhằm phát huy tối đa năng lực của các con". Dòng chia sẻ của cô giáo cũng được nhiều bà mẹ theo dõi và bình luận.
Không nên cho con học trước lớp 1
Cô Hồ Thị Tuyết Hoa, giáo viên Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, cho rằng việc cho trẻ lớp lá học thêm trước khi vào lớp 1 là sai lầm. Bởi ở giai đoạn năm tuổi, tâm lý trẻ mau quên và chóng chán. Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi. Do đó, vào lớp 1 trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục mầm non về cơ bản đáp ứng đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác để trẻ có tiền đề khi bước vào lớp 1. Nếu trẻ học xuyên suốt một năm tại trường, cơ bản sẽ đáp ứng đầy đủ kiến thức và sẽ có những nền tảng cơ bản bước vào lớp 1.
Ở giai đoạn đầu năm, trẻ được dạy cách đọc sách, lật mở sách, cách tô các nét cơ bản, từ đó trẻ sẽ có kỹ năng cầm bút đúng và cách cầm bút chắc, khi trẻ viết sẽ dễ dàng. Bên cạnh đó, trẻ cũng được nhận biết mặt chữ qua trò chơi như tô màu, tìm đường đi, tìm chữ cái giống nhau...
Học trước chỉ tạo sự yên tâm cho phụ huynh
Lớp 1 chính là quá trình của sự khám phá, tìm tòi. Vì thế khi bước vào lớp 1, nếu các em đã biết trước thì không còn gì thú vị. Cho con học trước sẽ khiến phụ huynh yên tâm nhưng đó không phải là giáo dục.
Vào lớp 1 có thể ban đầu các em học chưa được, nói đúng, nói sai nhưng đó là kiến thức trẻ tự tiếp thu.
Phụ huynh muốn cho con học để tránh sự bỡ ngỡ, thế nhưng một đứa bé bỡ ngỡ khi vào lớp 1 là đứa trẻ đang học, còn đứa bé biết rồi sẽ không còn học nữa vì nó không còn mới mẻ.
Ông LÊ NGỌC ĐIỆP , nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM
Cô Huỳnh Thị Thanh Huê, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, quận 9, cho biết phụ huynh không nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Bởi chỉ có giáo viên trên lớp, trên trường mới đủ điều kiện cơ sở vật chất cho trẻ khám phá nhiều hoạt động để qua đó tiếp cận kiến thức. Hơn nữa, chương trình lớp 1 hiện nay theo hướng mở, phát triển theo năng lực và phẩm chất học sinh nên phụ huynh không nên quá lo lắng.
Liên quan đến chương trình lớp 1 hiện được cho là khá nặng nên phụ huynh mới cho con học trước, ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8, lý giải: Chương trình năm 2000 được biên soạn dành cho học một buổi, còn chương trình mới dành cho học hai buổi nên lượng kiến thức nhiều hơn, đồng nghĩa thời gian học của các bé cũng nhiều. Tuy nhiên, các em sẽ làm quen kiến thức vào buổi sáng và được ôn tập vào buổi chiều. Sau một thời gian triển khai, hiện nay học sinh lớp 1 tiếp thu kiến thức khá ổn.
Giáo viên lớp 2, lớp 6 sẵn sàng tâm thế bắt nhịp chương trình mới Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, Chương trình GDPT 2018 triển khai ở lớp 2 và 6. Các trường đã có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC), lựa chọn đội ngũ dự kiến dạy lớp 2, lớp 6 để định hướng. GV chủ động tự học để đáp ứng mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng...