Rút ngắn thời gian đào tạo bậc đại học
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt gồm 4 cấp: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Theo quyết định mới, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Trong đó, giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi, và giáo dục mẫu giáo đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở, được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9.
Thời gian đào tạo bậc đại học rút ngắn từ 4-6 năm xuống còn 3-5 năm. Ảnh: Tiến Tuấn.
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở; các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp; cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
Về giáo dục đại học, giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có hai định hướng: Nghiên cứu và ứng dụng; Giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.
Như vậy, so với khung hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành từ năm 1993, khung mới này không thay đổi về thời gian học tập ở các cấp mầm non, giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Thay đổi đáng chú ý là việc phân loại đào tạo ở bậc đại học theo định hướng nghiên cứu và đại học theo định hướng ứng dụng. Thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4-6 năm xuống còn 3-5 năm. Thời gian đào tạo cao đẳng thay vì 3 năm, nay là 2-3 năm.
Bậc cao học trước đây đào tạo 2 năm, nay quy định linh hoạt từ 1-2 năm, dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng.
Riêng đối với bậc tiến sĩ, trước kia nếu xong cao học, người học chỉ cần học 2 năm tập trung nhưng nay tăng thành 3 năm; với người có trình độ đại học thì thời gian đào tạo tiến sĩ vẫn là 4 năm.
Theo Zing
Tiếp tục 'cởi trói' đại học
Một số vấn đề thời sự của giáo dục đại học đã được các đại biểu đề cập tại hội thảo quốc tế "đào tạo và nghiên cứu về kinh tế thị trường của các trường đại học Việt Nam".
Tại chương trình diễn ra ngày 4/11, do ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) tổ chức, bà Vũ Lan Anh, chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới cho biết theo một điều tra về kỹ năng sẵn sàng làm việc của sinh viên từ phỏng vấn hơn 300 công ty trong và ngoài nước, kết quả cho thấy hệ thống đào tạo chưa cung cấp kỹ năng cần thiết mà họ mong muốn, phải tiến hành đào tạo lại. Năng suất lao động của người Việt Nam thấp hơn nhiều so với Singapore, Thái Lan.
Phải trang bị thêm nhiều kỹ năng cho nguồn nhân lực
Ông Vũ Văn Hoạ, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết đào tạo nhân lực ngành kinh tế trong nước còn nhiều bất cập. Điều này một phần do chính sách Nhà nước thay đổi liên tục, sinh viên khó tiếp cận; mặt khác có lý do từ phía đào tạo.
Hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo. Ảnh: Hạ Anh/VietNamNet.
Để đáp ứng yêu cầu làm việc, đơn vị này phải liên tục tổ chức đào tạo lại, thậm chí"cưỡng bức đào tạo" cho nhân sự. Ông Hoạ cũng cho rằng việc thực tập của sinh viên còn mang tính hình thức, chưa thực sự trang bị các kỹ năng cần sau này đi làm.
"Sự cạnh tranh trên thị trường việc làm khốc liệt, phải chuẩn bị cho sinh viên "ra quốc tế", bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương nêu quan điểm.
Bà Thuỷ và một số đại biểu khác nhìn nhận "chương trình tiên tiến" tại các trường hiện nay có hiệu quả tích cực khi đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, tuy nhiên con số này quá ít ỏi.
Theo bà, ngoài trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thiết yếu, nhà trường chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên.
Quản trị trường học như doanh nghiệp
Trước khi làm giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Bùi Văn Hùng từng làm giảng viên ở ĐH Kinh tế quốc dân hơn 20 năm, đi 40 trường ĐH Mỹ để tìm hiểu, khai thác đối tác cho các chương trình đào tạo tiên tiến.
Theo ông, vấn đề nổi lên hiện nay không phải xây dựng chương trình như thế nào, mà là quản trị đại học: Làm thế nào để quản lý tốt - nghiên cứu tốt - giữ vững thương hiệu.
Ông Hùng nêu quan điểm để trường đại học có chất lượng tốt thì phải vận hành như một doanh nghiệp. Khi đó, giảng viên phải có hành vi, tư duy khác với trước.
Còn xây dựng chương trình phải lựa chọn môn học sẽ buộc phải hợp với thị trường. Nhà trường phải có hình dung sau 5-10 năm nữa ngành kinh tế cần nhân lực thế nào để đón đầu đào tạo.
Ông Hùng cho biết thêm từ khi chuyển sang làm công tác quản lý ở một học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, "tôi phát hiện có khoảng cách lớn giữa các thầy trong trường với giới hoạch định chính sách".
Đó là hai bên chưa gặp nhau. Khi nhà hoạch định chính sách cần tới các nghiên cứu để tham khảo thì thường không biết hỏi ai, tìm ở đâu. Còn các thầy thì mải mê làm nghiên cứu theo hướng hàn lâm.
Ông Hùng cho rằng sự lên tiếng của giới nghiên cứu trong trường đại học khá mờ nhạt so với tiềm lực khoa học. Một giảng viên của ĐH Kinh tế quốc dân bổ sung thêm: "Có những đơn vị sự nghiệp công lập điều hành không khác gì 30 năm trước. Chẳng hạn, có chi cục bảo vệ thực vật tỉnh mỗi năm làm 8 báo cáo, chỉ để trình cấp trên".
Theo ông tư duy, nhìn nhận vấn đề không bắt kịp thị trường là điều đáng báo động. Lực lượng giáo viên không có tiếng nói để chuyển tư duy theo thị trường thì khó khăn để theo kịp sự thay đổi.
Đề xuất tiếp tục thông thoáng cho tự chủ đại học
"Cởi trói" cho đại học là cụm từ mà nhiều đại biểu nhắc tới trong hội thảo khi bàn về chính sách "tự chủ" đang được áp dụng cho 15 trường đại học trong toàn quốc.
Ông Vũ Văn Hoạ đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu mối quan hệ về đầu tư công trong lĩnh vực này để có những chính sách thông thoáng hơn nữa. Chẳng hạn với vấn đề học phí, phải "tính đúng, tính đủ" mức học phí của các trường công lập tự chủ cũng phải tương đương mức của trường ngoài công lập, miễn là không vượt trần.
Ông Hoạ lấy ví dụ có những việc mà kiểm toán tham gia thì kết luận lại ngược với thanh tra.Theo ông, không thể uốn nắn khái niệm "kinh tế thị trường", cần phải làm rõ thế nào là "kinh tế thị trường có định hướng".
Trong tham luận về hệ thống tự chủ tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam, bà Vũ Lan Anh cho rằng đầu tư của nhà nước cho giáo dục đại học vẫn còn thấp, trong tương quan với giáo dục phổ thông, và tương quan với các nước trên thế giới.
Những chênh lệch khác của giáo dục đại học nữa còn có: Chênh lệch phân bổ số lượng sinh viên (5% trường đại học chiếm 2/3 số lượng sinhviên); chênh lệch tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên. Điều này cũng góp phần khiến chất lượng đào tạo khó đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Theo bà Lan Anh, vấn đề tự chủ đại học đã được đề cập sớm trong văn bản chính sách nhưng bước tiến trao quyền thực sự mới bắt đầu rõ rệt trong những năm gần đây. Về học thuật, các trường đã được trao khá nhiều quyền khi xây dựng chương trình, tuyển sinh.
Về nhân sự, các trường được chủ động tuyển dụng giảng viên chất lượng cao, nhưng còn quy định về công chức, hội đồng trường vẫn chưa được "cởi trói" hoàn toàn.
Về tài chính, vẫn chưa được tính toán đủ chi phí, các diễn giả cũng cho rằng khi bàn về tự chủ, cũng cần nhắc tới trách nhiệm giải trình của các trường đại học. Tuy nhiên, điều này còn mờ nhạt trong các phiên thảo luận.
Theo Hạ Anh/ Vietnamnet
Thời gian đào tạo đại học tối đa 5 năm Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt, thời gian đào tạo đại học là 3-5 năm; thạc sĩ 1-2 năm và tiến sĩ 3-4 năm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Bom tấn' Antony có thể là chìa khóa để Man Utd sở hữu 'ngọc quý' Betis?
Sao thể thao
19:59:17 26/04/2025
Sau Lê Hoàng Phương, bạn trai cũ Thiều Bảo Trâm lại vướng tin hẹn hò nàng hậu hơn 9 tuổi
Sao việt
19:56:44 26/04/2025
Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
Thế giới
19:52:43 26/04/2025
Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này
Thế giới số
19:39:12 26/04/2025
Tiệc sinh nhật với 25 người sử dụng ma túy: Tạm giữ hình sự chủ tiệc
Pháp luật
18:28:30 26/04/2025
75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"
Sao châu á
18:24:47 26/04/2025
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt
Tin nổi bật
16:42:17 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025