‘Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng’
“Cần phải đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, các em ra đời có thể học tiếp. Tiểu học không cần nhiều môn, phổ thông rút ngắn còn 11 lớp”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ trả lời VnExpress.
- Từng nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông nhận xét gì về dự thảo Đề án đổi mới giáo dục sắp trình Hội nghị trung ương 6?
- Tôi mới nhận được dự thảo Đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT cách đây vài ngày. Tôi đọc xong và bất ngờ bởi toàn bộ nội dung đề án chưa có gì đổi mới cả, vẫn là những cái cũ được nhắc lại như chuyển giáo dục sang mô hình mở, xây dựng mô hình học tập suốt đời, đào tạo liên thông…Những điều này đã nói từ lâu rồi, không còn mới mẻ gì nữa. Cái quan trọng là học tập suốt đời làm như thế nào thì lại không được nói đến.
Thực trạng của nền giáo dục đã có nhiều chuyên gia phân tích. Đó là sự nặng nề, cồng kềnh, không đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không hội nhập được. Nhiệm vụ của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục một cách tổng quát phải đổi mới theo hướng xây dựng cả nước thành xã hội học tập theo tinh thần nghị quyết trung ương 9.
Trước đây chưa có xã hội học tập nên phải dồn ép học sinh học mọi thứ, coi đó là nồi cơm, để các em ra đời kiếm sống. Giờ xã hội học tập, việc dồn ép là không cần thiết bởi kiến thức là vô cùng rộng lớn, không thể trong một khoảng thời gian nhất định mà học hết được.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng muốn đổi mới căn bản, tòan diện nền giáo dục, trước hết những người lãnh đạo ngành phải thay đổi tư duy. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Vậy theo ông, nhiệm vụ đầu tiên của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là gì?
- Muốn đổi mới giáo dục thì trước hết phải đổi mới tư duy những người làm công tác quản lý hệ thống giáo dục. Đó là đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, để học sinh ra đời có thể học tiếp. Thực tế cho thấy, sinh viên học ở đâu ra cũng phải lăn lộn, học tiếp mới có thể làm được việc.
Tiểu học không cần học nhiều môn mà phải tích hợp. Có thể một bài văn mà qua đó học sử. Ví như sự kiện Hai Bà Trưng, khi làm văn thì ra đề về hai bà nổi dậy đánh giặc Hán thì vừa học văn vừa học sử. Hay đất nước ta có bài Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, vừa học văn vừa học địa. Đó là tích hợp kiến thức, tích hợp môn, để học sinh không cần học nhiều môn như hiện nay và cảm thấy học nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Xưa chương trình phổ thông tăng từ 9 năm, đến 10 năm, 12 năm… Quan điểm của tôi điều này không đúng. Giáo dục phải rút ngắn thời gian đào tạo để người ta nhanh chóng ra đời phục vụ. Khi cấp 3 rút một năm, một triệu học sinh bớt được một năm học là đã tiết kiệm cho xã hội 1 triệu năm. Mỗi em một năm ăn tiêu hết 10 triệu đồng, khi rút một năm sẽ tiết kiệm cho xã hội một số tiền không nhỏ trong lúc đất nước còn khó khăn.
Hơn nữa, khi giáo dục phổ thông còn 11 năm sẽ giải quyết được một số vấn đề như quá tải, tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Số lượng giáo viên và cơ sở vật chất vốn dành cho học sinh của ba năm cấp 3, nay chỉ còn 2 năm sẽ cho kết quả tốt hơn.
Cấp 3 cũng nên phân loại thành ba trường, đào tạo học sinh giỏi vào đại học, đào tạo nghề tương đối phức tạp và đào tạo nghề đơn giản. Học sinh ở mỗi nơi hoàn toàn có cơ chế chuyển hóa linh hoạt, và việc đánh giá được thực hiện trong cả quá trình.
Hiện cao đẳng chúng ta cũng có đủ loại, từ cao đẳng nghề (do Bộ Lao động quản lý), cao đẳng chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục quản lý. Điều bất hợp lý là sao Bộ Lao động sử dụng lao động lại cũng giành đào tạo? Tại sao không dùng một hệ thống cao đẳng thôi?
Hệ đại học cũng không nhất thiết phải 4 năm, kiến thức nào không cần thì bỏ, và học tín chỉ cho phép năm kết thúc. Như vậy, nếu làm tốt thì đại học chỉ cần 3 năm, phổ thông rút một năm, học sinh có thể ra đời năm 20 tuổi. Với tư duy bây giờ, giới trẻ thông minh hơn ngày xưa nhiều lắm, chúng hoàn toàn có thể ra đời sớm, tiết kiệm cho xã hội 2 năm.
- Các bước tiếp theo của quá trình đổi mới giáo dục sẽ là gì thưa ông?
- Có đổi mới căn bản hệ thống như trên thì mới có thể đổi mới các lĩnh vực khác. Cụ thể, trong hệ thống đó, phải sắp xếp lại hết tất cả mọi thứ. Không nên quan niệm tất cả học sinh đều phải đại học hết. Mâm cơm cũng phải có cá, thịt, rau, trong xã hội không phải cứ đại học hết mới làm cho xã hội phát triển.
Sau khi đổi mới hệ thống, ngành giáo dục không thể dùng bài ca cũ để áp vào dạy nữa mà phải thay đổi chương trình, nội dung, phương pháp. Ngành giáo dục phải xác định trang bị cho học sinh những công cụ cơ bản nhất là ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
Tiếng Anh trong nền giáo dục nước ta như leo cột mỡ. Trong khi kinh nghiệm cho thấy ở hội nghị quốc tế, trong chính trường không đạt được thỏa hiệp nhiều, nhưng nếu biêt tiếng, nói chuyện ngoài hành lang sẽ đạt được nhiều hơn. Mình không biết tiếng Anh mình sẽ thua tất cả các nước.
Ông Lý Quang Diệu (Thủ tướng đầu tiên của Singapore) đã giải thích nguyên nhân nước ông giàu là vì: “Điều đầu tiên tôi dạy ngoại ngữ cho người dân, họ đi khắp thế giới lấy tiền về cho đất nước tôi. Nước tôi nói tiếng Anh nên toàn thế giới đến giao dịch với tôi, tôi móc túi họ đem về cho nước tôi”. Câu nói đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất thâm thúy và là bài học sâu sắc.
Chúng ta không nên bảo thủ phải dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 3 bởi trí óc của trẻ phát triển, tiếp thu rất sớm. Độ tuổi vàng để tiếp thu kiến thức là từ 0 đến 6 tuổi, đặc biệt là 0 đến 3, vậy tại sao phải áp đặt dạy ở lớp 3?
Về phương pháp, ở Singapore, một lớp cao đẳng 24 em. Sáng đến thầy hướng dẫn học bài gì, lên mạng lấy tài liệu ra sao, rồi chia nhóm làm đề tài chiều báo cáo. 6 nhóm chia nhau công việc để hoàn thiện bài tập, em này thuyết trình thì em kia bổ sung, như vậy là thuộc hết. Ở mình thì lên lớp là thầy nói, học sinh không nghe, cuối kì mới kiểm tra thì các em chỉ học vẹt, đối phó. Giờ phải học cách dạy tiên tiến ở các nước, đánh giá thường xuyên để các em học một cách hứng thú.
Chương trình, nội dung, phương pháp đã thay đổi thì đánh giá cũng phải thay đổi. Đánh giá hiện nay mang tính thời điểm. Học bao nhiêu năm cũng chỉ có thi học kỳ, tốt nghiệp, đại học, độ may rủi rất lớn. Nếu đánh giá thường xuyên thì học sinh sẽ học thường xuyên và đánh giá cả thời kì thì thật chất, thúc đẩy người học hơn.
- Nhà xuất bản Giáo dục mới đây vừa nhập khẩu sách giáo khoa Toán của Pháp, ông bình luận gì về việc này?
- Có nhiều người cho rằng hiện nay giáo dục đang quá tải và học 12 năm mới đủ. Tôi không đồng tình với ý kiến này, vì nếu nói như vậy thì 20 năm cũng không đủ. Từ đổi mới hệ thống giáo dục, nội dung các môn học cũng phải thay đổi, cái gì cần thì dạy, không thì bỏ, thế nên sách giáo khoa cũng cần viết lại cho phù hợp hơn.
Ý kiến độc giả VnExpress.
Tôi có đứa cháu học lớp 3, nhưng có tới 17 quyển sách toán. Tôi xem qua và rất buồn khi đa số đều xào xáo bát nháo. Tôi cho rằng phải đổi mới chuyện này, viết sách cụ thể, tâm huyết hơn. Có thể nhập khẩu sách từ nước ngoài về, xem nội dung nào phù hợp thì dịch ra, có những cái có thể áp dụng nguyên xi, tuy nhiên cũng có nội dung cần chọn lọc và bổ sung kiến thức cho phù hợp.
Theo VNE
Học gì và học ở đâu?
Học gì và học ở đâu là một câu hỏi rất khó để trả lời đối với bất kì học sinh mới tốt nghiệp phổ thông nào và tôi cũng không là ngoại lệ.
Tôi đã chọn chương trình cử nhân Quốc tế của ĐH Sunderland, Vương Quốc Anh và học tại Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế- Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM - 01 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức (Tel. 08 37225221). Đó là quyết định đúng đắn nhất của tôi từ trước tới nay. Lí do đầu tiên để tôi chọn học tại đây là học phí thấp so với các chương trình liên kết khác. Sau 1 năm học tiếng Anh và 2 năm học để lấy bằng Cao đẳng Quốc gia Anh BTEC HND của Tổ chức Edexcel, Vương Quốc Anh, tôi có thể khẳng định rằng học phí thấp không phải là lí do duy nhất khiến tôi gắn bó với ngôi trường này. Môi trường học tập tuyệt vời tại đây đã giúp tôi mở rộng kiến thức và kĩ năng. Ở đây, tôi được học với nhiều giảng viên giỏi, nhiệt tình và thân thiện. Họ không chỉ giúp tôi giải đáp các thắc mắc từ kiến thức trong sách vở mà còn giúp tôi định hướng cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Sau khi hoàn thành chương trình Cao đẳng BTEC HND tôi đã quyết định học năm cuối Đại học Sunderland được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Sau 4 năm học Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tôi có thể khẳng định rằng đây là một ngôi trường chấp cánh cho ước mơ của tôi. (SV: Đặng Thái Dương, lớp Sunderland 11BF)
Cũng như bạn Đặng Thái Dương, sau 1 năm học tiếng Anh và 2 năm học lấy bằng cao đẳng Quốc gia Anh BTEC HND của Tổ chức Edexcel, Vương Quốc Anh tại Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, tôi đã quyết định học năm cuối đại học đế nhận bằng đại học của ĐH Sunderland tại Vương Quốc Anh. Tôi vừa hoàn thành chương trình đại học tại Trường Đại học Sunderland và trở về nước, tôi xin chia sẻ với các bạn sinh viên học sinh những trải nghiệm của bản thân tôi:
Ngày đầu tiên đến Trường, tôi còn lớ ngớ vì cái gì cũng lạ, cái gì cũng mới. Thế nhưng, bộ phận tư vấn sinh viên đã rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi từng bước một hoàn thành thủ tục đăng ký nhập học. Hiểu rõ hoàn cảnh và tâm lý của những sinh viên quốc tế lần đầu đến nước Anh như tôi, họ luôn kiên nhẫn lắng nghe và cố gắng giải thích cặn kẽ từng vấn đề một như việc ăn ở, đi lại, các dịch vụ hỗ trợ cho việc học hay thư giãn ở thành phố Sunderland, v.v... Trong suốt một năm học tập, họ vẫn luôn đồng hành với chúng em như thế.
Về cơ sở vật chất, trường có 2 khu trường sở (Campus) được trang bị đầy đủ tiện nghi như hệ thống máy vi tính, thư viện, hệ thống in ấn, photocopy phòng thực hành tương ứng từng ngành, căn tin, khu nghỉ trưa, khu thể thao, bar cho sinh viên, xe bus đưa đón miễn phí, v.v...Điều tôi ấn tượng nhất chính là thư viện của Trường. Sinh viên chúng tôi có thể thoải mái tra cứu sách, mượn và trả sách tự động, tra cứu sách cũng như lướt web, làm bài bằng các máy vi tính được trang bị sẵn tại thư viện. Thư viện mở cửa 24/24 nên là nơi lý tưởng cho sinh viên vào mùa thi. Sinh viên phải tận dụng triệt để kho kiến thức có sẵn ở thư viện để có được kết quả tốt nhất.
Về việc học, ngoài thời gian học ở giảng đường, tôi còn được tham gia các lớp thực hành, thảo luận. Ở đó, các giáo viên sẽ tạo cơ cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học ở lớp giảng đường, có thể bằng hình thức thảo luận nhóm, thuyết trình, tổ chức các trò chơi... Các thầy cô luôn khuyến khích sinh viên mạnh dạn phát biểu, trao đổi kiến thức, bỏ qua hết mọi sự rụt rè, e ngại...Nếu sinh viên không hiểu, thầy cô luôn nhiệt tình giải thích, nếu sinh viên góp ý, thầy cô luôn chăm chú lắng nghe.
Bên cạnh đó, trong khoảng 1 năm học ở Trường, tôi cũng đã có không ít các cơ hội tiếp xúc và giao lưu văn hóa với sinh viên quốc tế. Vấn đề quan trọng là tự bản thân nên biết mở rộng mối quan hệ, vượt qua rào cản ngôn ngữ, mạnh dạn tiếp xúc. Đó là cách tốt nhất để luyện phản xạ nghe nói và học hỏi những điều mới lạ từ các quốc gia khác nhau.
Hơn nữa, Trường luôn chú trọng các hoạt động ngoại khóa. Các chuyến đi du lịch đến các thành phố lân cận được tổ chức thường xuyên. Các sự kiện giao lưu văn hóa, nhạc kịch, văn nghệ, hài kịch, phim ảnh, bar, ... được xem là những hoạt động thường trực.
Nhìn chung, tôi đã có 1 môi trường học tập tốt tại Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM trong giai đoạn đầu tại Việt Nam (1 năm tiếng Anh và 2 năm chương trình Cao đẳng BTEC HND) đã tạo cho tôi có được một nền tảng vững chắc để có thể học năm cuối đại học tại Trường Đại học Sunderland, Vương Quốc Anh một cách tự tin và thành công.
(SV Vũ Diệp Trúc, lớp 07BM)
Theo VNN
Lễ khai giảng ở ngôi trường hiện đại bậc nhất Việt Nam Sáng nay, nữ sinh chuyên Ams xinh đẹp, rạng rỡ hơn. Sau tiếng trống báo hiệu năm học mới bắt đầu của Bí thư Trung ương Đoàn, những chùm bóng bay được hàng ngàn học sinh thả lên cao. Sáng 5/9, đồng loạt các trường học trên cả nước tiến hành lễ khai giảng. Hoà trong không khí tươi vui này, học sinh...