Chống “sốc” cho trẻ vào lớp 1
Thiếu sự chuẩn bị cho những thay đổi từ hoạt động giáo dục mang tính vui chơi ở bậc mầm non sang tiếp nhận kiến thức ở bậc phổ thông là lý do mà nhiều trẻ khi vào lớp 1 bị “sốc” học đường. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài tới việc học tập của trẻ.
Khởi đầu gian truân
Ở mầm non, trẻ quen với sự săn sóc của cô giáo và gia đình, bởi thế, từ các hoạt động mang tính vui chơi giải trí là chính chuyển sang môi trường học tập nghiêm túc dễ làm trẻ bị “khớp”.Trong khi,nhiều gia đình vẫn chủ quan ở khâu chuẩn bị, tạo nền tảng hỗ trợ con vào lớp 1, mà thường giao phó hết cho GV. Trong khi chính GV vì quá tải hay thiếu kinh nghiệm, thiếu kiên nhẫn với trẻ cũng phần nào làm cho quá trình thích nghi với môi trường mới của học sinh gặp khó khăn hơn.
Niềm vui trong “Ngày đầu tiên đi học” của trẻ lớp 1.
Một phụ huynh ở Q.Tân Bình, TPHCM kể lại, trước đây chị nghĩ con vào lớp 1 thì chỉ cần biết nhiều chữ để không chán học và thua kém bạn bè, nên từ khi con học lớp lá, cháu đã được đi luyện chữ, làm toán. Vậy nhưng, khi đi học, cháu lại sợ trường lớp một thời gian dài, làm cả gia đình “điêu đứng” theo.
“Sáng sớm, thấy bố mẹ dắt xe ra là cháu khóc, nằng nặc đòi ở nhà. Đưa con vào lớp, tôi quay đi ngay vì sợ thấy mẹ cháu sẽ mè nheo. Sau cả tuần, cô giáo mới thông báo thời gian rồi cháu luôn chạy ra khỏi lớp, ngồi trước cổng trường nhất quyết không chịu vào học”, bà mẹ cho hay.
Không ít phụ huynh có con bắt đầu đến trường gặp phải hoàn cảnh như vậy, trẻ không thích thú với môi trường mới, không biết chăm sóc bản thân, học không tập trung, chưa biết cách thiết lập quan hệ với bạn bè, thầy cô… Nhiều em có xuất hiện triệu chứng hoảng sợ như sốt, nôn ói, tè dầm…
Vì sao trẻ “sợ lớp 1″ như vậy? Phải chăng do trẻ chưa được chuẩn bị tâm sinh lý – các kỹ năng cơ bản để thích nghi với môi trường học tập mới. Điều này có thể dẫn đến việc sợ trường học, ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập lâu dài của trẻ.
Giúp trẻ sẵn sàng vượt “cửa ải”
Sự thành công của trẻ trong năm đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến kết quả các năm tiếp theo. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, 80% sự khác biệt trong kết quả học tập của HS lớp 4 có được từ khi trẻ bắt đầu đến trường.
Video đang HOT
Các chuyên gia giáo dục nhấn mạnh, phương pháp học hiện đại đòi hỏi sự chuẩn bị tốt nhất giữa người học và người dạy. Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đi học là công việc quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và hỗ trợ lẫn nhau giữa nhà trường và phụ huynh.
Môi trường học tập thân thiện, gần gũi ở bậc tiểu học giúp trẻ thích thú với việc đến lớp.
Để trẻ có sự chuyển tiếp thuận lợi giữa hai môi trường khác biệt này, trẻ cần được chuẩn bị về tâm sinh lý, thể lực, khả năng tập trung, nhận thức về bản thân, xã hội… tốt nhất là bằng cách làm quen, trải nghiệm thực tế với môi trường mới.
NGƯT Nguyễn Hoa Mai, hiệu trưởng hệ thống trường DL Quốc tế Việt Úc cho biết, với lợi thế là hệ thống trường học xuyên suốt các cấp học, nên bậc mầm non và tiểu học tại trường Quốc tế Việt Úc có điều kiện tìm hiểu môi trường giáo dục của nhau. GV lớp 1 đều được tập huấn và trực tiếp đến dự ở lớp lá, tăng hiểu biết về tâm lý trẻ mầm non để có cách tiếp nhận học trò thích hợp. Còn GV mầm non được dự tiết học của lớp 1 để biết khi trẻ đi học chính thức sẽ gặp những khó khăn gì để chuẩn bị cho trẻ.
Các hoạt động ở lớp lá giúp trẻ đạt được “chuẩn” phát triển theo độ tuổi và theo khả năng của mỗi trẻ như: vận động thể lực, sự dẻo dai, phát triển cơ tay giúp cho việc cầm bút sau này rèn tính chủ động cho trẻ trong việc bày tỏ suy nghĩ và những hoạt động phục vụ bản thân…
“Ngoài ra, trường còn tổ chức hoạt động cho học sinh lớp lá thăm trường tiểu học và giao lưu với các anh chị, thầy cô ở lớp lớn để trẻ hiểu hơn về môi trường sắp tới của mình. Điều này giúp trẻ trở nên háo hức với cấp học mới, tránh được việc “sốc” học đường”, bà Mai cho hay.
Đối với học sinh mới vào trường, không có sự chuyển tiếp này, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia khóa hè 6 tuần tại trường Việt Úc mang tính chất làm quen về thể chất, tâm lý. Môi trường học tập thân thiện, gần gũi được thiết kế sinh động tương đồng với lớp học của trẻ ở mẫu giáo giúp trẻ tránh được sự hụt hẫng hướng đến sự thích nghi với những thay đổi sắp tới về giờ giấc học tập, nội quy, quan hệ bạn bè, thầy cô…
Cùng với nhà trường, gia đình cần hỗ trợ để những thay đổi trên trở thành hoạt động thích thú với trẻ để các em tự tin, vững vàng vượt “cửa ải” đầu tiên trong cuộc đời. Khi đó ngày đầu tới trường của bé sẽ là những niềm vui để tiếp bước đến những thành công phía trước.
Theo dân trí
Trường Thực nghiệm: Từ sự khác biệt đến "độ nóng" tuyển sinh
Khi được hỏi về Trường Thực nghiệm, nhiều phụ huynh có chung câu trả lời: "Tôi nghe nói tốt lắm, học mà cứ như chơi vậy. Bên cạnh đó chi phí học tập lại khá mềm". Sự thật đúng như vậy nhưng ẩn chứa sau đó còn nhiều điều mà không phải ai cũng hiểu.
Phụ huynh chờ đợi để mua đơn dự tuyển vào lớp 1 Trường Thực Nghiệm. (Ảnh: Nhân Hà)
Sự khác biệt đến từ...cơ chế
Nhìn tổng thể chung thì Trường Thực nghiệm cũng chẳng khác gì các đơn vị công lập khác. Bắt đầu từ năm 2002 trường cũng tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục đại trà. Hiện tại chỉ có duy nhất ở bậc tiểu học trường đang thực hiện hai chương trình song song đó là giáo dục đại trà và giáo dục công nghệ.
Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, thầy Lê Kim Xuân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Điểm khác biệt nhất so với các trường khác đó là cách thức tổ chức hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên (GV) không tạo áp lực cho HS nên dẫn đến xóa sổ tình trạng dạy thêm học thêm".
Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Tại sao mô hình đơn giản như vậy mà không nhân rộng, các trường công lập gặp khó khăn gì khi triển khai? Những người trong cuộc khi đi tìm hiểu sẽ không khó để phát hiện ra: Nhân rộng không đơn giản bởi không chỉ có sự tâm huyết của thầy cô mà cần cả một cơ chế rộng mở. Sở dĩ Trường Thực nghiệm có được thành công cũng nhờ yếu tố "may mắn".
Trước tiên vào thời điểm hiện tại, trường trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) nên cơ cấu về nhân lực, tỷ lệ GV/lớp hoàn toàn khác biệt so với trường công. Nếu như ở trường công bình thường, thực hiện theo Thông tư 35 thì chỉ rơi vào 1,5 GV/lớp thì ở Trường Thực Nghiệm, con số này là 1,9. Ngoài ra, ngay ở bậc tiểu học nhà trường đã áp dụng việc phân bộ môn giống như cấp THCS, nghĩa là mỗi GV chỉ phụ trách một lĩnh vực để đi chuyên sâu chứ không như ở trường tiểu học khác là phân thành GV văn hóa, xã hội, tự nhiên...
Sở dĩ trường được cơ chế như vậy bởi vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục vừa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo sự chỉ đạo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và sự phối hợp chỉ đạo của Phòng GD-ĐT quận Ba Đình. Trong năm học 2010-2011, trường thực hiện dạy theo chương trình công nghệ giáo dục ở một nửa số lớp các khối 1, 2, 3 các môn Tiếng Việt, Toán, toàn bộ các khối với môn Giáo dục lối sống, từ lớp 2 đến lớp 5 với môn Tiếng Anh. Trường cũng thực hiện những đề tài nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong các giờ học theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết thêm, GV dạy chương trình Giáo dục công nghệ cũng tham gia vào giáo dục đại trà nên đã có sự lồng ghép tạo cách học phong phú và hiệu quả hơn. Mặc dù hai chương trình này có sự khác biệt nhưng ở ở trường GV toàn là những người học chuyên sâu, có trình độ cao... nên không khó để kết hợp.
Ngoài ra cũng có một thực tế mà ai cũng có thể hiểu là Trường Thực nghiệm không chịu "sức ép" từ những con số thành tích. Chẳng phải chạy đua với ai để xếp hạng, chẳng có sức ép nào từ đơn vị quản lý về tỷ lệ khá, giỏi...Bởi điều quan trọng nhất ở đây đó là kết quả của sự...thử nghiệm. Trong khi đó trường công, thậm chí là ngoài công lập, luôn chạy đua để nâng cao các chỉ số để khẳng định thương hiệu của mình. Quan trọng hơn cả là có con số "đẹp" để báo đơn vị quản lý.
Tuyển sinh nóng: Đâu phải mỗi vì chất lượng
Chứng kiến hình ảnh phụ huynh chen lấn nhau mua đơn dự tuyển khiến nhiều người sẽ nghĩ: Trường thực nghiệm là số 1! Tuy nhiên, thực tế chưa hẳn là vậy. Ở Hà Nội có nhiều trường công nếu được tuyển sinh theo cái cách của trường Thực nghiệm thì "độ nóng" có khi còn cao hơn rất nhiều.
Phụ huynh chen nhau vào cổng trường Thực Nghiệm sáng 13/5/2012 khi cổng vừa được mở ra. (Ảnh: Nguyễn Hùng)
Được tuyển sinh từ rất sớm, vùng tuyển lại cả địa bàn Hà Nội nên chuyện phụ huynh đổ xô đến cũng là điều dễ hiểu. Không ít người khi được hỏi đều bộc bạch: "Muốn cho con thử sức, không được thì về trường công đúng tuyến. Có thêm cơ hội tại sao lại không tham gia".
Trong khi đó những năm qua chỉ mỗi vấn đề tuyển sinh trái tuyến ở các trường công ở Hà Nội cũng khiến nhiều người "choáng váng". Qua đó cho thấy, nếu mở rộng vùng tuyển thì nhiều trường công có kém gì Trường Thực nghiệm trong những ngày qua. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội chia sẻ: "Mô hình dạy học nào cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt. Trường Thực nghiệm cũng không phải là ngoại lệ. Bản thân các trường ở Hà Nội cũng đến học hỏi mô hình và chắt lọc những ưu điểm để áp dụng".
"Đã có không ít hội thảo bàn về vấn đề này mà vẫn chưa có lời giải đáp về mô hình này. Chúng ta nên hiểu không phải tự nhiên mà trường giữ tên Thực nghiệm hàng chục năm nay" - vị hiệu trưởng này nói.
Trả lời báo chí, ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục cho biết: Trường Thực nghiệm là nơi thử nghiệm những chương trình giáo dục, những cái hay, mới của các nhà nghiên cứu giáo dục, phần nào đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên được người dân ưa chuộng.
Vâng, nếu quả đúng là như vậy thì con em những người mà những ngày qua phải vật lộn "thâu đêm" để kiếm lá đơn dự tuyển vào lớp 1 có khác gì là công cụ "thí nghiệm" của những nhà nghiên cứu. Bởi vậy, phụ huynh cần nhìn nhận thấu đáo trước khi đưa ra quyết định về nơi cho con theo học. Đừng nhìn vào những thành tích của các cá nhân từng học ở Trường Thực nghiệm như GS Ngô Bảo Châu... để đặt quá nhiều kỳ vọng vào con em mình.
Sau khi nhận đơn dự tuyển, Trường Thực nghiệm sẽ tiến hành đo nghiệm các chỉ số trong đó có cả tiêu chí về sức khỏe, kiểm tra khả năng nhận biết của trẻ. Nhà trường sẽ chọn 140 trẻ đủ yêu cầu cho vào học lớp 1. Số trẻ này sẽ được chia thành hai nhóm: một nhóm học chương trình đại trà và một nhóm học chương trình Giáo dục công nghệ. Sở dĩ tách nhóm như vậy là nhằm mục đích phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện.
N.H
Theo dân trí
Không dạy trước chương trình cho trẻ 5 tuổi trong dịp hè Các trường mầm non cần phải xây dựng kế hoạch ôn tập và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi. Tuyệt đối không dạy trước chương trình ở các độ tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi, không được dạy trước chương trình lớp 1 dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là một trong những quy định của...