Rượu và nguy cơ mang tên ” COVID-19″

Theo dõi VGT trên

Dù ai cũng biết uống nhiều rượu không tốt cho sức khỏe, nhưng văn hóa “nâng chén” khi chia vui cũng như lúc tiêu sầu vẫn tồn tại. Nhất là trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, rượu có thể trở thành “tri kỷ”.

Điều này gây nên nguy cơ nào khi virus SARS-CoV-2 lúc nào cũng rình rập, bủa vây?

Hơn một năm rưỡi vừa qua, cả thế giới rơi vào khủng hoảng do tác động tiêu cực của đại dịch COVID. Nó ảnh hưởng trên nhiều mặt phát triển của một quốc gia, cũng như nhu cầu và hoạt động của mỗi cá nhân. Trong một xã hội đa chiều như hiện nay, hay không có các mối tương tác với bạn bè, cách ly hay giãn cách xã hội khiến rượu bia dễ trở thành “tri kỷ” khi bạn không có các thú vui tiêu khiển nào khác

Mức tiêu thụ rượu tăng lên từ cuối năm 2019 đến nay

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, năm 2020, lượng tiêu thụ rượu tăng hơn 14% so với năm 2019, đặc biệt với phụ nữ (tăng 41%). Một số nghiên cứu từ châu Âu và Australia cũng ghi nhận việc tiêu thụ rượu ở nhà đã gia tăng do bị căng thẳng.

Ở Việt Nam, chưa có con số thống kê, nhưng dự báo nhu cầu tiêu thụ bia rượu tại nhà ở cũng có nguy cơ gia tăng, do không hội họp giao lưu được ở các nhà hàng theo thói quen trước khi cách ly và giãn cách xã hội.

Rượu và nguy cơ mang tên COVID-19 - Hình 1

Tại Hoa Kỳ, năm 2020, lượng rượu tiêu thụ tăng so với năm 2019, đặc biệt là phụ nữ .

Mối liên quan giữa rượu và chức năng sinh lý của phổi nói chung, bệnh COVID nói riêng

Lâu nay, nhiều người biết rằng uống rượu lâu ngày có hại đến gan. Nhưng chúng cũng gây nhiều tác hại ở phổi, và chính điều này ảnh hưởng đến những người bị COVID-19. Về cơ chế bệnh sinh, chức năng các lông mao trong các đường hô hấp liên tục di chuyển để dọn sạch cặn bã xâm nhập từ ngoài. Sự hoạt động lông mao hô hấp giảm rõ khi uống rượu thường xuyên, vì vậy phổi của những người nghiện rượu lâu ngày không thể thanh lọc tốt như những người khỏe mạnh.

Uống nhiều rượu trong thời gian dài hoặc uống quá chén vào một thời điểm, đã được chứng minh là làm tăng gần gấp đôi nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính, một biến chứng nghiêm trọng của COVID-19 gây khó thở.

Rượu và nguy cơ mang tên COVID-19 - Hình 2

Video đang HOT

Uống nhiều rượu trong thời gian dài hoặc uống quá chén vào một thời điểm làm tăng gần gấp đôi nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ uống quá nhiều rượu (tương đương 4 ly trở lên) trong một dịp hoặc nhiều hơn 8 ly mỗi tuần; nam giới 5 ly rượu trở lên trong một dịp hoặc 15 ly rượu trở lên mỗi tuần, được cho là tiêu thụ rượu quá mức.

Rượu có làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19?

Để phòng chống COVID, bên cạnh các khuyến cáo như thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K (Khẩu trang- Khoảng cách- Khử khuẩn- Không tụ tập- Khai báo y tế) còn là tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19. Vậy, rượu có ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin không?

Một số nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy, uống quá nhiều rượu ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Tác giả Ilhem Messaoudi – giáo sư sinh học phân tử và hóa sinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Virus tại Đại học California, Irvine, khuyến nghị: “Mọi người nên được cảnh báo về việc uống rượu gây tổn thương cho hệ thống miễn dịch. Uống lượng lớn rượu một lúc thực sự gây ức chế hệ thống miễn dịch”.

Về mặt cơ chế, nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của rượu lên màng tế bào và sự trao đổi chất, cũng như có khả năng cản trở sự trưởng thành của các đại thực bào. Trong khi, đại thực bào là các tế bào bạch cầu được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch có chức năng tiêu diệt virus và các vật lạ xâm nhập cơ thể. Khi các đại thực bào bị suy giảm, chẳng hạn như do uống quá nhiều rượu, tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng sẽ bị ảnh hưởng. Một cơ chế nữa đáng chú ý, rượu lập trình lại các tế bào miễn dịch để tạo ra nhiều chất trung gian gây viêm và tạo ra hàng loạt cytokine, tác nhân gây ra bão cytokine rất nguy hiểm cho tính mạng ở bệnh nhân mắc COVID.

Mặc dù uống quá nhiều rượu ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, Messaoudi và cộng sự đã phát hiện ra tác dụng đáng ngạc nhiên của việc uống rượu vừa phải. Nghiên cứu cho thấy, uống 1 ly rượu vang mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới, có thể làm giảm viêm và tăng cường phản ứng miễn dịch với vaccin. Tuy nhiên, chỉ vượt quá một lượng rượu nhỏ, sẽ có gia tăng đáng kể tác động tiêu cực.

Rượu và nguy cơ mang tên COVID-19 - Hình 3

Thưởng thức một ly nhỏ rượu vang đỏ vào bữa tối, trước hay sau khi tiêm vắc xin COVID-19, sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cơ thể

Tốt nhất, cho dù bạn sắp được tiêm vắc xin COVID-19 hay đang cố gắng tránh lây nhiễm virus, một đánh giá được công bố gần đây về các nghiên cứu COVID-19 khuyên bạn tránh uống quá nhiều rượu để tối ưu hóa sức khỏe trong thời kỳ đại dịch, giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, chống lại virus nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại virus khi bạn tiêm chủng.

Nếu bạn hiện đang uống rượu quá mức, hãy cắt giảm ngay không nên để quá muộn. Ngay cả khi ngừng uống rượu nặng, nghiên cứu vẫn cho thấy ảnh hưởng suy giảm miễn dịch do việc uống nhiều rượu vẫn còn tồn tại ít nhất ba tháng sau đó.

Cuối cùng, nếu bạn vẫn muốn dùng rượu, chỉ nên thưởng thức một ly nhỏ rượu vang đỏ vào bữa tối, trước hay sau khi tiêm vắc xin COVID-19, sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch cơ thể, thậm chí còn có lợi cho tim mạch.

Tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu đêm là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn một lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong thời gian dài.

Tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì? - Hình 1

Khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý tại thận hoặc một trục trặc về chức năng sinh lý của cơ thể.

Nguyên nhân tiểu đêm


Có thể do mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hoặc không do bất kỳ bệnh lý nào. Dù là nguyên nhân nào thì việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết.

Nguyên nhân không do bệnh lý :


- Lão hóa: Ở người lớn tuổi, cơ thể đã lão hóa qua nhiều năm thì khả năng sản xuất hoóc-môn chống bài niệu suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt vào ban đêm. Thêm vào đó, cơ thắt bàng quang cũng đã suy yếu và lỏng lẻo theo thời gian khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang càng khó khăn hơn.

- Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần.

- Tác dụng phụ của thuốc: như thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị tim mạch.

- Lối sống: Đây là nguyên nhân rất quan trọng tác động trực tiếp tới việc tiểu đêm. Khi bệnh nhân có thói quen như uống nước nhiều buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, trà hoặc cà phê có tác dụng lợi tiểu thì rất dễ kích thích bàng quang và gây ra tiểu đêm.

Tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì? - Hình 2

Ảnh minh họa

Nguyên nhân do bệnh lý:

- Bàng quang tăng hoạt (OAB): Còn được gọi là bàng quang kích thích, chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người bị hội chứng bàng quang kích thích sẽ có bàng quang rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi chưa đầy nước tiểu, điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.

- U xơ tiền liệt tuyến: Bệnh gặp ở nam giới lớn tuổi khi u xơ có kích thước lớn sẽ dễ chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích và dễ bị tiểu đêm kèm tiểu són hoặc tiểu không hết.

- Các nguyên nhân khác: Viêm bàng quang, viêm thận, suy thận hoặc các bệnh ngoài niệu như tiểu đường, suy tim, Parkinson cũng có khả năng có triệu chứng tiểu đêm.

Khắc phục tiểu đêm

Tiểu đêm có thể được khắc phục triệt để nếu tìm ra nguyên nhân gốc rễ và điều trị sớm. Vì vậy, người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi nên khám định kỳ để xác định nguyên nhân.

Những phương pháp đơn giản từ lối sống và sinh hoạt của bản thân có thể khắc phục được chứng tiểu đêm gồm:

- Hạn chế ăn canh rau có tính lợi tiểu, hạn chế uống nước quá nhiều, nhất là bia, rượu vào buổi tối.

- Không nên hút thuốc, uống trà, cà phê trước khi ngủ. Đi tiểu trước khi đi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu và ngon giấc.

- Uống các thuốc lợi tiểu xa thời gian ngủ vào ban đêm.

- Tập bài tập Kegel vật lý trị liệu đối với phụ nữ qua nhiều lần thai sản để cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chơi cầu trượt, bệnh nhi nguy kịch vì dây mũ vướng vào thành cầu, ngạt thởChơi cầu trượt, bệnh nhi nguy kịch vì dây mũ vướng vào thành cầu, ngạt thở
11:43:11 30/12/2024
4 thói quen giúp gan khỏe mạnh trong mùa lạnh4 thói quen giúp gan khỏe mạnh trong mùa lạnh
08:41:44 31/12/2024
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày?
11:08:24 30/12/2024
Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận raMột dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra
21:44:29 30/12/2024
Những người dễ bị mỡ máu nhấtNhững người dễ bị mỡ máu nhất
05:54:55 31/12/2024
Những người nào nên hạn chế đi bộ?Những người nào nên hạn chế đi bộ?
08:19:55 31/12/2024
Thói quen tưởng chừng vô hại gây ra hậu quả khôn lường cho trẻThói quen tưởng chừng vô hại gây ra hậu quả khôn lường cho trẻ
08:50:33 31/12/2024
Biến chứng nghiêm trọng sau hút mỡ bụng giảm béoBiến chứng nghiêm trọng sau hút mỡ bụng giảm béo
16:37:51 30/12/2024

Tin đang nóng

Tổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/nămTổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/năm
22:02:10 31/12/2024
Thực nghiệm hiện trường vụ đầu độc chồng và 3 cháu ruột bằng xyanuaThực nghiệm hiện trường vụ đầu độc chồng và 3 cháu ruột bằng xyanua
21:19:19 31/12/2024
Chi Pu hát APT. (Rosé), khoe tiếng Việt nhưng vẫn có 1 điều khiến khán giả chưa thoả mãn ở nhạc hội năm mới tại Trung QuốcChi Pu hát APT. (Rosé), khoe tiếng Việt nhưng vẫn có 1 điều khiến khán giả chưa thoả mãn ở nhạc hội năm mới tại Trung Quốc
22:53:32 31/12/2024
Cổ Cự Cơ khoe ảnh hạnh phúc bên vợ và con trai nhỏCổ Cự Cơ khoe ảnh hạnh phúc bên vợ và con trai nhỏ
22:31:49 31/12/2024
Sao Hoa ngữ bên gia đình trong dịp nghỉ lễSao Hoa ngữ bên gia đình trong dịp nghỉ lễ
23:45:33 31/12/2024
Bức ảnh tiên tri bệnh tật nghiệt ngã của Triệu Lộ Tư cách đây 5 năm khiến hàng triệu người rùng mìnhBức ảnh tiên tri bệnh tật nghiệt ngã của Triệu Lộ Tư cách đây 5 năm khiến hàng triệu người rùng mình
22:58:02 31/12/2024
Cái kết ê chề cho mỹ nam ngông nghênh nhất phim Hoa ngữ: Diễn kém nhưng "gáy" ác, bị cả MXH cười chê!Cái kết ê chề cho mỹ nam ngông nghênh nhất phim Hoa ngữ: Diễn kém nhưng "gáy" ác, bị cả MXH cười chê!
23:11:53 31/12/2024
Hoàng Thuỳ Linh lần đầu công khai xuất hiện hậu sinh con: Visual "xinh iu" nhưng camera lia đến vóc dáng mới giật mình!Hoàng Thuỳ Linh lần đầu công khai xuất hiện hậu sinh con: Visual "xinh iu" nhưng camera lia đến vóc dáng mới giật mình!
22:06:50 31/12/2024

Tin mới nhất

Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên

Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên

19:12:16 31/12/2024
Trong cuộc nhậu, nhiều người thường chỉ mải uống mà quên ăn. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do hạ đường máu.
Phổi đông đặc vì chủ quan khi bị ho, sốt

Phổi đông đặc vì chủ quan khi bị ho, sốt

08:54:53 31/12/2024
Trên thực tế, không phải tất cả trường hợp viêm phổi đều có thể tìm được nguyên nhân. Có tới 50% trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
An Giang thực hiện kỹ thuật nút túi phình mạch máu não bị vỡ

An Giang thực hiện kỹ thuật nút túi phình mạch máu não bị vỡ

08:12:37 31/12/2024
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang đã triển khai điều trị thành công nhiều trường hợp nút túi phình mạch máu não bị vỡ bằng coil cho bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện.
4 cách chống đột quỵ trong mùa lạnh

4 cách chống đột quỵ trong mùa lạnh

08:10:13 31/12/2024
Ngoài giữ ấm phần thân, chúng ta cũng cần giữ ấm tay và chân bằng găng tay, tất. Khuôn mặt có thể được che chắn bằng khẩu trang, khăn quàng cổ, mũ len che kín phần đầu, tai.
Ca mắc sởi vẫn diễn biến phức tạp, người lớn cũng không được chủ quan

Ca mắc sởi vẫn diễn biến phức tạp, người lớn cũng không được chủ quan

08:04:25 31/12/2024
Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 30.600 trường hợp mắc với 8 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc nghi sởi cao hơn 80 lần.
Nhiều trẻ em ở Hải Dương bị tiêu chảy cấp

Nhiều trẻ em ở Hải Dương bị tiêu chảy cấp

06:15:56 31/12/2024
Trong số các trường hợp điều trị nội trú, có 31 trẻ dưới 2 tuổi, còn lại 51 trẻ trên 2 tuổi. Diễn biến bệnh tiêu chảy cấp năm nay bất thường do bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng nhanh

Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng nhanh

06:12:37 31/12/2024
Theo TS Nguyễn Lương Tâm, nguyên nhân là do dịch bệnh vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng phát, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng liên tục của các tác nhân gây bệnh.
Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi

Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi

06:02:08 31/12/2024
Vậy trẻ em nên làm gì để bảo vệ sức khỏe đôi mắt? Bác sĩ Fujikado khuyên nên chơi ngoài trời hai giờ mỗi ngày, giữ các thiết bị số cách mắt ít nhất 30 cm và tránh xa màn hình trong hai đến ba phút sau mỗi nửa giờ.
5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử

5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử

05:58:50 31/12/2024
Bác sĩ tim mạch Lưu Trung Bình cho biết hầu hết trường hợp đột tử không có triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn có thể phát hiện ra một số manh mối trước đó.
Đậu đen hầm đuôi heo có tác dụng gì?

Đậu đen hầm đuôi heo có tác dụng gì?

05:56:52 31/12/2024
Đậu đen và đuôi lợn đều là những loại thực phẩm chứa nhiều canxi. Bạn hầm món canh này để ăn sẽ giúp bổ sung tốt lượng canxi cần thiết cho cơ thể, đồng thời còn có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Bài tập nhẹ nhàng sau phẫu thuật tốt cho người ung thư vú

Bài tập nhẹ nhàng sau phẫu thuật tốt cho người ung thư vú

21:40:21 30/12/2024
Nhưng những nghiên cứu trên người, đặc biệt là với phụ nữ châu Á lại cho thấy tiêu thụ nhiều đậu nành sau khi mãn kinh giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Thái Nguyên: Cấp cứu một trường hợp bị ngộ độc khí CO

Thái Nguyên: Cấp cứu một trường hợp bị ngộ độc khí CO

17:05:08 30/12/2024
Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã cho bệnh nhân thở oxy dòng cao, truyền dịch natriclorit 0,9% và thuốc coticoid tiêm tĩnh mạch. Sau hơn 1 giờ, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và sáng nay (30-12), bệnh nhân đã được ra viện.

Có thể bạn quan tâm

Syria lần đầu tiên bổ nhiệm phụ nữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương

Syria lần đầu tiên bổ nhiệm phụ nữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương

Thế giới

05:24:45 01/01/2025
Những cống hiến của bà không chỉ khẳng định năng lực cá nhân mà còn là minh chứng cho sự tiến bộ về mặt xã hội trong việc công nhận vai trò của phụ nữ.
Trong tháng tới, hãy ăn 4 món rau bổ dưỡng, thơm ngon lại mang ý nghĩa may mắn này

Trong tháng tới, hãy ăn 4 món rau bổ dưỡng, thơm ngon lại mang ý nghĩa may mắn này

Ẩm thực

23:37:17 31/12/2024
Chúng ta không chỉ cần điều chỉnh thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe mà còn cần ăn uống đầy đủ để cầu mong những điều tốt lành và may mắn trong năm mới.
Tiết lộ chấn động về T.O.P (BIGBANG) khiến cả MXH phẫn nộ

Tiết lộ chấn động về T.O.P (BIGBANG) khiến cả MXH phẫn nộ

Hậu trường phim

23:07:28 31/12/2024
Dù không tham gia quảng bá phim nhưng suốt từ khi Squid Game 2 công bố dàn cast tới nay, T.O.P luôn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
'The Final Countdown' - ca khúc bất hủ đón chào năm mới

'The Final Countdown' - ca khúc bất hủ đón chào năm mới

Nhạc quốc tế

22:43:35 31/12/2024
The Final Countdown được xếp vào danh sách 100 ca khúc One-Hit Wonders (tạm dịch: hiện tượng một lần nổi tiếng) vĩ đại nhất của kênh VH1.
Ca sĩ Như Hảo trải lòng về cuộc sống sau 2 lần đổ vỡ hôn nhân

Ca sĩ Như Hảo trải lòng về cuộc sống sau 2 lần đổ vỡ hôn nhân

Tv show

22:29:34 31/12/2024
Sau biến cố hôn nhân, ca sĩ Như Hảo tìm niềm vui trong âm nhạc. Cô nhớ lại: Quãng thời gian đó, phần lớn tôi dựa dẫm vào bản thân mình .
Kylie Jenner và Timothée Chalamet tận hưởng chuyện tình lãng mạn

Kylie Jenner và Timothée Chalamet tận hưởng chuyện tình lãng mạn

Sao âu mỹ

22:21:40 31/12/2024
Một năm rưỡi sau khi bắt đầu hẹn hò, Kylie Jenner (27 tuổi) đang đưa nam diễn viên phim Wonka - Timothée Chalamet (29 tuổi) vào cuộc sống gia đình cô
Phim Thái Lan '404 Chạy ngay đi' đang dẫn đầu phòng vé Việt có gì hay?

Phim Thái Lan '404 Chạy ngay đi' đang dẫn đầu phòng vé Việt có gì hay?

Phim châu á

22:13:23 31/12/2024
404 Chạy ngay đi (404 Sukeenirun Run Run) nhiều ngày liền đứng đầu bảng tổng sắp doanh thu phòng vé nội địa Box Office Vietnam (đơn vị thống kế phòng vé độc lập).
Soobin tung MV tiếp nối 'Đi để trở về', gợi nỗi nhớ nhà dịp tết

Soobin tung MV tiếp nối 'Đi để trở về', gợi nỗi nhớ nhà dịp tết

Nhạc việt

22:10:05 31/12/2024
Nam ca sĩ tiếp tục gợi nỗi nhớ nhà trong lòng những người con đang bôn ba bên ngoài, khi mùa tết, dịp gia đình đoàn viên đang đến gần.
"Giải cứu" Yoona khỏi tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh JAV phản cảm

"Giải cứu" Yoona khỏi tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh JAV phản cảm

Sao châu á

22:04:17 31/12/2024
gười hâm mộ của Yoona đang kêu gọi nhà sản xuất cắt vai của Park Sung Hoon và giao lại cho người khác. Họ cho rằng danh tiếng xấu của nam diễn viên sẽ làm hoen ố đến hình ảnh của Yoona và cả bộ phim.
Ốc Thanh Vân đưa 3 con về nước: "Nhà tôi bây giờ ngày nào cũng là Tết"

Ốc Thanh Vân đưa 3 con về nước: "Nhà tôi bây giờ ngày nào cũng là Tết"

Sao việt

21:44:50 31/12/2024
Trong một năm qua, cô và các thành viên trong gia đình sống trong cảm giác trống vắng, vô định và thèm được ở gần bên nhau.
Ngày 14/1, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục hầu tòa vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng

Ngày 14/1, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục hầu tòa vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng

Pháp luật

21:40:35 31/12/2024
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, năm 2017, bị cáo Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV NXB giáo dục. Theo đề nghị của bị cáo Ngọc và Minh, bị cáoThái đã chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu giấy in sai quy định.