Ruốc nấm gợi nhớ tuổi thơ đi chân trần trên triền đê đầy cỏ
Năm nào dì tôi cũng hái được một ít nấm tươi và phơi khô làm ruốc cho các cháu ăn dần. Ruốc nấm dì tôi thực sự đặc biệt, mùi hương thơm nức mũi khiến người ta phải nuốt nước miếng vì thèm.
Quê ngoại tôi ở vùng núi Ba Vì (Hà Nội). Mẹ tôi thoát ly đã từ lâu nhưng dì tôi thì vẫn sống ở đây. Dì là người phụ nữ cực kỳ chịu thương, chịu khó. Chồng dì mất sớm nên mình dì xoay xở đủ thứ việc để nuôi 3 đứa con khôn lớn.
Tôi còn nhớ vì nhà nghèo, không có tiền mua thực phẩm nên dì chủ yếu tự nuôi trồng. Nhưng, tuổi thơ tôi lại luôn có những ký ức rất đẹp mỗi lần về quê chơi với dì, được đi chân trần trên những triền đê, trên những đám cỏ non mềm mại. Để đãi cháu gái từ thành phố về, dì hay thịt gà, hay bắt con cá dưới ao lên rán, hoặc nấu canh riêu. Lạ là món nào dì nấu, tôi ăn cũng thấy rất ngon, cũng món ăn giống mẹ tôi nấu ở thành phố, nhưng vị thì khác biệt hẳn. Có một món mà tôi ấn tượng mãi, đó là món ruốc nấm.
Đến tận bây giờ, dù đã có tuổi, thi thoảng dì vẫn làm và gửi ruốc nấm cho gia đình tôi.
Nguyên liệu chính của món ruốc nấm là chân nấm hương – Ảnh minh họa
Mẹ tôi kể, năm nào dì cũng hái được một ít nấm tươi và phơi khô làm ruốc cho các cháu ăn dần. Ruốc nấm dì tôi thực sự đặc biệt, mùi hương thơm nức mũi đã khiến người ta phải nuốt nước miếng vì thèm.
Dì tôi kể, làm ruốc nấm thực ra không khó. Nguyên liệu chính cần chuẩn bị là chân nấm hương và gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, mì chính, dầu ăn. Chân nấm hương rửa sạch, sau đó ngâm nước sôi cho mềm. Vớt nấm ra, cắt bỏ phần gốc, vắt kiệt nước và tước thành sợi nhỏ. Nước ngâm nấm sau khi gạn lấy phần nước trong được giữ lại. Cho nấm vào cối giã hoặc xay.
Giã xong, bắc chảo đảo cho đến khi nấm săn lại, đổ nước ngâm nấm vào đun với nhiệt độ cao. Trong quá trình đun nhớ để ý hớt bọt. Cho gia vị vào đảo đến khi nấm gần khô thì cho vào cối giã lại lần nữa, đến khi bông lên thì dừng.
Món ruốc nấm khi hoàn thành có vị ngon khó cưỡng – Ảnh minh họa
Sau đó, cho lại nấm vào chảo, thêm một chút dầu ăn. Cách này sẽ tạo cho ruốc có độ bóng, nhìn rất ngon mắt. Có thể cho thêm chút tiêu vào đảo cùng đến khi nấm khô, ăn vừa miệng là được. Vì nhà có sẵn gà trong chuồng nên thi thoảng dì lại xé thêm thịt gà làm món ruốc nấm gà, với giá trị dinh dưỡng cao.
Khỏi phải nói, bọn trẻ con thích món ruốc nấm của dì tôi làm đến mức nào. Thậm chí, có hôm chúngcòn giục tôi từ tối hôm trước là nấu nhiều cơm hơn để sáng hôm sau ăn cơm nguội với ruốc nấm – thứ đồ ăn sáng mà theo tôi cực kỳ chất lượng, vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh và giúp lũ trẻ no bụng đến tận trưa.
Món ruốc nấm còn rất hữu ích với những gia đình có người già. Mẹ tôi thi thoảng lại nấu nồi cháo nhỏ và rắc chút ruốc nấm lên ăn kèm, vừa ăn mẹ vừa tấm tắc khen “ Sao lại có món ruốc ăn ngon và dễ khiến người ta thấy thèm khi nghĩ đến như vậy?” khiến cả nhà cùng cười vang…
Hải Giang
Theo phunuvietnam
Chẳng cần sơn hào hải vị, những món này mới khiến bạn vét sạch nồi cơm trong ngày đông giá rét
Kho quẹt, thịt chưng mắm tép hay ruốc nấm đều là những món ăn dân dã quen thuộc nhưng tốn cơm vô cùng, nhất là trong thời tiết lạnh thế này.
Video đang HOT
1. Thịt chưng mắm tép
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai: 0,5k
- Mắm tép
- Riềng: 1 củ xay nhỏ
- Sả: 3 cây, bỏ phần già, giữ lại củ non thái ra băm nhỏ.
- Hành tím 1 củ, tỏi khô 1 củ băm nhỏ, đường.
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, xay nhỏ, ướp cùng 3 thìa cà phê đường, 5 thìa cà phê mắm tép, riềng, sả xay, cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp từ sáng đến tối.
- Cho dầu vào chảo, để nóng già, phi thơm vàng hành, tỏi; cho thịt vào đảo đều cho đến khi món ăn có màu đỏ nâu là được.
Trong quá trình chưng nên để lửa to vừa, như thế thịt sẽ săn lại và mỡ từ thịt mới chảy ra khi ăn có vị béo thơm rất ngon.
Thịt chưng mắm tép để nguội cho vào lọ thủy tinh để vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
2. Kho quẹt:
Nguyên liệu:
- 200gr thịt ba chỉ nhiều mỡ
- 50gr tôm nõn khô loại nhỏ
- Hành, tỏi khô mỗi thứ 1 củ to
- Gia vị: Tiêu, đường, nước mắm, hành tươi, ớt khô, ớt tươi
Cách làm:
-Thịt ba chỉ lọc da, thái hạt lựu, cho vào chảo rán, gạn bớt nước mỡ chảy ra, chỉ để lại khoảng 4 thìa canh mỡ, vớt tóp mỡ ra để riêng.
-Tôm khô ngâm nước nóng cho mềm rồi rửa sạch. Phi thơm hành tỏi khô băm nhỏ trong nồi đất (hoặc nồi sứ), cho tôm vào xào.
-Tỉ lệ mắm: 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước (có thể thay thế bằng nước dừa để cho thơm), hòa tan trước đó rồi đổ vào nồi. Tiếp tục cho tiêu, ớt tươi, ớt khô để nguyên trái vào, đun lửa liu riu đến khi thấy nước sốt sánh đặc lại khoảng từ 2-5 phút.
Lưu ý đừng để lâu quá, nước sốt keo quá sẽ bị mặn, dùng thìa múc lên rót xuống thấy nước sánh là được.
Ảnh: Thảo Nguyễn
3. Ruốc nấm
Nguyên liệu:
- Chân nấm hương: 200g
- Muối: 1 thìa
- Dầu ăn: 1 muỗng
Cách làm:
- Chân nấm hương rửa sạch bằng nước lạnh, lưu ý bóp kỹ cho sạch bụi bẩn.
- Ngâm nấm qua nước nóng trong 15 phút rồi cắt phần chân đen (là chỗ tiếp xúc với gỗ). Giữ lại phần nước ngâm nấm vì nước này rất ngọt.
- Xé nấm thành những sợi to. Để việc xé dễ dàng, bạn có thể giã dập chân nấm trước khi xé.
- Cho nấm đã xé vào máy xay sinh tố, xay nhỏ và đánh bông lên. Lưu ý không xay nhiều lần nấm sẽ nát quá.
- Bắc chảo lên bếp, cho nấm và phần nước ngâm vào đun cùng, để lửa to. Khi nước đã cạn, hạ lửa vừa rồi cho dầu ăn và muối vào đảo đều tay liên tục cho đến khi ruốc khô lại là được.
Vì là món chay nên các bạn phải dùng dầu ăn làm từ thực vật và không được dùng nước mắm, phải dùng muối và mì chính và hạt nêm chay. Không nên rang ruốc quá khô vì sợi ruốc sẽ rất dai, khó ăn. Ruốc nấm ăn với cơm nóng rất ngon. Bạn cũng có thể nắm cơm thành từng nắm nhỏ và chấm với ruốc nấm, đảm bảo đánh bay cả nồi cơm.
4. Muối vừng
Nguyên liệu:
- Lạc sống: 200g
- Vừng: 100g
- Muối hoặc bột canh (nên dùng muối tinh để đảm bảo thành phẩm có vị chuẩn nhất).
Cách làm:
- Bước 1: Bắc chả sạch lên bếp, đợi đến khi chảo nóng thì đổ lạc vào rang, đả đều tay, cho đến khi lạc chuyển màu sang màu nâu đỏ và có chấm đen ở thân hạt lạc là được.
Chú ý: Bạn nên vặn nhỏ lửa khi rang lạc và phải đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là lạc chín. Khi lạc chín thì đổ lạc ra giấy báo và cuộn chặt, ủ trong khoảng 20 phút.
- Bước 2: Sau khi đổ lạc ra ủ, tranh thủ khi chảo còn nóng cho vừng vào đả ngay. Vừng cũng cần đả đều tay nhanh để không bị cháy. Vừng rất nhanh chín, vì vậy bạn chỉ đảo khi thấy hạt vừng nổ lách tách thật đều là vừng chín. Trút vừng ra bát, cho luôn muối tinh vào chảo, đảo cho khô thì đổ ra cối, giã nhỏ, mịn..
- Bước 3: Lạc, vừng sau khi đã nguội hoàn toàn thì bạn giã dập. (Chú ý không nên giã quá nhỏ, chỉ nên giã dập hạt lạc làm 3,4 phần, vừng có thể để nguyên cả hạt).
Sau khi vừng lạc đã được làm giã nhỏ bạn, bạn trộn cùng muối đã giã ở trên sao cho vừa với khẩu vị.
Cuối cùng, bạn cho muối vừng lạc vào lọ kín để dùng dần.
Theo 24h
Tìm lại hương vị trà sữa tuổi thơ ở Sài Gòn giữa hàng loạt những thương hiệu trà sữa thi nhau mọc lên ầm ầm Sài Gòn hiện nay đang đầy rẫy những thương hiệu trà sữa ngoại nhập, bởi thế mà tìm được một nơi giữ nguyên hương vị của tuổi thơ như quán này lại là điều rất hiếm. Nếu có cuộc bình chọn cho món đồ uống quốc dân của năm nay, trà sữa chắc chắn sẽ chễm chệ ở vị trí đầu bảng. Điều...