Rước họa vào thân vì ăn món rau trộn cá ngừ
Thấy sức khỏe đã ổn sau thời gian dài điều trị, người phụ nữ thử ăn món rau trộn cá ngừ và lên cơn khó thở nặng chỉ vài giờ sau đó.
Mới đây, phòng khám Hen – COPD, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) đã tiếp nhận điều trị cho người bệnh N.T.C.V. (56 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Bà V. được chẩn đoán mắc hen phế quản kèm theo viêm mũi dị ứng và chàm, phải dùng thuốc nhiều năm nay.
Với cơ địa dị ứng, bà V. được bác sĩ khuyên không ăn các loại thức ăn như tôm, một số loại cá nước mặn và mực.
Tuy nhiên trong một lần ăn uống gần đây, bà thấy sức khỏe của mình ổn nên đã thử ăn món rau trộn cá ngừ (một loại cá nước mặn). Sau khi ăn vài giờ, bà lên cơn khó thở nặng.
Tại BV, người bệnh được nhanh chóng cho thở oxy, phun khí dung giãn phế quản, sử dụng các thuốc cấp cứu khác và theo dõi tình trạng sức khỏe.
Do đi khám kịp thời nên người bệnh được xử lý cấp cứu nhanh chóng, hiệu quả. Sau 6 giờ theo dõi, người bệnh khỏe hoàn toàn, được xuất viện để điều trị ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 ngày.
Một trường hợp khác là em N.V.B. (14 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp) vừa phải đến BV ĐHYD cấp cứu trong tình trạng ho nhiều, khó thở và khò khè.
Video đang HOT
Được biết cách đây 1 năm, B. được chẩn đoán mắc hen suyễn và điều trị tại địa phương. Hơn 2 tháng nay, thấy sức khỏe của em ổn, bố mẹ cho em ngưng dùng thuốc kê theo toa mỗi ngày của bác sĩ vì sợ dùng nhiều sẽ bị tác dụng phụ.
Sau 2 tuần ngưng thuốc, em B. bị khó thở hơn phải nghỉ học. Gia đình liền lấy thuốc dự phòng cho em dùng nhưng triệu chứng không giảm. Sau đó, em B. ho nhiều và khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu.
Ngay sau khi nhập viện, em B. được cho thở oxy, phun khí dung thuốc dãn đường thở, tiêm thuốc corticoid. Sau cấp cứu, em phải nằm viện thêm 3 ngày để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến tình trạng của em B. diễn tiến xấu hơn là do em tự ý ngưng thuốc và không biết cách sử dụng thuốc cắt cơn hen đúng lúc.
TS BS. Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV ĐHYD cho biết, hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra.
Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay tử vong có xảy ra hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà của người bệnh.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị hen suyễn.
Tuy nhiên trên thực tế đã có không ít người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không sử dụng thuốc theo toa, sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên mà không dùng thuốc dự phòng, tự ý ngưng thuốc, không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn.
TS.BS. Nguyễn Như Vinh khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh hen, nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở thì cần nhận biết đây là các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp.
Khi đó cần dùng thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng, nên lặp lại thuốc cắt cơn mỗi 15-20 phút nếu triệu chứng chưa giảm.
Khi đã dùng thuốc cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1-2 lần cắt cơn đầu tiên) thì phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Trên đường di chuyển nên tiếp tục sử dụng thuốc cắt cơn mỗi 15-20 phút cho đến khi triệu chứng giảm đáng kể hoặc khi đến được cơ sở y tế.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Coi chừng dị ứng thức ăn ở trẻ
Dị ứng thức ăn là một trong những yếu tố tăng nguy cơ hoặc khởi phát hen suyễn ở trẻ. Trẻ bị dị ứng trứng có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 4,6 lần trẻ không bị dị ứng.
Bệnh dị ứng nói chung bao gồm rất nhiều loại như suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng, mề đay, phản vệ, dị ứng thức ăn...
Ảnh minh họa.
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Khi bị dị ứng thực phẩm, hệ miễn dịch nghĩ rằng một số thực phẩm nhất định đang cố làm hại bạn cho nên thiết lập một phản ứng dị ứng để chống lại chúng. Dị ứng thường có tiền sử gia đình. Bố mẹ bị dị ứng như hen suyễn hoặc có cơ địa dị ứng hay viêm da cơ địa (chàm), trẻ sinh ra thường có nguy cơ bị dị ứng thức ăn.
Dị ứng thực ăn phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em đôi khi sẽ vượt qua dị ứng thức ăn, đặc biệt là dị ứng với sữa, trứng hoặc đậu nành. Nhưng nếu bạn bị dị ứng thức ăn khi trưởng thành, chúng có thể sẽ theo bạn suốt đời. Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ lớn và người trưởng thành là hải sản, cá, lạc, hạt vỏ cứng...
Tỷ lệ dị ứng thức ăn theo y văn thế giới là 2 - 8%, còn ở Đông Nam Á, theo thống kê của Singapore, Nhật Bản, tỷ lệ này ở nhóm trẻ nhỏ thường là 8 - 12,6%.
Trong hầu hết các trường hợp dị ứng thức ăn, các triệu chứng dị ứng nhẹ như phát ban hoặc đau bụng; nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Triệu chứng dị ứng thức ăn có thể xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài phút đến 1 - 2 giờ sau khi ăn như nổi mề đay, ói, hồng ban quanh miệng, viêm mũi, ho khò khè, tiêu chảy cấp. Nhưng đôi khi, các triệu chứng này diễn ra sau 1 tuần với biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, chàm mạn, suy dinh dưỡng, triệu chứng hô hấp mạn tính. Cha mẹ có thể nghĩ con bị dị ứng thức ăn khi trẻ bị các phản ứng dị ứng lặp đi lặp lại với một loại thức ăn và hoàn toàn không liên quan đến lượng thức ăn ăn vào.
Đặc biệt, theo khuyến cáo của các chuyên gia dị ứng, 10 - 20% trẻ bị hen suyễn có dị ứng thức ăn, nguy cơ đó càng tăng cao khi có tiền sử gia đình kèm theo.
Khi trẻ dị ứng đi khám, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về bệnh sử và bất kỳ dị ứng thức ăn nào từng xảy ra cho từng thành viên trong gia đình và ghi lại mọi thứ trẻ ăn và bất kỳ phản ứng nào nếu có. Bác sĩ sẽ xem xét các khả năng khác có thể nhầm lẫn với dị ứng thức ăn, chẳng hạn như không dung nạp thức ăn.
Khi đã được chẩn đoán dị ứng thức ăn, trẻ tiếp tục thực hiện chế độ ăn kiêng, ngưng sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng; đồng thời cẩn thận với các thực phẩm mới chưa rõ thành phần.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hạnh
Các cách phòng tránh hen phế quản hiệu quả cần áp dụng Phòng tránh hen phế quản luôn là một trong những nguyên tắc quan trọng khi thời tiết thay đổi. Chúng không chỉ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hen phế quản là bệnh lý thường gặp khi thời tiết trở lạnh, thay đổi khí hậu. Đặc biệt bệnh xuất hiện từ rất...