Rùng rợn những xác ướp hun khói trên vách núi
Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc Anga ở cao nguyên Morobe của Papua New Guinea đã thực hiện một kỹ thuật ướp xác vô cùng rùng rợn bằng cách hun khói.
Sau khi hun khói, các xác ướp không được chôn trong các ngôi mộ, thay vào đó, chúng được đặt trên các vách đá dựng đứng để có thể nhìn thấy những ngôi làng ở phía dưới. Cảnh tượng một loạt những xác chết màu đỏ treo trên vách đá rất đáng sợ và khá kỳ cục, nhưng với những người Anga, đó là một hình thức cao nhất để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.
Những xác chết hun khói treo trên vách núi ở cao nguyên Morobe của Papua New Guinea có niên đại đến hàng trăm năm.
Quá trình ướp xác được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng bởi những người có kinh nghiệm. Đầu tiên, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân của thi thể được cắt ra để phần mỡ trong cơ thể được thoát ra hoàn toàn. Sau đó, các cọc tre được chọc xuyên qua thi thể người chết và phần mỡ chảy ra từ thi thể được dùng để xoa lên cơ thể của những người họ hàng đang sống. Thông qua nghi lễ này, sức mạnh của người quá cố được cho là sẽ chuyển giao cho những người sống. Phần mỡ còn lại được sử dụng như 1 loại dầu ăn.
Trong công đoạn tiếp theo, mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác thịt mục nát. Đây được coi là bước quan trọng để đảm bảo xác ướp được hoàn hảo qua nhiều thế kỷ. Lòng bàn chân, lưỡi, và lòng bàn tay cũng được cắt ra và giao cho vợ hoặc chồng đang còn sống. Phần còn lại của xác chết sau đó được ném vào đám lửa cháy.
Sau khi được hun khói, xác ướp được phủ bằng đất sét và đất màu đỏ, tạo thành một cái kén tự nhiên, bảo vệ thi thể khỏi bị sâu mục và động vật ăn xác thối. Quá trình ướp xác đã hoàn tất và xác ướp đã sẵn sàng để treo lên vách núi.
Tất cả nam giới, phụ nữ và thậm chí cả trẻ nhỏ Anga đều được ướp xác theo cách trên. Các xác ướp có niên đại ít nhất 200 năm vẫn còn được tìm thấy ở cao nguyên Morobe hiện nay. Trong những ngày giỗ hoặc các sự kiện quan trọng, các xác ướp có thể được đưa xuống từ vách đá, rồi lại treo lên ngay sau đó.
Nghi lễ ướp xác của người Anga đã bị cấm năm 1975 khi Papua New Guinea giành được độc lập. gày nay, nhiều bộ tộc thực hiện chôn cất theo nghi lễ Kitô giáo, và chỉ có một vài bộ lạc ở các vùng xa xôi vẫn tiến hành nghi lễ ướp xác rùng rợn của họ.
Theo Lao Động
Bí mật đằng sau những xác chết không thể phân hủy
Nhiều thi thể dường như "trường tồn" với thời gian mà không qua bất kỳ kỹ thuật ướp xác nào.
Theo người Ai Cập cổ đại, cái chết chỉ là một sự khởi đầu mới và việc ướp xác đã trở thành điển hình của nền văn hóa cổ đại.
Xác ướp Hoàng đế Ai Cập Tutankhamun có thể là xác ướp nổi tiếng nhất thế giới, tuy nhiên vẫn có nhiều thi thể dường như "trường tồn" với thời gian mà không qua bất kỳ kỹ thuật ướp xác nào.
Video đang HOT
Eva "Evita" Perón
Khi bà qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1952, Eva Perón là một trong những người phụ nữ được người dân Argentina vô cùng yêu mến. Bà là người vợ đầu tiên của Juan Perón - Tổng thống Argentina thời đó. Và người ta đã quyết định ướp xác của bà.
Quy trình ướp xác được thực hiện bởi giáo sư nổi tiếng về giải phẫu - Tiến sĩ Pedro Ana. Kỹ thuật ướp xác tuyệt vời của ông được mệnh danh là "nghệ thuật của cái chết". Quy trình ướp xác gồm: rút hết máu và nước ra khỏi thi thể với glycerin và lưu giữ lại tất cả các cơ quan nội tạng, bao gồm cả não. Quá trình này mất một năm để hoàn thành.
Khi quân đội đảo chính lật đổ chính phủ và Juan Perón, thi thể của Eva Perón lưu lạc 16 năm ở Italia. Đến năm 1971, Cựu Tổng thống lưu vong Juan Perón tìm lại được thi thể của Evita. Năm 1974, thi thể của bà đã được đưa trở lại Argentina và chôn cất trong hầm mộ gia đình.
John Torrington
Đôi khi thiên nhiên có thể bảo quản thi thể còn tốt hơn cả kỹ thuật ướp xác của con người. Ví như trường hợp của John Torrington, một cán bộ thám hiểm Bắc Cực. Ông qua đời vì nhiễm độc chì ở tuổi 20 và được chôn cất tại cao nguyên lạnh giá cùng với ba người khác ngay ở trang trại của đoàn thám hiểm.
Trong những năm 1980, ngôi mộ của ông được khai quật bởi các nhà khoa học để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại của đoàn thám hiểm. Khi họ mở quan tài và làm tan khối băng bên trong, họ rất ngạc nhiên, và sợ hãi, bởi thi thể John Torrington nguyên vẹn như vẫn còn sống.
Được đông lạnh trong một khối băng trong suốt hơn 150 năm, và thi thể của ông đã được bảo quản hoàn hảo. Dấu hiệu duy nhất của sự phân hủy chỉ là sự teo lại của mí mắt và môi. Ngoài Torrington, các nhà khoa học còn khai quật thi thể của John và William Hartnell Braine. Cả hai cũng đã được bảo quan đông lạnh như vậy.
Rosalia Lombardo
Khi Rosalia Lombardo qua đời vào năm 1918 vì bệnh viêm phổi, cha cô - Tướng Lombardo đã tìm đến nhà ướp xác Alfredo Salafia để nhờ bảo quản thi thể của cô.
Thi thể Rosalia Lombardo đã được bảo quản bằng một hỗn hợp các hóa chất bao gồm formalin, các muối kẽm, cồn, axit salicylic và glycerin. Và hơn 80 năm qua thi thể cô bé vẫn tươi tắn đáng yêu như đang ngủ một giấc ngủ bình yên.
Rất nhiều du khách đã đến hầm mộ của Rosalia Lombardo ở Ý để được ngắm "Cô bé xinh đẹp đang ngủ" trong quan tài kính. Khi nhiệt độ dao động, đôi mắt xác ướp sẽ mở một phần, để lộ đôi mắt còn nguyên vẹn của mình bên dưới. Trong năm 2009, các nhà khoa học đã bị sốc khi bản chụp scan cho thấy tất cả các cơ quan nội tạng của cô bé vẫn hoàn toàn còn nguyên vẹn.
La Doncella
Hơn 500 năm trước, một bé gái 15 tuổi La Doncella và hai đứa trẻ khác đã bị người Inca đóng băng đến chết trong một nghi lễ tôn giáo. Trong tư thế ngồi bắt chéo chân trên đỉnh núi Llullaillaco, cô đã bị ép dùng thuốc với chicha và coca để chìm sâu vào giấc ngủ thiên thu như nghi lễ hiến sinh cho Chúa trời.
Năm 1999, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3 thi thể này gần như còn nguyên vẹn hình hài trong dãy núi Andes. Mái tóc cô bé thậm chí vẫn được tết rất công phu như lúc cô qua đời.
Xác ướp ngập nước ở Trung Quốc
Vào tháng 3 năm 2012, tại một ngôi làng của Trung Quốc, các công nhân xây dựng đã tìm thấy một xác ướp trong một quan tài ngập nước những vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Người phụ nữ cao 1,5m vẫn còn ăn mặc đầy đủ và chôn cùng với nhiều trang sức như kẹp tóc bạc và một chiếc nhẫn ngọc bích khổng lồ trên ngón tay. Xác ướp 600 tuổi này đã được vận chuyển đến Bảo tàng Thái Châu để nghiên cứu.
Hoàng hậu Dai Xin Zhui
Xác ướp của Dai Xin Zhui được xem là xác ướp tốt nhất được tìm thấy, không phải vì ngoại hình mà vì sự bảo toàn đầy đủ các cơ quan trong cơ thể. Không giống như Lenin, cơ quan nội tạng của Dai Xin Zhui hoàn toàn nguyên vẹn, bao gồm cả não. Cũng không giống như xác ướp Evita, các mô của bà vẫn còn mềm mại, chân tay của cô vẫn có thể uốn cong lại được. Tình trạng của cơ thể là vô cùng đáng kinh ngạc với một thi thể đã 2.100 tuổi.
Dai Xin Zhui là vợ của một Hoàng đế nhà Hán. Bà qua đời trong khoảng năm 178 đến 145 trước Công nguyên ở tuổi 50. Bà được chôn cất trong một ngôi mộ lớn, thi thể của bà được ngâm trong một loại chất lỏng bí ẩn mà các nàh khao học vẫn chưa nghiên cứu ra. Chính loại chất lỏng này đã bảo quản xác ướp một cách hoàn hảo đến vậy.
Các xác ướp ở Greenland
Năm 1972, 8 xác ướp của người Eskimo được phát hiện trong một ngôi mộ đông lạnh ở Qilakitsoq. Các xác ướp được xác định là một gia đình gồm một đứa trẻ sáu tháng tuổi, một đứa trẻ bốn tuổi và sáu phụ nữ ở những độ tuổi khác nhau. Họ đã chết khoảng 500 năm trước. Đây là những xác ướp lâu đời nhất ở Greenland. Những cái xác này được ướp một cách tự nhiên nhờ nhiệt độ và gió khô trong hang.
Vẻ đẹp của Xiaohe
Năm 2003, các nhà khảo cổ khai quật nghĩa trang Xiaohe Mudi của Trung Quốc và phát hiện ra một xác ướp phụ nữ.
Điều đặc biệt là tóc, da và thậm chí cả lông mi của người phụ nữ này được bảo quản rất hoàn hảo, vẻ đẹp của cô dường như còn nguyên vẹn dù đã qua 4 thiên niên kỷ. Chính đặc tính nhiệt độ và không khí hanh khô ở vùng Tân Cương đã tạo ra một xác ướp tuyệt đẹp này.
Lạt ma Dashi-Dorzho Itigilov
Ông là một vị tu sĩ lạt ma Phật giáo người Nga chết vào năm 1927. Thể theo di nguyện của ông, vị lạt ma đã được chôn cất trong tư thế ngồi thiền hoa sen và mặc áo choàng tu hành. Vào năm 1955, các tu sĩ khai quật thi thể của ông và phát hiện nó hoàn toàn nguyên vẹn.
Năm 1973, thi thể lạt ma lại được khai quật và tình trạng vẫn như cũ không hề bị phân hủy. Năm 2002, xác ướp vị lạt ma được chính phủ công nhận là một di tích thiêng liêng của Hội Phật giáo và được đặt trong một ngôi đền cùng tên cho đến ngày nay.
Thánh Zita
Theo quy định của Giáo hội Công giáo, những xác ướp tự nhiên hoặc người bất tử sẽ được phong thánh. Ví như trường hợp của Zita - một người giúp việc người đã qua đời năm 1272. Bà Zita phục vụ cho một gia đình Ý giàu có. Khi còn sống, bà đã bị bắt nhiều lần vì ăn cắp bánh mì để nuôi người nghèo nhưng vẫn bà vẫn làm việc chăm chỉ, sống ôn hòa và nhân hậu. Sau 48 năm phục vụ cho gia đình, bà đã qua đời ở tuổi 60.
Thi thể của bà được khai quật vào năm 1580, 300 năm sau cái chết của bà và người ta phát hiện ra xác của bà đã được ướp tự nhiên. Bà được phong thánh năm 1696. Hiện nay thi thể của Thánh Zita vẫn đang được trưng bày cho công chúng tới thăm trong suốt hơn 700 năm qua.
Ramesses Đại đế
Ramesses đệ nhị hay Ramesses Đại đế được coi là pharaoh mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất Ai Cập cổ đại. Vào thời kỳ đó tuổi thọ trung bình của một người Ai Cập chưa đến 40 năm, nhưng Ramesses đã sống đến 91tuổi.
Ngồi trên ngai vàng 66 năm, ông được coi là một vị thánh sống. Ông đã xây dựng nhiều đền thờ, tượng đài, thành phố hơn bất kỳ Pharaoh khác. Đế chế Ai Cập được mở rộng đáng kể trong thời gian cai trị của ông.
Sau khi chết, Ramesses được chôn cất tại Thung lũng các vị vua trong một ngôi mộ rất lớn. Xác ướp của Ramesses được phát hiện năm 1881 và trong tình trạng hầu như nguyên vẹn. Không giống như các xác ướp khác, trong đó có Tutankhamun, mũi Ramesses còn nguyên vẹn và không hề bị phá hủy. Hiện nay, xác ướp của Ramesses đại đế đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cairo.
Theo Kiến Thức
Sống chung với xác ướp của mẹ suốt 10 năm Một người đàn ông đã chết bên cạnh xác ướp người mẹ sau khi ông đã sống chung với xác ướp này suốt 10 năm qua. Căn nhà nơi 2 nạn nhân sống và được tìm thấy xác Claudio Alferi, 58 tuổi, được phát hiện nằm chết trên ghế trong một căn hộ bên ngoài ngoại ô thủ đô Buenos Aires (Argentina) bên...