Rùng mình những món ăn từ côn trùng sẽ “lên ngôi” trong tương lai
Với tình trạng tăng dân số chóng mặt như hiện nay sâu bướm Mopane, mối, mọt cọ, bọ xít,… hứa hẹn sẽ là thức ăn trong tương lai của con người.
Khi dân số tăng lên đến gần 8 tỷ người, việc lấp đầy những cái miệng đói thật sự là một điều khó khăn. Ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng con người sẽ sớm không còn lựa chọn nào ngoài việc tiêu thụ các loài côn trùng.
7. Sâu bướm Mopane
Sâu bướm Mopane – giai đoạn ấu trùng của sâu bướm hoàng đế (Imbrasia belina) – sống trên khắp phía nam của châu Phi. Khai thác sâu mopane là một ngành công nghiệp triệu đô trong khu vực này, nơi mà phụ nữ và trẻ em thường làm công việc thu thập các côn trùng nhỏ kiếm sống.
Sâu bướm thường được luộc trong nước muối, sau đó phơi khô; dạng khô có thể giữ trong vài tháng mà không cần làm lạnh. Chúng cung cấp một lượng lớn các nguồn dinh dưỡng. Hàm lượng sắt trong thịt bò là 6mg/100 gram trọng lượng khô, trong khi sâu bướm mopane cung cấp tới 31 mg sắt trên 100 gram. Nó cũng rất giàu các chất khác như kali, natri, canxi, phốt pho, magiê, kẽm, mangan, đồng….
6. Mối
Những người ở Nam Mỹ và châu Phi thường ăn loài côn trùng này bằng cách chiên, phơi khô, hun khoi hoặc hấp trong lá chuối.
Mối thường chứa đến 38% protein, và một loài đặc biệt ở Venezuela, Syntermes aculeosus còn có tới protein 6%. Nó cũng rất giàu sắt, canxi, axit béo thiết yếu và các axit amin như tryptophan.
Video đang HOT
5. Ấu trùng Witchetty
Với những người thổ dân Úc, ấu trùng witchetty là một thứ thiết yếu trong chế độ ăn uống. Khi ăn sống, các ấu trùng có hương vị như hạnh nhân, trong than nóng, chúng có hương vị của thịt gà nướng. Chúng chứa rất nhiều các axit oleic, omega-9 không bão hòa Omega-9 rất có lợi cho sức khỏe.
Các ấu trùng được thu hoạch từ dưới lòng đất, nơi chúng sống nhờ vào các rễ cây của Úc như bạch đàn và cây keo đen.
4. Chapulines
Chapulines là loài châu chấu thuộc chi Sphenarium, và được coi là món ăn phổ biến trên toàn miền nam Mexico. Chúng thường được rang và pha thêm hương vị tỏi, nước cốt chanh và muối, bột ớt khô. Những con châu chấu được biết là nguồn giàu protein, một số cho rằng loài côn trùng này chứa hơn 70% protein.
3. Mọt cọ Châu Phi
Một món ăn của nhiều bộ lạc châu Phi, sâu đục cọ (Rhychophorus phoenicis) được thu từ các thân cây cọ. Cơ thể của mọt có nhiều chất béo nên chiên rất ngon, mặc dù chúng cũng có thể để ăn sống.
Một báo cáo năm 2011 từ Tạp chí Khoa học phát hiện ra rằng côn trùng sâu đục cọ châu Phi là một nguồn tuyệt vời của nhiều chất dinh dưỡng như kali, kẽm, sắt và phốt pho, cũng như một số axit amin và không bão hòa đơn lành mạnh và các axit béo không bão hòa đa.
2. Bọ xít
Bọ xít được tiêu thụ trên toàn châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Những con côn trùng này là một nguồn giàu các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, sắt, kali và phốt pho.
Vì mùi hôi phát ra là một mùi hương khó chịu nên không thể ăn sống trừ khi loại bỏ chất tiết hương thơm trên cơ thể của chúng. Thường thì chúng được rang, hoặc ngâm trong nước và phơi khô. Nước ngâm sẽ hấp thụ các chất tiết mùi hôi – có thể được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, mối ra khỏi nhà.
1. Ấu trùng bọ cánh cứng
Ấu trùng của bọ cánh cứng (Tenebrio Molitor) là một trong những loài côn trùng chỉ tiêu thụ trong thế giới phương Tây. Chúng được nuôi ở Hà Lan để làm thức ăn cho con người (cũng như cho động vật) một phần vì loài này sinh trưởng rất mạnh mẽ trong thời tiết ôn hòa.
Giá trị dinh dưỡng của mealworms rất lớn: giàu đồng, natri, kali, sắt, kẽm và selen. Ấu trùng cũng có thể sánh ngang với thịt bò về phạm trù protein, nhưng lại nhiều hơn thịt bò về số lượng các chất béo không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe.
Theo Ngaynay
Loài vật hôi hám bỗng lên "cơn sốt", giá nửa triệu 1kg vẫn cháy hàng
Nhắc đến bọ xít, nhiều người coi đây một loài vật hôi hám, có thể gây bỏng rát nên thường tránh xa. Nhưng đối với dân nhậu, con vật này lại được lùng mua với giá cao, lên đến nửa triệu đồng 1kg.
Chị Tâm (Sơn La) cho biết mỗi ngày chị chỉ bắt được khoảng 4-5kg bọ xít trên vườn nhãn của gia đình. Những con này chủ yếu là bọ xít non có màu nâu vàng, số ít là con già. Chúng bám chi chít trên những chùm hoa, chồi non nên chỉ cần đưa vợt vào rung nhẹ là bọ xít đã rơi xuống.
Số lượng bọ xít bắt được mỗi ngày không đáp ứng được nhu cầu của khách. "Mỗi khách chỉ đặt mua vài lạng nhưng vẫn không đủ. Khách khắp nơi liên hệ đặt hàng, mình chỉ bán cho người nào đến tận nơi lấy. Vì chuyển xa làm chúng chết, ảnh hưởng đến chất lượng", chị Tâm cho hay.
Từ con vật hôi hám, có thể gây bỏng, bọ xít lại được dân nhậu săn lùng với giá cao.
Để bắt được bọ xít chị Tâm tự chế tạo ra một dụng cụ đó là chiếc sào dài khoảng 4-5m, một đầu được gắn túi lưới tạo thành chiếc vợt chuyên dùng cho bắt bọ xít. Sau đó, chị dùng những chiếc vợt này rung hoa nhãn để bọ xít rơi vào đó. "Có những con rơi xuống đất, mình sẽ dùng tay nhặt", chị nói.
Theo chị, món bọ xít rang lá chanh được nhiều người làm và ưa thích nhất. Đặc biệt, dân nhậu rất thích món ăn này, có người đặt vài kg một lúc.
Không chỉ chị Tâm, anh Nguyễn Thành (Sông Mã, Sơn La) cũng cho biết mặt hàng này năm nào cũng "hot", các quán nhậu đặt mua rất nhiều. "Bọ xít nhãn có từ tháng 2 đến khoảng 6-7 dương lịch là hết. Dù kéo dài gần nửa năm, lượng bọ xít bắt được mỗi ngày không nhiều, trung bình được 3-4kg/ngày, không đáp ứng đủ nhu cầu của khách", anh chia sẻ.
Mỗi kg bọ xít có giá lên đến nửa triệu đồng.
Để chế biến món ăn từ bọ xít, anh cho biết phải đem bọ xít ngâm xuống nước vài giờ đến khi chúng chết, bọt khí từ bọ xít nổi hết lên mặt nước. Lúc đó, bọ xít được vớt ra để ráo nước rồi rang vàng. Với cách sơ chế này, bọ xít sẽ rất thơm, không còn mùi hôi đặc trưng của nó nữa.
Tiếp theo, phải bỏ đầu, cánh, rút ruột mới đem chiên với dầu, mỡ. Gia vị có thể cho thêm để phù hợp với khẩu vị của người ăn, đồng thời cho thêm lá chanh thái sợ để thơm hơn. Bản thân con bọ xít đã mang đủ các vị cay, mặn, ngọt, bùi... nên các bà nội trợ cũng không cần phải ướp chúng với bất kỳ gia vị nào.
Nhiều người bán còn chế biến sẵn bọ xít để bán cho khách.
Đặt mua 2kg bọ xít từ một đầu mối ở Sơn La, anh Lê Hiếu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết loại bọ xít anh mua đã chế biến sẵn, không phải bọ xít sống. "Năm ngoái, mình được thưởng thức món này ở quán nhậu nhưng năm nay không thấy bán. Mình thấy trên mạng bán loại bọ xít đã rang sẵn nên mình đặt mua để mời bạn bè cùng đến thưởng thức", anh nói. Tuy nhiên, anh vẫn chưa nhận được hàng dù đã đợi gần 1 tuần.
Hiện, giá bọ xít được bày bán trên thị trường với giá khá cao, dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/kg. Theo đó, nhiều người bán còn chế biến sẵn bọ xít, khách hàng chỉ cần mua về ăn ngay, mỗi kg sẽ tăng lên từ 20.000 - 30.000 đồng.
Theo Danviet
"Nhắm mắt" thưởng thức loài côn trùng đầy lông lá- đặc sản của người Campuchia Tới Campuchia, nhiều du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước những chậu nhện đen chiên giòn được bày bán khắp các thị trấn du lịch. Côn trùng là món ăn không còn xa lạ ở Campuchia nói riêng và các nước châu Á nói chung. Tuy nhiên hiếm có quốc gia nào các món côn trùng lại phổ biến như ở Campuchia....