Rùng mình khi đột kích lò mổ chui, chứng kiến “lợn bẩn”
Từ phản ánh của người dân huyện Chương Mỹ, PV đã ghi nhận những hình ảnh hãi hùng tại khu giết mổ lợn nhỏ lẻ nơi đây. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại những lò mổ này gần như bằng… không.
Ngập ngụa trong rác bẩn
Gần 4h sáng, một ngày đầu tháng 10, theo chân tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại chợ Xanh, khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội), PV có mặt tại khu giết mổ nằm cạnh đường từ Quốc lộ 6 vào trung tâm xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ).
Khu giết mổ do 3 chủ lò đứng tên với rất nhiều hộ tham gia. Theo tìm hiểu, PV được biết, khu lò mổ này hoạt động tự phát được gần năm nay do một số chủ trên địa bàn Hà Đông “chạy” sang sau chủ trương mạnh tay của thành phố dẹp bỏ những lò mổ thủ công không đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm (ATVSTP).
Mới tờ mờ sáng đã có đến cả trăm chiếc xe máy rú ga ầm ĩ ra vào khu lò mổ này. Không mấy khó khăn để nhận thấy hàng chục con lợn được chọc tiết ngay trên một khoảng nền xi măng chật hẹp. Ở đây không có sự phân khu giết mổ mà hầu hết các công đoạn được xử lý chung trên cùng một khoảng trống.
Nhếch nhác tại khu lò mổ thủ công tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.
Chính vì vậy mà tiết lợn, lông, nội tạng được sơ chế đều vứt ngay trên nền sân ướt nhoẹt, bẩn thỉu. Bên cạnh là thùng nhựa đựng chất thải đầy lông, thịt vụn, phân… Tiết lợn được đựng trong những thùng sơn cáu bẩn, nằm chình ình ngay tại chỗ thoát nước thải của lò mổ.
Khi chúng tôi hỏi về nguồn nước mà lò mổ sử dụng và hệ thống thoát nước thải, một chủ lò mổ khẳng định, nước dùng cho việc giết mổ tại lò là nước máy của thành phố, nước thải được xử lý qua hầm biogas trước khi xả thải ra sông Đáy(!?). Thế nhưng, khi PV chỉ ra hố thoát nước của lò mổ đang tắc cứng vì phân, rác và ngập màu tiết lợn thì chủ lò mổ này lại gãi đầu, gãi tai nói: “Thú thật do thiếu kinh phí nên chưa hoàn thiện được”.
Lòng, tiết lợn bẩn được đựng trong những thùng sơn cáu bẩn.
Những khâu giết mổ thủ công, không đảm bảo ATVSTP cũng được ghi nhận tại một lò mổ khác trên địa bàn huyện này. Theo một lãnh đạo trạm Thú y Chương Mỹ, khu lò mổ này của ông Vũ Văn Kh. ở xã Hồng Phong. Vị này cho hay, các hộ hiện đều thực hiện việc giết mổ ngay trong khu dân cư hoặc ngay tại sân nhà. Số rác bẩn từ việc giết mổ lợn đều được xả thải thẳng ra hệ thống cống rãnh lộ thiên của làng, khiến môi trường ô nhiễm khá nặng.
Lò mổ tập trung… “chết yểu”
Video đang HOT
Từ thực tế ghi nhận tại các lò mổ nhỏ lẻ, lò giết mổ gia súc gia cầm chui, câu hỏi đặt ra, tại sao thành phố đầu tư không ít tiền của để mở các khu giết mổ tập trung hiện đại và đảm bảo các quy định về ATTP song lại vắng khách, trong khi các lò mổ thủ công vẫn có đất tồn tại? Câu hỏi này không dễ trả lời, nhưng có thể lý giải được phần nào khi ghi nhận thực tế.
Tại một lò mổ tập trung ở khu công nghiệp Bích Hòa, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai (TP. Hà Nội), diện tích sàn lên tới cả nghìn mét vuông với các khu giết mổ được phân ô và hoàn toàn tự động đảm bảo các tiêu chí ATVSTP. Tất cả các ô đều được ốp lát gạch để đảm bảo vệ sinh, hệ thống cân bàn cũng được trang bị trước mỗi ô để tiện cho việc kinh doanh. Các khu nuôi nhốt lợn, khu giết mổ và chế biến được tách biệt. Nhưng theo ghi nhận, khu giết mổ này cũng chỉ hoạt động khá cầm chừng dưới mức thiết kế.
Anh Lê Thái Hoan – một trong nhiều chủ lò mổ vốn di chuyển từ lò mổ Thanh Liệt vào khu giết mổ tập trung này cho hay: Năm 2010, khi được vận động, gia đình đã đóng cửa lò mổ ở Thanh Liệt để vào lò tập trung trên. Tuy nhiên, công việc kinh doanh rất bấp bênh bởi thương lái không chọn mua do giá thịt lợn mổ ở đây cao hơn so với thịt lợn được mổ tại những lò mổ thủ công. “Trong khi chúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định, chịu thêm chi phí vận chuyển, phí dịch vụ giết mổ thì bên ngoài vẫn còn nhiều hộ giết mổ mà không mất một đồng nào, không bị kiểm soát gì là quá bất công”, anh Hoan bức xúc.
Tương tự trường hợp anh Hoan, chị Nguyễn Thị Thủy, hiện đang sử dụng một lô kể trên, bày tỏ: Một con lợn mua 4 triệu đồng, bán được 5 triệu đồng, nhưng các hộ ở ngoài nếu mua lợn ốm chỉ hết 2 triệu đồng, bán vẫn được 5 triệu đồng. Trong đây, một con lợn vào mổ phải đóng phí 50.000 đồng, nếu một đêm mổ 20 -30 con thì mất tiền triệu, còn lò bên ngoài thì không.
Như vậy, không khó để thấy, việc các lò mổ nhỏ lẻ, thủ công còn có đất tồn tại không chỉ gây “áp lực” cho hoạt động kinh doanh của những lò mổ tập trung mà hơn thế, việc không đảm bảo ATVSTP tại những lò mổ tự phát này ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp người dân phải nhập viện, thậm chí tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn khi sử dụng những loại thực phẩm thịt lợn không đảm bảo ATVSTP.
Tại TP. HCM, số liệu của chi cục Thú y thể hiện, mỗi ngày, người dân TP tiêu thụ trên dưới 500 tấn thịt gia súc, gia cầm, nhưng mới kiểm soát được 80% – 90% trong số đó. Điều này có nghĩa vẫn còn hàng chục tấn thịt gia súc, gia cầm mà người dân ăn mỗi ngày chưa kiểm soát được, thịt không rõ nguồn gốc, giết mổ trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, thậm chí heo bệnh, nhất là bệnh tai xanh.
Lượng thịt bẩn chưa kiểm soát được ra lò ở những cơ sở giết mổ lậu từ các tỉnh đổ về thành phố, lọt qua các trạm kiểm dịch. Sau đó tuồn ra ở các chợ cóc gần các khu chế xuất, khu công nghiệp và tiêu thụ ở lề đường, dành chủ yếu cho công nhân và người thu nhập thấp. Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc sử dụng các loại thịt heo bệnh không được chế biến kỹ sẽ gây nguy cơ mắc bệnh liên cầu lợn rất nguy hiểm.
Nguy cơ tử vong vì… “lợn bẩn” Theo TS. Trần Đáng – nguyên Cục trưởng cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), liên cầu khuẩn lợn có thể lây nhiễm cho con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường tiêu hóa do ăn tiết canh, thịt heo và các sản phẩm từ heo nấu chưa chín. Những bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết cấp tính kèm theo sốc, nguy cơ tử vong rất cao. Hiện nay, chúng ta chưa có vaccine phòng bệnh. Vì thế, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua…). Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Hoàng Hậu
Theo_Người Đưa Tin
Tận mắt Quân đội Syria hừng hực đổ về Aleppo
Sau khi kiểm soát được tuyến đường nối liền phía Tây Aleppo, các lực lượng Quân đội Syria đang ồ ạt kéo về đây với tham vọng giải phóng Aleppo.
Truyền thông Cộng hòa Ả Rập Syria hôm 4/11 tuyên bố, lực lượng Quân đội Syriađã tái thiết lập tuyến liên lạc tiếp vận với phía Tây thành phố Aleppo, mà cụ thể là kiểm soát được tuyến đường cao tốc Ithriya-Khannaser. Ảnh: Xe tăng chủ lực T-72 của Quân đội Syria đang tiến về Aleppo bằng đường cao tốc Ithriya-Khannaser.
Các lực lượng Quân đội Syria tuyên bố rằng họ đã đẩy lùi phiến quân IS cách tuyến đường cao tốc 10km, đảm bảo an toàn cho các lực lượng hành quân qua đây tiến về Aleppo. Ảnh: Xe hậu cần chính phủ Syria đang chở hàng hóa tiếp vận di chuyển về hướng Aleppo.
Ảnh chụp từ trên cao tuyến cao tốc Ithriya-Khannaser cho thấy sự nhộn nhịp vốn đã mất đi nhiều năm kể từ khi nơi này bị phiến quân IS kiểm soát.
Các lực lượng quân sự gồm Quân đội Syria đang liên tục vượt cao tốc Ithriya-Khannaser tiến về giải phóng Aleppo.
Đây là lực lượng bộ binh nhẹ đảm bảo an ninh cho toàn tuyến cao tốc.
Xe tăng, pháo tự hành và bính sĩ Syria chiếm giữ thành công tuyến cao tốc Ithriya-Khannaser.
Các lực lượng được Iran hậu thuẫn tham gia chống IS với đồng minh Syria đang tiến về Aleppo trên xe chiến thuật Safir trang bị tên lửa chống tăng.
Các binh sĩ lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và Basij ngồi trên mô tô áp sát Aleppo.
Lựu pháo tự hành 2S1 122mm triển khai ở Nam Aleppo.
Xe phóng đạn rocket hạng nặng đặt trên trận địa ở Nam Aleppo.
Các chiến binh Katai"b Hezbollah cùng xe tăng T-72 nằm ở Nam Aleppo.
Vòng vây quanh thành phố Aleppo ngày càng mạnh mẽ, buộc phiến quân IS phải co cụm phòng thủ. Ảnh: Chiến binh Katai"b Hezbollah trang bị súng trường M16 và trung liên PKM đang ngắm mục tiêu phiến quân.
Chiến binh Katai"b Hezbollah ngắm bắn khẩu súng chống tăng SPG-9 73mm.
Theo_Kiến Thức
Quý III: chi phí tài chính làm mòn lợi nhuận doanh nghiệp Tính đến ngày 26/10, đã có gần 300 DN niêm yết trên hai sàn công bố BCTC quý III/2015 (tại HOSE đã có 134/310 DN công bố). Bên cạnh những DN duy trì được lợi nhuận bằng, thậm chí cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, thì vẫn còn nhiều DN ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Nguyên nhân...