Rùa biển Florida chết sau khi nuốt hơn 100 mẩu nhựa
Mới đây, Trung tâm Tự nhiên Gumbo Limbo ở Boca Raton đã đăng một bức ảnh một con rùa đã chết và bên cạnh là hàng trăm những mẩu nhựa nhỏ được lấy ra từ ruột của nó.
“Con rùa nhỏ bằng lòng bàn tay này đã nuốt vào 104 mẩu nhựa”, người của trung tâm cho biết.
Ảnh: The Gumbo Limbo Nature Center, Facebook
Được biết từ tháng 8 đến tháng 11 là thời điểm rùa con bị cuốn vào bờ vì gió và sóng mạnh. Mặc dù tình nguyện viên và các nhà hoạt động môi trường đã vô cùng nỗ lực để giải cứu những con rùa mắc cạn hoặc những con bị quấn bởi tảo biển, nhưng không phải tất cả nỗ lực đều thành công do những nguy cơ đe dọa khác từ vấn đề ô nhiễm.
“Thật chẳng may là không phải con rùa nào bị dạt vào bờ đều sống sót. 100% những con không thể sống sót trở lại biển đều có nhựa trong ruột” Đại diện bên trung tâm cho hay.
“Đây là một sự nhắc nhở đáng buồn rằng chúng ta cần phải chung tay góp sức để duy trì một đại dương không r ác nhựa thải”
Các nhà khoa học cảnh báo khi nhựa được thải ra biển, chúng sẽ phân tách ra thành nhựa micro siêu nhỏ, và dễ dáng trở thành “thức ăn” đối với các sinh vật biển.
Tổ chức bảo tồn rùa biển ước tính hơn 1 triệu sinh vật biển bao gồm động vật có vú, cá mập, cá, rùa, chim chết mỗi năm vì những mảnh vụn nhựa ngoài biển và có khoảng 100 triệu tấn nhựa ở biển trên khắp thế giới.
Các nhà bảo tồn môi trường ước tính rằng trong năm nay sẽ có khoảng hơn 60 tỷ pound (1 pound = 454 gram) chất ô nhiễm nữa sẽ được tạo ra.
Tống Trần Hiến
Theo Foxnews
Cuộc đua vũ trụ mới: Đưa Internet tới những nơi hẻo lánh nhất
Các tập đoàn như Amazon, SpaceX đang cạnh tranh nhau để lên quỹ đạo Trái Đất và cung cấp Internet cho những khu vực hẻo lánh nhất thế giới. Đây được coi là cuộc chạy đua vũ trụ của thế kỷ 21.
Theo tờ USA Today, giống như cuộc đua giành ngôi vương trong vũ trụ hồi thế kỷ 20 sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1, cuộc đua lần này cũng liên quan tới vệ tinh.
Hơn chục công ty đã đề nghị các nhà quản lý Mỹ cho phép khai thác hàng nghìn vệ tinh cung cấp dịch vụ Internet. Không phải tất cả các vệ tinh đều kết nối người tiêu dùng với Internet. Một số có tham vọng mang tính toàn cầu. Ông Jeff Bezos, sáng lập viên Amazon, phát biểu trong một hội nghị hồi tháng 6: "Mục tiêu ở đây là có băng thông rộng khắp nơi".
Khi một nửa dân số thế giới (trên 3 tỷ người) không dùng Internet, tiềm năng thị trường rất lớn. Không được tiếp cận Internet khiến nhiều người ở vùng hẻo lánh gặp khó khăn trong cuộc sống: không thể xin việc làm, học tập, sử dụng dịch vụ y tế hay tham gia nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, làn sóng Internet truyền phát từ vũ trụ gặp nhiều trở ngại. Phóng vệ tinh rất tốn kém, phức tạp về kỹ thuật và do đó dịch vụ Internet sẽ quá đắt so với khả năng chi trả của những người mà các công ty muốn phục vụ. Rác thải vũ trụ phát sinh cũng là một vấn đề cần tính tới.
Một số công ty như HughesNet và Viasat đã cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh nhưng dịch vụ đắt và hạn chế, chất lượng cũng chập chờn và không có nhiều người dùng. Các vệ tinh mới nhỏ hơn, rẻ hơn, gần Trái Đất hơn nên về mặt lý thuyết sẽ truyền tín hiệu nhanh hơn, gúp các ứng dụng hoạt động tốt hơn.
Trong cuộc đua, có những tên tuổi lớn như Amazon, SpaceX và mới đây là OneWeb. Tuy nhiên, theo Giáo sư hàng không và thiên văn Kerri Cahoy tại Viện Công nghệ Massachusetts, ngành này mới ở mức sơ khai và cần ít nhất ba năm nữa mới có thể cung cấp dịch vụ thương mại rộng rãi. Các công ty sẽ phải mất thời gian hơn nữa nếu muốn kiếm tiền từ Internet vệ tinh.
Hiện tại có rất nhiều nỗ lực cạnh tranh trong dịch vụ Internet. Google cung cấp internet bằng khinh khí cầu Loon, một số công ty cung cấp Internet qua máy bay không người lái...
Vệ tinh của công ty Viasat. Ảnh: Viasat
Trong khi đó, công ty vệ tinh cần xây dựng ăng-ten chảo và ăng-ten thông thường phức tạp hơn, đắt tiền hơn các vệ tinh truyền thống. Space X đã xin phép xây dựng 1 triệu trạm mặt đất để giúp kết nối khách hàng với Internet. Tuy nhiên, nếu chi phí cho các loại thiết bị này không giảm thì dịch vụ mạng khó mà có giá rẻ.
Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet không phải là điều đơn giản. Các công ty Internet vệ tinh thường phối hợp với các công ty viễn thông để bán dịch vụ Internet trực tiếp vì dễ hơn là tự tiếp thị và bán hàng. Bản thân các công ty viễn thông cũng không muốn xây dựng hệ thống ở khu vực hẻo lánh vì quá tốn kém.
Một quan chức Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ năm 2017 ước tính sẽ tốn 90 tỷ USD để mở dịch vụ Internet tới 20 triệu gia đình, doanh nghiệp Mỹ không có băng thông rộng. Ở các nước đang phát triển, do cơ sở hạ tầng kém hơn nên Internet chủ yếu chỉ có trên điện thoại di động.
Trong bối cảnh đó, các công ty vệ tinh mới có thể có lựa chọn thay thế về cơ sở hạ tầng rẻ hơn. Thông thường, công ty viễn thông phải trả tiền xây dựng hệ thống phục vụ một số ít khách hàng trên một khu vực rộng lớn nên chi phí tính theo mỗi khách hàng rất lớn. Với vệ tinh, chi phí này sẽ giảm khi nhiều khách hàng tiềm năng khắp thế giới sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng Internet mới chỉ là một bước thu hút khách hàng dùng dịch vụ. Khách hàng còn cần có khả năng chi trả dịch vụ Intenet, trong khi những người ở khu vực nông thông thường là người nghèo. Hiện chưa rõ giá dịch vụ Internet vệ tinh sẽ thế nào nhưng cách đây 20 năm, dịch vụ điện thoại vệ tinh cũng chật vật tồn tại vì giá cao. Tình trạng này có thể xảy ra với Internet vệ tinh.
Ông Martin Schaaper, nhà phân tích tại cơ quan công nghệ truyền thông và thông tin Liên hợp quốc, nói: "Nếu phải trả từ 20% thu nhập để kết nối Internet khi mà chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày thì người ta sẽ không dùng Internet vì quá đắt".
Theo Báo Tin tức
1.000 tấn cá chết ở Đồng Nai: Nguồn nước sạch của TP.HCM có bị ảnh hưởng? Sawaco cho biết, theo kết quả giám sát hiện nay, chất lượng nước thô trên sông Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá chết. Liên quan đến sự việc 1.000 tấn cá chết trắng bè ở Đồng Nai, ngày 5/6, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết, sông La Ngà là một trong...