Rộn ràng lớp học xóa mù chữ ở huyện biên giới Nghệ An
Tại các bản vùng cao của xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có những lớp học rất đặc biệt.
Mỗi buổi tối, tiếng đánh vần ‘ê, a’ không phải phát ra từ miệng của con trẻ mà từ những người đã làm bố, làm mẹ.
Bản Mường Lống (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) thuộc địa bàn biên giới, người dân đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số với đời sống còn gặp muôn vàn khó khăn. Nơi đây, cái đói cái nghèo còn hiện diện, trình độ dân trí thấp, thậm chí nhiều người dân còn mù chữ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
Chính vì thế, thực hiện chủ trương về chống tái mù và xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tri Lễ cùng phối hợp với UBND xã Tri Lễ, Đồn Biên phòng Tri Lễ, Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 4 đã khai giảng lớp xóa mù, chống tái mù chữ cho chị em phụ nữ tại bản Mường Lống.
Khai giảng lớp xóa mù chữ ở Mường Lống
Khóa học diễn ra trong thời gian 6 tháng do các cán bộ Đồn Biên phòng Tri Lễ và Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 4 trực tiếp lên lớp, giảng dạy.
Thiếu tá Hồ Đình Trường, cán bộ Đồn biên phòng Tri Lễ làm tổ trưởng ở trạm Biên phòng Mường Lống, cho biết: “Chương trình gồm 2 môn Toán (105 tiết) và Tiếng Việt (204 tiết). Lớp học được mở nhằm giúp đỡ đồng bào, nhất là phụ nữ dân tộc Mông tại bản Mường Lống biết đọc, biết viết, tính toán, góp phần nâng cao kiến thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở khu vực biên giới.
Theo kế hoạch, để không ảnh hưởng nhiều đến lao động sản xuất và sinh hoạt của bà con nên lớp được tổ chức học tập vào các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần. Kết thúc khóa học sẽ kiểm tra đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ cho các học viên”.
Video đang HOT
Khuôn viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 ở trung tâm bản, cũng chỉ có duy nhất một phòng học sáng đèn điện năng lượng mặt trời, đó là lớp học đặc biệt cho các học viên xóa mù.
Cuộc sống của người dân ở Mường Lống còn nhiều khó khăn.
Có một thực tế là ở vùng đất nghèo, cằn cỗi, nơi mà cái ăn, cái mặc còn túng thiếu thì cái chữ còn chưa được người dân để tâm đến. Việc tuyên truyền, vận động bà con đến lớp những buổi đầu cũng gặp khó khăn khiến cho giáo viên thêm phần vất vả.
“Do người dân nơi đây hầu hết làm nghề nông rất vất vả, sáng họ đã lên nương rẫy canh tác, đến chiều tối về lo ăn uống, nghỉ ngơi để ngày mai lại tiếp tục đi làm nên việc vận động bà con sắp xếp thời gian để tham gia lớp học cũng ít nhiều khó khăn”, giáo viên lớp học xóa mù chữ Mường Lống cho hay.
Còn theo Thiếu tá Hồ Đình Trường, các học viên ở lớp học đặc biệt này đều đã lớn tuổi nên khi cầm bút viết chữ rất cứng tay. Thỉnh thoảng giữa giờ, giáo viên lại tổ chức vui văn nghệ để mọi người hứng khởi học tập.
“Qua một thời gian, đến nay các học viên cơ bản biết viết, biết đọc. Có một số học viên đã đọc thông, viết thạo được nhiều chữ. Ban đầu nhiều học viên e ngại, song đến nay có nhiều học viên mới đã xin được vào lớp để học chữ”, Thiếu tá Hồ Đình Trường chia sẻ thêm.
Với sự quyết tâm vượt qua những khó khăn để duy trì bằng được lớp học xóa mù cho bà con, các chiến sĩ đã nỗ lực hết sức để lớp học hoạt động. Ngoài ra, trong quá trình dạy chữ, các chiến sĩ còn thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước vào nội dung bài học để giúp các học viên có thêm kiến thức.
Sự tận tâm, chịu khó của những thầy giáo bộ đội đã giúp phụ nữ bản Mường Lống vượt qua bỡ ngỡ ban đầu, chăm chỉ đến lớp mỗi tối để học chữ. Sau 4 tháng khai giảng, phần lớn học sinh trong lớp học đặc biệt ở biên giới này đều có thể đọc, viết tiếng Việt.
Chị Và Y Ai vui mừng kể: “Những ngày đầu đi học, chị em chúng tôi tập cầm bút đau ngón tay lắm, hai mắt cay xè, buồn ngủ. Nhưng được thầy giáo biên phòng động viên, chỉ dạy, mọi người đã cố gắng vượt qua. Giờ đây, ai cũng có thể đọc được, viết được nên vui lắm”.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng đóng góp của những người lính ở biên cương đã góp phần làm ấm thêm tình quân dân nơi vùng cao biên giới.
Góp sức vào sự nghiệp 'trồng người' nơi biên giới, hải đảo
Những năm qua, các cơ quan, đơn vị BĐBP đã triển khai nhiều chương trình, mô hình, hoạt động cụ thể nhằm giúp địa phương phát triển sự nghiệp giáo dục như: 'Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng', 'Lớp học xóa mù chữ', 'Lớp học tình thương', 'Tiết học biên giới'...
Thông qua những chương trình, mô hình, hoạt động thiết thực đó đã góp phần nâng cao dân trí, giúp đỡ học sinh nghèo có cơ hội được tiếp tục tới trường, ươm mầm tương lai cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới. Hình ảnh người thầy giáo mang quân hàm xanh đã trở nên gần gũi, thân thuộc với nhân dân trên địa bàn biên giới, được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân tin yêu, đánh giá cao.
Thầy giáo quân hàm xanh Đồn Biên phòng Cầu Bóng, BĐBP Khánh Hòa giảng dạy cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại lớp học tình thương do đơn vị tổ chức. Ảnh: Văn Huệ
Thầy giáo quân hàm xanh Đồn Biên phòng Mường Mươn, BĐBP Điện Biên dạy học tại lớp học xóa mù chữ do đơn vị tổ chức trên địa bàn xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Anh Dũng
Thầy giáo quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, BĐBP Sơn La dạy học tại lớp học xóa mù chữ do đơn vị tổ chức trên địa bàn bản Phá Thóng, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh: Hoàng Anh
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị giới thiệu những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho các em học sinh trên địa bàn tại chương trình "Tiết học biên giới". Ảnh: Lê Thừa Văn
Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An, BĐBP Đắk Nông tổ chức lớp xóa mù chữ cho nhân dân trên địa bàn xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Văn Hoàn
Cán bộ Đồn Biên phòng Lộc Thành, BĐBP Bình Phước giới thiệu về đường biên, mốc giới cho các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lộc Thành tại buổi học ngoại khóa do đơn vị và nhà trường tổ chức. Ảnh: Hồng Ánh
Thầy giáo quân hàm xanh Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức, BĐBP Long An dạy học tại lớp học tình thương trên địa bàn do đơn vị tổ chức. Ảnh: Minh Luận
Cán bộ Học viện Biên phòng hướng dẫn động tác tháo lắp súng cho các em học sinh tại chương trình "Học kỳ Quân đội" do Học viện Biên phòng tổ chức. Ảnh: Viết Nhân
Niềm vui của những thầy cô giáo 'cõng' chữ lên Núi Chúa Bà cháu cùng đến lớp, mẹ con cùng đi học, học sinh nhỏ tuổi nhất ngoài 25, lớn tuổi nhất cũng đã 70. Sáng vào rừng, trưa lên rẫy, chiều tối về lại lên lớp học. Còn những thầy, cô giáo đêm đêm 'cõng' chữ lên núi này cũng lấy sự hào hứng, phấn khích từ lớp học để làm niềm vui, làm...