Rộn rã ngày khai trường
Sáng 5/9, hàng triệu học sinh trên cả nước náo nức chào đón lễ khai giảng. Có học sinh dự tại trường, cũng có em khai giảng online.
Lễ khai giảng trong điều kiện dịch bệnh gọn nhẹ nhưng trang trọng, ý nghĩa, vui tươi đã truyền niềm tin, sự hứng khởi; lan tỏa yêu thương tới mỗi học sinh, giáo viên và cộng đồng.
Học sinh Trường TH Quang Trung đón năm học mới 2019 – 2020. Ảnh minh họa
Khai giảng ngắn gọn nhưng trang trọng
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến, toàn tỉnh thống nhất tổ chức khai giảng vào 7 giờ 30 ngày 5/9. Thời gian khai giảng không quá 45 phút, với các nghi lễ ngắn gọn nhưng trang trọng, ấm cúng; đặc biệt bảo đảm an ninh trường học, phòng chống dịch Covid-19. “Sau ngày khai giảng, chúng tôi yêu cầu các cơ sở giáo dục ổn định ngay việc dạy – học; đồng thời nêu cao tinh thần vừa dạy học, vừa phòng chống dịch bệnh; trường hợp cần thiết, sẽ chủ động chuyển đổi sang phương án dạy – học trực tuyến” – bà Tuyến nhấn mạnh.
Tại tỉnh Hà Nam, ông Tạ Văn Thao – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT cho biết: Học sinh toàn tỉnh khai giảng vào ngày 5/9. Do hưởng của dịch Covid-19 và để bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh, các cơ sở giáo dục đã tiến hành khử trùng, sát khuẩn toàn bộ khuôn viên sư phạm. Đồng thời yêu cầu giáo viên, học sinh đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi vào trường dự lễ khai giảng. “Tỉnh chỉ đạo không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức phần lễ theo tinh thần trang trọng, nghiêm túc, mang đậm tính nhân văn và giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho học sinh” – ông Thao trao đổi.
Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận Phan Đoàn Thái cho hay: “Lễ khai giảng được tổ chức trang trọng trong khoảng 45 phút. Chúng tôi yêu cầu nhà trường không thả bóng bay; không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu và sản phẩm nhựa dùng một lần như (chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm). Đồng thời phát động giáo viên, nhân viên, học sinh cài đặt Bluezone và chung tay đóng góp vào quỹ ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19“.
Video đang HOT
Song song với việc tổ chức ngày khai giảng, ngành Giáo dục đã sẵn sàng bước vào năm học mới trên tinh thần dạy – học thực chất, nghiêm túc ngay từ tiết học đầu tiên. Ông Thái cho biết: Năm học này vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, nhưng Sở GD&ĐT đã khắc phục bằng cách luân chuyển giáo viên để bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp. “Quan điểm của chúng tôi, ở đâu có học sinh ở đó sẽ có thầy, cô giáo dạy học” – ông Thái nhấn mạnh.
Phụ huynh tại Trường TH Nậm Cắn 1 (Kỳ Sơn, Nghệ An) đưa con đến khai giảng. Ảnh: Hồ Lài
Vững tin thực hiện Chương trình mới
Trao đổi về việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới với lớp 1, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận, sở đặc biệt chú trọng lựa chọn giáo viên có tiêu chuẩn và tổ chức tập huấn bài bản để các thầy, cô yên tâm đứng lớp. “Giáo viên nào chưa được tập huấn, hoặc không đạt tiêu chuẩn, chúng tôi yêu cầu cơ sở giáo dục không bố trí giáo viên đó dạy lớp 1″ – ông Thái cho hay.
Là tỉnh miền núi, nhiều địa phương còn nhiều khó khăn, nên năm học 2020 – 2021, tỉnh Hòa Bình quan tâm, chú trọng đến cơ sở vật chất; trong đó đặc biệt chú trọng điều kiện thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới. Về vấn đề này, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình thông tin: UBND tỉnh có Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 – 2025; đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT.
Mặt khác, bổ sung xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, quan tâm vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. “Tỉnh cũng có chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu phòng học, nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy định” – bà Tuyến chia sẻ.
Cũng theo bà Tuyến, năm học 2020 – 2021, cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học cơ bản đủ về số lượng, 100% đạt trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 80,4%. Để hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy, tỉnh đã mời các chuyên gia đầu ngành về tập huấn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT và gần 600 hiệu trưởng trường từ tiểu học đến THPT.
Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tập huấn cho 100% tổ trưởng chuyên môn, giáo viên tiếp cận và nắm bắt được nội dung Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Ngoài ra, bồi dưỡng cho gần 2.000 cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp dạy lớp 1. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong tỉnh cơ bản đủ về số lượng, được tập huấn đầy đủ, sẵn sàng để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Bắc Kạn có có hơn 77 nghìn học sinh bước vào năm học 2020 – 2021. Ông Ma Thế Quyên – Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn thông tin: Học sinh trong toàn tỉnh đã có đủ sách giáo khoa. Sở đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức đón học sinh đầu cấp học; đồng thời tổ chức cho các em tìm hiểu về truyền thống và hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
Tỉnh Bình Thuận quán triệt không để học sinh nào thiếu sách giáo khoa khi đi học; nhất là với học sinh vùng đảo. Với em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường cần lập danh sách để được hỗ trợ hoặc kêu gọi xã hội hóa. Ngoài ra, sở cũng yêu cầu các đơn vị cung ứng sách giáo khoa không được nâng giá và cam kết bán theo giá đã niêm yết công khai. – Ông Phan Đoàn Thái
Bộ trưởng GD&ĐT khen sinh viên dựng lán học giữa rừng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khen ngợi tấm gương của sinh viên Lầu Mí Xá đã quyết tâm tìm cách khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động học tập trực tuyến.
Trong cuộc họp giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ GD&ĐT sáng 7/4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã biểu dương những tấm gương tiêu biểu là cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tích cực chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch. Đó là những sinh viên, giảng viên xung phong ra tuyến đầu; nỗ lực nghiên cứu khoa học, sáng chế sản phẩm hữu ích; tích cực dạy và học trực tuyến.
Lán học tập của Mí Xá. Ảnh: NVCC.
Trong đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc đến tấm gương của sinh viên Lầu Mí Xá, sinh viên năm thứ 3, Học viện Hành chính Quốc gia đã chủ động, quyết tâm, sáng tạo, tìm cách khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động học tập trực tuyến ổn định.
Trước đó, hình ảnh Lầu Mí Xá đã dựng lán học tập giữa rừng, nhận được nhiều lời khen của cộng đồng mạng. Thông tin từ Học viện Hành chính Quốc gia cho biết nam sinh trên là Lầu Mí Xá, sinh viên của trường.
Sự ham học hỏi của Lầu Mí Xá nhận được quan tâm của cộng đồng mạng. Ảnh: NVCC.
Nam sinh cho biết vì dịch Covid-19 nên chưa quay trở lại trường từ sau Tết Nguyên đán. Khu vực Mí Xá ở không có sóng điện thoại, không có Internet nên học online rất khó khăn. Khi phát hiện trên đoạn đường vào bản có sóng để vào Internet, Xá quyết định dựng lán gỗ, làm giường và che bạt để học.
Năm 12 tuổi, Mí Xá đã phải xa nhà để học nội trú, tự chăm sóc bản thân. Chính vì vậy khi không có mạng cậu đã tự mình lợp lán làm nơi học tập. Mí Xá tâm sự đây là nơi học tập ổn định, có điện, mạng, đủ ánh sách, không gian thoáng. 9X có thể học tập tại đây 2-3 tháng tiếp theo.
Sau khi nhận được nhiều chia sẻ của cộng đồng mạng, thầy cô, bạn bè, Xá tâm sự cậu có cảm giác ấm áp. Nam sinh mong muốn nơi mình sống là xã Sùng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang sớm có cột sóng phát tín hiệu mạng để ai cũng có thể tiếp cận được các thông tin xã hội.
Thầy Bùi Huy Tùng, Trưởng ban Quản lý Bồi dưỡng, Học viện Hành chính Quốc gia, thông tin sinh viên Lầu Mí Xá sinh năm 1999, dân tộc Mông. Mí Xá là sinh viên hệ chính quy ngành Quản lý Nhà nước, lớp KH18, chuyên ngành Quản lý công.
Trước hình ảnh của Mí Xá được lan tỏa trên mạng những ngày qua, thầy Huy Tùng bày tỏ học viện rất vui và tự hào về những sinh viên có tinh thần quyết tâm trong học tập như Lầu Mí Xá. Điều đó thể hiện tinh thần, bản lĩnh của sinh viên, dù ở trong hoàn, điều kiện nào đều "không sợ khó, không sợ khổ".
Quyên Quyên
Hiệu trưởng Marie Curie "bật mí" lý do không thu học phí, trả lương đủ cho giáo viên Theo ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Marie Curie, lãnh đạo nhà trường quyết định "phá" quỹ tích luỹ gần 30 năm qua để hỗ trợ học sinh, giáo viên trong dịch bệnh. Theo ông Nguyễn Xuân Khang, nhà trường đã phải dùng quỹ dự phòng để trang trải. Ảnh: MC Trưa 30/3, ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường THCS...