Rời Trung Nguyên, Lê Hoàng Diệp Thảo lọt top 10 phụ nữ giàu có
Cuộc ly hôn nghìn tỷ khép lại, bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải chấp nhận “rời” khỏi Trung Nguyên khi tài sản được phân chia theo tỷ lệ 60/40 và ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn là linh hồn của Trung Nguyên. Mất Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp còn lại gì?
Chiều 27.3, TAND TP.HCM đã ra phán quyết kết thúc cuộc ly hôn nghìn tỷ của ông bà chủ Tập đoàn Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Theo đó, tài sản sẽ được chia theo tỷ lệ ông Đặng Lê Nguyên Vũ 60%, bà Lê Hoàng Diệp Thảo 40%. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải giao tất cả cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ và nhận lại phần giá trị chênh lệch bằng tiền.
Rời” Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận tài sản 3.000 tỷ
Cụ thể, tài sản tranh chấp giữa vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên là 26 bất động sản nhưng cả hai thống nhất tranh chấp 13 trong số đó, vì những tài sản này đủ điều kiện pháp lý để tòa xử.
Với khối tài sản này, Tòa thống nhất phân chia theo tỷ lệ 50/50 theo ghi nhận sự thoả thuận của hai bên. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ sở hữu 6 bất động sản trị giá hơn 350 tỷ đồng ,còn bà Lê Hoàng Diệp Thảo sở hữu 7 bất động sản trị giá hơn 375 tỷ đồng. Như vậy, giá trị tài sản là BĐS của mỗi bên có giá trị 362,5 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch, bà Thảo sẽ phải trả lại cho ông Vũ, tương đương 12,5 tỷ đồng.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tham dự phiên xét xử ngày 27.3
Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng trong các ngân hàng, theo xác minh vào thời điểm 2015-2016, số tiền còn tại các ngân hàng đứng tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo như sau: 654,2 tỷ VNĐ; 9,3 triệu Euro; 2,3 triệu GBP (bảng Anh); 28,9 triệu USD; 5,1 triệu AUD (đô la Australia) và 10.000 lượng vàng. Số tài sản này tương đương với 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại phiên xét xử ngày hôm qua, con số 2.100 tỷ đồng này đã điều chỉnh xuống còn khoảng 1.764 tỷ đồng (thay vì 2.100 tỷ đồng tranh cãi ban đầu).
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục quản lý số tài sản gồm tiền, vàng gửi tại các ngân hàng trị giá 1.764 tỷ đồng này.
Đối với tỷ lệ phân chia cổ phần, phần vốn góp là tài sản chung của vợ chồng tại 7 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên trị giá khoảng 5.737 tỷ đồng, HĐXX tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ được phần chênh lệch cao hơn bà Lê Hoàng Diệp Thảo, là 60% (ông Vũ) – 40% (bà Thảo).
Video đang HOT
Theo phương án phân chia này, số tài sản của ông Đặng Lê Nguyên Vũ khoảng 4.500 tỷ đồng và bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận 40% tương đương hơn 3.000 tỷ đồng trên tổng số hơn 7.500 tỷ đồng gồm tiền mặt, vàng sở hữu chung và giá trị số cổ phần tại các doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ hôn nhân.
Đồng thời ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ nhận lại toàn bộ số cổ phần Trung Nguyên và hoàn tiền cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo để đảm bảo việc tập đoàn Trung Nguyên sẽ kinh doanh, sản xuất ổn định.
Sau khi đối trừ tất cả (kể cả khoản tiền 1.764 tỷ đồng do bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã sử dụng và 12,5 tỷ chênh lệch từ phân chia bất động sản), HĐXX tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch cho bà Thảo là hơn 1.220 tỷ đồng. Nhận về số tiền này, Trung Nguyên sẽ do Đặng Lê Nguyên Vũ điều hành và bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ không còn gì tại Trung Nguyên.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải “rời” Trung Nguyên
Nhìn nhận về phán quyết của Tòa án trong vụ ly hôn nghìn tỷ, giới luật sư cho rằng, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn trên nguyên tắc là chia đôi 50/50, có xem xét công tạo lập, phát triển nên tài sản. Đây là nguyên tắc chung từ trước đến nay.
“Đối với vợ chồng chia đôi chỉ là phương án tối thiểu nhất, bình thường nhất. Phương án phân chia tài sản giữa ông Vũ bà bà Thảo đúng hay sai phụ thuộc vào việc xem xét công sức đóng góp của 2 bên. Nếu xem xét đúng công sức thì phương án chia là đúng, nhưng nếu đánh giá nhầm công sức đóng góp ví dụ như người đóng ít thì lại bảo đóng nhiều, người đóng nhiều lại bảo đóng ít, thì phương án phân chia tài sản sẽ không còn chính xác nữa”, một luật sư khuyến nghị.
Tất nhiên, nếu các bên thấy phán xét của tòa án là chưa phù hợp, đều có thể đứng ra kháng cáo.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu cỡ nào?
Sau ly hôn, bà Lê Hoàng Thảo Diệp có trong tay khối tài sản bao gồm 362,5 tỷ đồng từ phân chia tài sản là Bất động sản; Tiền, vàng ngoại tệ và số tài sản là cổ phần tại Trung Nguyên trị giá 3.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính khối tài sản này, bà Thảo có xấp xỉ 3.400 tỷ sau ly hôn.
Ngoài ra, bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn có những bất động sản đứng tên bà là tài sản riêng, không phân chia tại tòa. Bà còn là Tổng giám đốc TNI Corporation, nhà sáng lập thương hiệu King Coffee với kế hoạch 1.000 của hàng được mở tại Mỹ và các quốc gia khác.
Thử so sánh gần 3.400 tỷ đồng tài sản ròng sau vụ ly hôn với khối tài sản chứng khoán của các doanh nhân Việt trên sàn chứng khoán tính tới thời điểm hiện tại (28.3), bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng sẽ lọt vào top 20 người giàu nhất Việt Nam và đứng vị trí 16 sau bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, người sở hữu gần 43% vốn doanh nghiệp này.
Còn nếu chỉ so trong nhóm các nữ doanh nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có mặt trong top 10 người giàu nhất, ở vị trí thứ 6. Số tài sản của bà Lê Hoàng Diệp Thảo gấp đôi số tài sản trên sàn của công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My, con gái ông Đặng Văn Thành.
Theo Danviet
Bà Diệp Thảo đòi xử lý hình sự ai ngăn mình quay lại Trung Nguyên
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có phản ứng quyết liệt, đòi xử lý hình sự những ai cản trở bà quay trở lại Trung Nguyên phục chức Phó Tổng giám đốc Thường trực, sau khi Trung Nguyên có thông báo bãi nhiệm bà lần nữa.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
"Sau khi tôi được khôi phục chức vụ, nếu các cá nhân, nhóm người nào cản trở quyền hợp pháp của tôi tại Trung Nguyên nghĩa là không chấp nhận bản án, không chấp hành quy định của tòa án. Khi đó tôi có quyền đề nghị xử lý hình sự các đối tượng này theo quy định của pháp luật hiện hành", đó là khẳng định của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Phó Tổng Giám đốc Thường trực của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên (82 - 84 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) sau khi có thông báo của Tập đoàn Trung Nguyên bãi nhiệm bà lần nữa.
Theo bà Thảo, không ai được quyền bãi nhiệm bà sau khi toà phúc thẩm đã tuyên án khôi phục chức danh (phiên xử phúc thẩm vào ngày 20.9.2018 về vụ kiện bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc Thường trực xảy ra tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
"Tôi sẽ ngay lập tức trở về Tập đoàn Trung Nguyên để tiếp tục điều hành, quản lý tập đoàn - nơi mà ngoài việc đảm trách chức danh Phó Tổng giám đốc Thường trực, tôi còn đang là đồng sở hữu, đồng sáng lập. Tôi đã chuẩn bị các chiến lược phát triển đúng đắn cho Trung Nguyên sau một thời gian Tập đoàn bị lũng đoạn, rút ruột bởi nhóm thao túng. Đặc biệt, tôi sẽ dành sự quan tâm cho việc thu hút nhân tài để tái cấu trúc Tập đoàn Trung Nguyên sau một thời gian bị lũng đoạn vì bị ngăn trở điều hành", bà Thảo khẳng định.
Trước đó, phiên toà phúc thẩm ngày 20.9 đã mở ra theo đơn kháng cáo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên đối với bản án sơ thẩm mà Tòa án đã tuyên ngày 22.9.2017. Theo bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, Toà đã ra phán quyết hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Đặng Lê Nguyên Vũ (với tư cách chủ tịch HĐQT) ký vào tháng 4.2015 là lạm quyền, trái quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Đồng thời khôi phục chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong tập đoàn Trung Nguyên và yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm, cản trở bà Lê Hoàng Diệp Thảo tham gia điều hành và quản lý tại tập đoàn này.
Thông báo bãi nhiệm bà Lê Hoàng Diệp Thảo lần nữa của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên.
Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư đại diện phía ông Vũ và Công ty Trung Nguyên có cùng quan điểm yêu cầu tòa tuyên hủy yêu cầu khởi kiện về quyết định bãi nhiệm bà Thảo ra khỏi chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực. Với các lý do đưa ra: Sau khi có bản án sơ thẩm ngày 22.9.2017, ông Vũ đã tự thấy quyết định bãi nhiệm đó không thuộc thẩm quyền của ông (Chủ tịch HĐQT) cho nên ngày 9.10.2017 đã tự ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định bãi nhiệm đó. Và phía bị đơn cũng cho rằng ông Vũ và công ty không hề ngăn cản bà Thảo tham gia vào hoạt động của công ty như phía nguyên đơn khởi kiện.
Phía luật sư của ông Vũ và Công ty Trung Nguyên cũng cho rằng: "Tranh chấp về quyết định bãi nhiệm chức danh thuộc thẩm quyền giải quyết của HĐQT của công ty chứ không thuộc phạm vi tranh chấp thương mại hay kinh doanh thương mại. Vì vậy, tòa án không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này".
Sau cùng, Hội đồng xét xử tuyên án không chấp nhận kháng cáo phía ông Vũ và giữ nguyên phán quyết của bản án sơ thẩm ngày 22.9.2018. Đó là, hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên; đồng thời ông Vũ không được ngăn cản bà thảo điều hành, quản lý công ty Trung Nguyên.
Bản án có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên án. Tuy nhiên, chi môt ngay sau phan quyêt cua toa thi phia ông Vu va Tập đoàn Trung Nguyên đa co văn ban... "đi ngươc" vơi phan quyêt nay.
Cụ thể, trong thông cáo báo chí dài tới 8 trang, ngoài việc đề cập đến triết lý "Sách Lược Tâm", thông cáo này còn chỉ ra các luận điểm gồm: Thứ 1 - Âm mưu chiếm đoạt Tập đoàn Trung Nguyên thông qua việc yêu cầu tuyên bố ông Đặng Lê Nguyên Vũ mất năng lực hành vi dân sự; Thứ 2 - Liên tục phá hoại Tập đoàn Trung Nguyên trên mọi phương diện để buộc ông Đặng Lê Nguyên Vũ phải nhượng bộ quyền quản lý, điều hành; Thứ 3 - Gây rối, đe dọa nhân viên và cộng sự của ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong cuộc tranh giành tài sản và quyền quản lý, điều hành Tập đoàn Trung Nguyên.
Đáng chú ý, thông cáo báo chí này không có chữ ký của ông Đặng Lê Nguyên Vũ mà chỉ có dấu mộc đỏ kèm chữ ký của giám đốc truyền thông theo thông báo: "Được ủy quyền của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên".
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà Thảo) chỉ ra rõ việc bà Thảo bị cấm tham gia điều hành công ty thể hiện rõ ràng qua việc bà được mời đi họp HĐQT rất thưa thớt, không hề cho bà được tiếp cận vào các giấy tờ, không được ký hợp đồng hay gặp gỡ các đối tác công việc của công ty.
Luật sư Nghĩa cũng nêu luận điểm rất rõ: "Việc mời bà Thảo họp HĐQT như vậy chỉ là để hợp thức hóa thì không phải điều hành hay quản lý công ty. Ngoài ra, ông Vũ còn ban hành chỉ thị số 01/2018/TNG/CT-TGĐ ngày 08/2/2018 về việc ngăn cấm không cho bà Thảo vào trụ sở Công ty làm việc. Đây là những hành động rất rõ cho thấy việc ngăn cấm, cản trở bà Thảo tham gia điều hành mà ông Vũ đã thực hiện".
Theo Danviet
Bà Diệp Thảo ra 'chỉ thị' đầu tiên khi quay về Trung Nguyên Cùng với 'chỉ thị' đầu tiên sau khi quay về Trung Nguyên, bà Diệp Thảo còn nhắc đến một người phụ nữ đặc biệt đứng sau 'cuộc chiến' pháp lý giữa vợ chồng bà. Cương quyết trở về là bà chủ Trung Nguyên Ngày 4/10, trong thông cáo báo chí được phát đi, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức thông tin về...