Rối rắm đổi mới đội ngũ giáo viên
Đề xuất sinh viên đại học (ĐH) sư phạm có thể được cấp bằng CĐ hoặc ĐH tùy theo thời lượng kiến thức mà sinh viên tích lũy, đổi mới cách bố trí chương trình theo hướng tích hợp, nhiều hạn chế trong cách giảng dạy ở trường sư phạm hiện nay… là những vấn đề ” nóng” gây tranh cãi tại một Hội thảo do ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức.
Câu chuyện đổi mới đội ngũ giáo viên hiện vẫn còn lắm gian truân. Ảnh internet.
Ngã ba đường
Ngày 26-4, ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo đổi mới mô hình đào tạo và chương trình đào tạo của các trường ĐH sư phạm.
Trình bày Đề án đổi mới chương trình đào tạo giáo viên của trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Văn Minh- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong Đề án có nội dung đổi mới là trên cùng một khung chương trình đào tạo chung, tùy thuộc thời lượng và số lượng môn học, số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy, đơn vị đào tạo sẽ cấp bằng ĐH (với đủ điều kiện giảng dạy ở bậc THPT) hay bằng CĐ (với các yêu cầu đủ để giáo viên giảng dạy ở bậc THCS).
Với đề xuất nêu trên, lãnh đạo các ĐH Sư phạm khác tỏ ý không bằng lòng. Bà Đào Thị Liên- Trưởng khoa Giáo dục Trung học cơ sở- ĐH Sư phạm Thái Nguyên nói: Tôi không tán thành việc làm cơ học như vậy. Việc đào tạo giáo viên THCS có những đặc thù riêng so với việc đào tạo giáo viên THPT bởi học sinh thuộc hai cấp, bậc học này có những đặc điểm tâm lý lứa tuổi hoàn toàn khác nhau.
Đại diện Khoa Hóa- ĐH Sư phạm Đà Nẵng đồng ý với quan điểm nêu trên và nhấn mạnh rằng việc đào tạo giáo viên THPT hiện đang giao cho hệ thống các trường CĐ địa phương đảm nhiệm. Do vậy với đề xuất này chúng ta phải hết sức cân nhắc.
“Cách đào tạo vừa cấp bằng CĐ vừa cấp bằng ĐH như trên không khác gì là cách đi đường của một người có hành trình từ Hà Nội xuống Hải Phòng nhưng dừng chân lại ở Hải Dương. Đây là việc làm không thuyết phục” là quan điểm của đại diện ĐH Sư phạm TP.HCM.
Trong Đề án của ĐH Sư phạm Hà Nội cũng nhắc tới việc đào tạo sư phạm theo hình thức tích hợp các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tuy nhiên, ngay cả khái niệm thế nào là tích hợp, dạy học tích hợp các ý kiến phát biểu tại Hội thảo còn khá mâu thuẫn, mù mờ.
Bàn về đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hiện nay, đại diện ĐH Sư phạm Huế nói: Muốn đào tạo giáo viên, xây dựng đổi mới chương trình tại các trường sư phạm, luôn phải lấy hình bóng của giáo dục phổ thông làm nền tảng. Nhưng hiện nay chúng ta chưa thể thống nhất là sẽ đổi mới giáo dục phổ thông trước hay đổi mới trường sư phạm trước, rất khó đưa ra được những nội dung cụ thể để đổi mới đào tạo ở trường sư phạm.
Đào tạo sư phạm: Nhiều yếu kém
Nhiều ý kiến đưa ra tại Hội thảo cũng cho rằng, chương trình đào tạo giáo viên hiện nay chưa cân đối giữa việc đào tạo kiến thức khoa học cơ bản với đào tạo nghiệp vụ giảng dạy và bồi dưỡng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp cho sinh viên theo học.
Video đang HOT
“Chương trình đào tạo hiện nay chưa có những môn học, hoạt động cụ thể, chính thức để dẫn được đến những phẩm chất quan trọng của người giáo viên như tình yêu nghề, ý thức trách nhiệm trong công việc. Theo tôi, việc đổi mới mô hình và chương trình đào tạo của các trường sư phạm phải tập trung vào phương diện này” là quan điểm của ông Lê Quang Sơn- ĐH Sư phạm Đà Nẵng.
Cũng theo ông Sơn, việc đào tạo giáo viên phải là một quá trình liên tục, bao gồm ba chặng cơ bản: Đào tạo trong giảng đường ĐH, những năm đầu nhập nghề ở trường phổ thông và bồi dưỡng thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. Tuy nhiên, hiện nay, việc đào tạo giáo viên mới chỉ chủ yếu tập trung vào chặng đầu tiên và gần như bỏ qua hai chặng còn lại.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh- Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội thừa nhận: Hiện nay việc đào tạo giáo viên vẫn mang nặng tính kinh nghiệm, chưa thay đổi kịp thời với những chuyển biến của giáo dục thời đại. Trong lúc giáo dục thế giới đã có những phát triển vượt bậc, quan niệm về giáo dục cũng đã thay đổi thì cách tiếp cận của nhà trường vẫn không khác nhiều so với trước đây.
Chương trình nghiệp vụ sư phạm vẫn còn mang tính hàn lâm, giáo điều, chậm đổi mới, kéo dài tình trạng đọc chép; thuyết trình một chiều; các phương pháp hiện đại chưa được thường xuyên cập nhật…
“Đó còn chưa kể một bộ phận giảng viên chưa xác định vai trò vị trí của mình nên trong quá trình giảng dạy chỉ hướng đến nghiên cứu đơn thuần, xa rời với chương trình phổ thông, không chú trọng hướng dẫn nghề nghiệp cho sinh viên”, ông Minh nói.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói: Chuyện cấp bằng CĐ, ĐH cho sinh viên không quá quan trọng, điều cần bàn là sinh viên ra trường năng lực dạy ra sao. “Để giúp sinh viên được tuyển dụng đúng năng lực chuyên môn, chúng ta có thể tuyên bố với các Sở GD-ĐT rằng sinh viên của tôi đã đạt trình độ này tức là có thể đảm nhiệm việc dạy THCS hay đạt trình độ cao hơn, tức có thể dạy THPT”.
Theo VNE
Kỳ thi quốc gia 2015 tổ chức thế nào?
Không chỉ đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT mới cho năm 2015, các chuyên gia còn đưa ra lộ trình cụ thể cho việc thực hiện có hiệu quả.
Sau bài viết: " Đề xuất phương án thi mới gửi Phó Thủ tướngVũ Đức Đam", toàn soạn VTC News nhận được rất nhiều băn khoăn của độc giả về cách thức thực hiện. Báo điện tử VTC News xin tiếp tục đưa ra lộ trình thực hiện đề án theo đề xuất của Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập.
Chỉ cần một kỳ thi có để đánh giá và phân loại được năng lực học sinh
GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập nhấn mạnh: "Bản Đề xuất này trình bày về những thay đổitrong kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam chuẩn bị theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Đề xuất phương án này có một số điểm khác biệt với cả hai kỳ thi thông thường trước đây đã được tổ chức trong thời gian qua; và kết qủa của chúng có thể sử dụng cho cả hai mục tiêu công nhận tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng".
Xem toàn bộ chuyên đề: "Hướng tới 1 kỳ thi quốc gia từ 2015" trên VTC News tại đây
Kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông để công nhận tốt nghiệp và lấy kết quả xét tuyển vào đại học là một hoạt động giáo dục ở nước ta được xã hội quan tâm nhiều nhất, vì nhiều lẽ.
Giáo dục đại học ngày càng trở thành đại chúng, kiến thức đại học ngày càng trở nên cần thiết cho nhiều nghề nghiệp trong nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức;
Tâm lý truyền thống của hầu hết mọi gia đình ở Việt Nam (và nhiều nước Đông Á) là hy sinh đầu tư cho con cái học "đến nơi đến chốn".
Với xu hướng "học suốt đời" trong một "xã hội học tập", nhiều người tự học hoặc học kiến thức phổ thông theo nhiều cách khác nhau ngoài trường phổ thông mong muốn được xác nhận trình độ của mình và được dự tuyển vào đại học, cao đẳng.
Do đó chọn thể thức hợp lý để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông thật sự chất lượng để mọi người có cơ hội được kiểm tra trình độ chuẩn theo chương trình phổ thông và có kết quả để xin dự tuyển đại học, cao đẳng là trách nhiệm của mọi hệ thống giáo dục của các quốc gia.
Đề xuất thiết kế kỳ thi tốt nghiệp phổ thông:
Nhằm xác nhận trình độ và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
Cung cấp kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng, đảm bảo nguồn tuyển đa dạng, không phụ thuộc vào khối thi cho các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp;
Điều tiết quá trình dạy và học trong trường phổ thông theo hướng tích cực, dân chủ.
Đề xuất trình Chính phủ xét duyệt và chọn phương thức thực hiện.
Đề nghị Xây dựng và phê duyệt Đề án kỳ thi tốt nghiệp phổ thông:
Những đề xuất về phương án cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT như đã trình bày trên đây nếu được chấp nhận thì đề nghị :
Nhà nước cấp một khoản kinh phí và phân công cơ quan chủ trì, tập hợp chuyên gia xây dựng Đề án chi tiết.
Dành một khoản kinh phí để tổ chức mời một vài chuyên gia tư vấn nước ngoài và nếu có thể thực hiện vài chuyến tham quan khảo sát về chuyên môn ở một vài địa điểm quan trọng ở nước ngoài (việc thuê chuyên gia tư vấn và tham quan khảo sát phải được thiết kế cụ thể theo sát yêu cầu và tiết kiệm, trên tinh thần khai thác triệt để chuyên gia trong nước).
Năm 2015 sẽ có nhiều thay đổi trong việc thi tốt nghiệp THPT
Tổ chức phê duyệt Đề án.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT mới thay cho các văn bản liên quan trước đây.
Lộ trình thực hiện Đề án:
Tập huấn người viết câu hỏi( các chuyên gia): cần xây dựng đội ngũ viết câu hỏi tương đối chuyên nghiệp, được tập huấn cẩn thận.
Xây dựng và phát triển ngân hàng câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi, đề xuất cách tạo đề thi và đề thi tương đương.
Phổ biến, giải thích chủ trương: phối hợp chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng.
Xác định thời gian, địa điểm, trách nhiệm điều hành và phối hợp tổ chức các kỳ thi.
Theo VNE
Nhiều trường xét tuyển thẳng không quá 1% tổng chỉ tiêu Trên cơ sở quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi trường ĐH có những quy định cụ thể về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tùy theo ngành đào tạo và chỉ tiêu xét tuyển. Trường ĐH Sài Gòn xét tuyển thẳng những đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT xếp loại khá trở...