Rơi máy bay tại Indonesia: Hãng Boeing đối mặt với vụ kiện mới
Gia đình của một trong hai viên phi công người Indonesia trên chuyến bay xấu số của hãng hàng không Lion Air tháng 10 vừa qua đã đệ đơn kiện hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ.
Máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Lion Air tại sân bay Mutiara Sis Al Jufri ở Palu, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là vụ kiện mới nhất chống lại hãng chế tạo máy bay của Mỹ ngay tại quê nhà. Đơn kiện được trình lên tòa án ở hạt Cook, bang Illinois ngày 28/12 trong đó cáo buộc rằng một máy bay Boeing 737 MAX 8 do hãng hàng không Lion Air sử dụng đã gặp nguy hiểm một cách vô lý, chỉ vì các bộ phậm cảm ứng của máy bay cung cấp thông tin mâu thuẫn cho phi công và máy bay.
Đơn kiện trên do vợ góa của phi công Harvino và ba con nhỏ của ông đứng tên, khởi kiện từ Jakarta. Bên nguyên đơn cũng cáo buộc rằng phần hướng dẫn điều khiển bằng tay do hãng Boeing cung cấp cho máy bay mới sử dụng được hai tháng nói trên không đầy đủ, dẫn tới cái chết của cả hai phi công, toàn bộ phi hành đoàn và tất cả hành khách trên máy bay.
Trong một tuyên bố, công ty luật Gardiner Koch Weisberg & Wrona cho biết ông Harvino và cơ trưởng của chuyến bay số 610, Bhayve Suneja, đều là những phi công dày dạn kinh nghiệm, với hơn 5.000 và 6.000 giờ bay trước khi xảy ra thảm họa trên.
Hãng Boeing hiện chưa bình luận gì về vụ kiện mới này. Trước đó, Boeing đã phải đối mặt với hai vụ kiện khác với nguyên đơn là gia đình các nạn nhân của Lion Air.
Một báo cáo điều tra sơ bộ của Indonesia đã tập trung vào hoạt động bảo trì và huấn luyện của hãng Lion Air, cũng như phản ứng của hệ thống chống sóc của Boeing đối với một máy cảm ứng mới, song không nêu nguyên nhân vụ tai nạn trên. Phát biểu với báo giới, một trong các điều tra viên, ông Nurcahyo Utomo cho biết còn quá sớm để xác định liệu có phải phiên bản mới của hệ thống chống xóc, không được giải thích hướng dẫn rõ cho các phi công điều khiển bằng tay, là một trong số tác nhân gây tai nạn hay không.
Video đang HOT
Ngày 29/10 vừa qua, chuyến bay mang số hiệu 610 của Lion Air đã rơi xuống biển Java sau khi cất cánh từ Jakarta, làm toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Hiện thi thể của 64 nạn nhân chưa được tìm thấy. Ngày 17/12, do sức ép của gia đình các nạn nhân, Lion Air đã phải chi thêm 2,6 triệu USD để nối lại chiến dịch tìm kiếm hộp đen thứ hai và các nạn nhân. Lion Air thuê công ty tàu lặn MPV Everest của Hà Lan, có gắn thiết bị điều khiển từ xa hiện đại nhất, cho chiến dịch tìm kiếm mới này.
Theo Bích Liên/TTXVN
Những "vết sẹo" trên hồ sơ an toàn bay của "đất nước vạn đảo"
Hồ sơ an toàn hàng không của Indonesia lại một lần nữa dính vết đen sau khi một máy bay của hàng không Lion Air chở 189 rơi xuống biển ngoài khơi đảo Java vào sáng nay, 29/10.
Máy bay của hãng hàng không Lion Air gặp nạn trên vùng biển sát sân bay hồi năm 2013 (Ảnh: Getty)
Chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu JT610 trên đường từ thủ đô Jakarta tới Pangkal Pinang đã mất liên lạc với cơ quan kiểm soát không lưu, 13 phút sau khi cất cánh.
Indonesia, vốn phụ thuộc lớn vào giao thông hàng không để kết nối hàng nghìn hòn đảo, đã chứng kiến vài vụ tai nạn thảm khốc trong những năm gần đây.
Năm ngoái, hiệp hội các nhân viên kiểm soát không lưu Indonesia tiết lộ rằng tỷ lệ các vụ cất cánh và hạ cánh tại Jakarta được công ty điều khiển hàng không AirNav (Indonesia) cấp phép nhiều hơn mức mà sân bay có thể đáp ứng, đồng nghĩa với việc khả năng xảy ra các vụ tai nạn cao hơn.
Các hãng hàng không của Indonesia cũng đối mặt với các lệnh "cấm cửa" kéo dài nhiều năm của Mỹ và Liên minh châu Âu do các vấn đề an toàn.
Gần đây, một thiếu niên 12 tuổi là người duy nhất sống sót trong một vụ tai nạn máy bay khiến 8 người chết ở vùng núi phía đông Indonesia hồi tháng 8.
Vào tháng 8/2015, một máy bay chở khách thương mại do hãng hàng không Indonesia Trigana vận hành đã đâm xuống Papua do thời tiết xấu, khiến toàn bộ 54 người trên khoang thiệt mạng.
Vào năm 2014, một máy bay của hãng AirAsia bị rơi khiến 162 người thiệt mạng. Báo cáo cuối cùng của các nhân viên điều tra Indonesia cho thấy một bộ phận bị lỗi có hệ thống trong hệ thống kiểm soát bánh lái, sự bảo dưỡng kém và phản ứng không kịp thời của phi công là những nguyên nhân chính khiến máy bay này gặp nạn.
Các vụ tai nạn của Lion Air trong quá khứ
Hãng hàng không giá rẻ tư nhân Lion Air được thành lập vào năm vào năm 1999 và vụ tai nạn chết người duy nhất cho tới nay xảy ra vào năm 2004 khi một chiếc MD-82 gặp nạn tại thành phố Solo. Có 24 người đã thiệt mạng khi chiếc máy bay bị trượt đường băng do trời mưa trong khi hạ cánh.
Tuy nhiên, 6 máy bay khác của Lion Air, trong đó có một chiếc gặp nạn nạn trên biển ngay gần đường băng tại Bali năm 2013, đã bị hư hại tới mức không thể sữa chữa do các tai nạn khác nhau, theo Mạng lưới an toàn hàng không.
Hồi năm ngoái, một trong số các máy bay Boeing của Lion Air đã va quệt với 1 máy bay của hãng Wings Air khi hạ cánh tại sân bay ở Kualanamu trên đảo Sumatra nhưng may mắn không ai bị thương.
Vào tháng 5/2016, hai máy bay của Lion Air đã va quệt tại sân bay Soekarno-Hatta ở Jakarta.
Vào năm 2013, một máy bay của Lion Air đã trượt đường băng và lao xuống biển tại Bali, khiến máy bay bị vỡ làm đôi. Vài người đã bị thương trong vụ tai nạn nhưng không ai thiệt mạng.
Vào năm 2004, 24 người đã thiệt mạng khi một máy bay của Lion Air từ thủ đô Jakarta đã gặp nạn khi hạ cánh tại sân bay thành phố Solo ở tỉnh Trung Java.
"Ngành công nghiệp hàng không đã phát triển rất nhanh và việc bắt kịp tới tốc độ tăng trưởng và đảm bảo an toàn là một thách thức ", Greg Waldron, một đại diện tại châu Á của tạp chí hàng không FlightGlobal, cho biết.
Nếu vụ tai nạn hôm nay khiến toàn bộ những người trên khoang thiệt mạng thì đây sẽ là vụ thảm họa hàng không nghiêm trong thứ 2 trong lịch sử Indonesia, sau vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Garuda Indonesia tại Medan vào năm 1997, làm 214 người chết.
An Bình
Theo Dantri/ CNA
Lion Air tính hủy đơn hàng 22 tỉ USD với Boeing sau vụ rơi máy bay Hãng hàng không Lion Air của Indonesia có thể sẽ hủy đơn đặt hàng máy bay trị giá 22 tỉ USD với Boeing vì mâu thuẫn sau vụ tai nạn khiến 189 người thiệt mạng ngày 29.10. Máy bay Boeing 737 Max-8 REUTERS Nhà đồng sáng lập hãng hàng không Lion Air, ông Rusdi Kirana đang xem xét khả năng hủy số đơn...