Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?
Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại.
Tôi 25 tuổi, đã kết hôn và chưa muốn có con nên đã dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên sau khi dùng thuốc thì kinh nguyệt của tôi không đều. Trong tháng đầu tiên dùng thuốc, mới 20 ngày tôi đã thấy kinh (chu kỳ bình thường của tôi là 28 ngày), những tháng sau đó là 35-40 ngày. Xin hỏi tình trạng này có nguy hiểm không?
Nguyễn Minh Nguyệt (Hà Nội)
Khi dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc, nghĩa là đưa một lượng hormon sinh dục nữ vào cơ thể nhằm ngăn cản việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và dày lên để ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung…
Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại.
Một tác dụng phụ của thuốc thường gặp là gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như bạn đang gặp phải. Tình trạng này là do khi uống thuốc, gây rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.
Nếu sau vài tháng dùng thuốc, chu kỳ kinh trở lại bình thường thì đó là bình thường. Ngoài ra bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, đau đầu và đau bụng…
Video đang HOT
Nếu các tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên và trở nên nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc hoặc liều dùng phù hợp.
Đặc biệt là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo những hiện tượng bất thường: máu ra vón cục, có màu đen, mùi hôi khó chịu… thì nên đến bệnh viện chuyên khoa để được khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Trong trường hợp của bạn nếu cảm thấy không yên tâm, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn về tình trạng của mình và có thể thay thế phương pháp tránh thai phù hợp hơn.
4 nguyên nhân khiến kinh nguyệt thường xuyên đến sớm hơn dự tính
Con gái có kinh nguyệt thường xuyên đến sớm có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt và nguyên do có thể liên quan đến một số yếu tố sau.
Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý của phái nữ và tình trạng kinh nguyệt có thể "thể hiện" được sức khoẻ của bản thân. Trong trường hợp bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới là khoảng 28 ngày.
Nếu kinh nguyệt ra sớm hay muộn hơn một tuần thì là hiện tượng bình thường nhưng nếu thường xuyên đến sớm trong một thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân của tình trạng kinh nguyệt luôn đến sớm có thể kể đến các yếu tố sau.
1. Mệt mỏi quá độ
Với nhịp sống nhanh hiện nay, các bạn nữ thường xuyên phải đối mặt với công việc căng thẳng và bận rộn. Công việc nhiều, áp lực lớn khiến bạn thường xuyên phải thức khuya làm việc hay làm thêm ngoài giờ trong thời gian dài mà không có sự nghỉ ngơi hợp lý.
Điều này dễ khiến cơ thể và thần kinh của nữ giới rơi vào trạng thái mệt mỏi quá mức. Từ đó gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tiết estrogen bình thường, kinh nguyệt bất thường và hay có kinh sớm.
2. Bị bệnh
Bị mắc bệnh phụ khoa hay một số bệnh khác có ảnh hưởng đến sức khoẻ của tử cung thì các bạn nữ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Kinh nguyệt có thể ra nhiều, ra ít và chu kỳ kinh nguyệt cũng bất thường, có thể kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường.
3. Thường xuyên dùng thuốc tránh thai
Nhiều cặp đôi lựa chọn sử dụng biện pháp uống thuốc tránh thai để tránh mang thai. Nếu uống loại thuốc này trong thời gian dài, cơ thể bạn nữ dễ bị rối loạn nội tiết. Nó không chỉ gây hại cho sức khoẻ mà có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
4. Cảm xúc tiêu cực
Kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến estrogen trong cơ thể. Một trong những "thủ phạm" khiến estrogen tiết ra bất thường không thể không kể đến tâm trạng tiêu cực, thường xuyên nổi nóng, tức giận. Vì vậy không muốn chu kỳ kinh nguyệt bất thường thì các bạn nữ cần giữ một tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh các cảm xúc tiêu cực như bực bội, nóng giận.
"4 không" giúp bạn cải thiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Không ăn đồ lạnh: Ăn nhiều đồ lạnh sẽ khiến cơ thể nói chung và tử cung nói riêng lạnh, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm đau bụng kinh.
- Không vận động mạnh: Các bạn nữ khi đến kỳ kinh nguyệt nên tránh các bài tập mạnh, quá sức để không làm tổn thương cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của nội mạc tử cung.
- Không uống rượu: Uống rượu sẽ kích thích tử cung và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu khiến kinh nguyệt bất thường, thậm chí gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Không bơi và tắm bồn: Khi đến kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung ở trạng thái mở, nếu bạn đi bơi hay tắm bồn thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm tử cung, tổn thương sức khoẻ cơ thể.
Muốn giảm cân, giữ cân hoặc tăng cân, cần ăn bao nhiêu calo? Số lượng calo mà một người nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm tuổi tác, giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động. Bữa ăn theo chế độ ăn kiêng giảm cân của một phụ nữ - SHUTTERSTOCK Số lượng calo này cũng phụ thuộc chủ yếu vào mục tiêu của bạn - nếu bạn...