Rời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc: Nhìn vào công ty lớn nhất thế giới để thấy đây vẫn là giấc mơ xa vời
Apple mất khoảng 8 năm nhưng chỉ có thể chuyển khoảng 10% công suất sản xuất của mình khỏi Trung Quốc.
Các công ty Mỹ ngày càng có nhiều lý do để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Thuế quan của cựu Tổng thống Donald Trump, Bắc Kinh thực hiện chính sách zero-covid..
Tuy nhiên, “lời chia tay”, như nhiều người vẫn nói, rất khó để nói ra.
Đó là kết luận từ một phân tích của Bloomberg về Apple – công ty công nghệ lớn nhất thế giới và đang có gắng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Công ty có trụ sở tại Cupertino đã bắt đầu sản xuất mẫu iPhone 14 tại Ấn Độ. Nhà cung cấp lớn nhất của họ là Foxonn Technology mới đây cũng đồng ý đầu tư 300 triệu USD để mở rộng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Nhưng Bloomberg ước tính, Apple sẽ mất khoảng 8 năm chỉ để chuyển khoảng 10% công suất sản xuất của hãng khỏi Trung Quốc, nơi đang sản xuất khoảng 98% lượng iPhone của họ.
Bản đồ các trung tâm sản xuất của Apple.
Sự thuận lợi từ các nhà cung cấp linh kiện địa phương, chưa kể nguồn cung cấp điện, thông tin liên lạc, giao thông hiện đại và hiệu quả – khiến việc thoát ra khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trở nên đặc biệt khó khăn.
” Với việc Trung Quốc chiếm khoảng 70% tổng sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu và các nhà cung cấp Trung Quốc chiếm gần một nửa tổng lượng xuất xưởng toàn cầu, khu vực này có một chuỗi cung ứng quá hoàn hảo – rất khó để thay thế. Apple sẽ mất đi chuỗi cung ứng này nếu họ chuyển dịch“, báo cáo từ Bloomberg kết luận.
Có người sẽ nói, các nhà sản xuất đồ chơi và thời trang đã sớm làm được điều này. Tuy nhiên, các công ty công nghệ Mỹ đã đầu tư vào đây trong hơn 2 thập kỷ, chi hàng chục tỷ USD để thiết lập các chuỗi sản xuất phức tạp nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho sự bùng nổ của thương mại điện tử. Việc tháo gỡ những mối quan hệ đó có thể mất nhiều thời gian, dẫn đến thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu – vốn đang chao đảo vì mối lo suy thoái.
Video đang HOT
Các công ty Mỹ đã đầu tư trực tiếp 90 tỷ USD vào Trung Quốc, tính đến hết năm 2020 và bất chấp những khó khăn do covid, con số này tăng thêm 2,5 tỷ USD vào năm 2021, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc. Tổng số thực tế có thể cao hơn vì một số doanh nghiệp đã chuyển một số khoản đầu tư sang các thiên đường thuế khác.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa các công ty Mỹ không có chút nỗ lực nào trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Báo cáo ngày 23/9 từ Goldman Sachs cho thấy tỷ trọng nhập khẩu công nghệ của Mỹ đến trực tiếp từ Trung Quốc đã giảm 10 điểm % kể từ năm 2017, chủ yếu do kiểm soát xuất khẩu điện thoại di động của Trung Quốc.
Phải đến năm nay, Apple mới bắt đầu cho sản xuất những mẫu iPhone mới nhất tại Ấn Độ. Trước đó, họ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cũng cần phải nói thêm, mức độ phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc cũng lớn hơn đáng kể so với các hãng khác. Amazon, HP, Microsoft, Cisco, Dell cũng phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất phần cứng cho máy chủ, sản phẩm lưu trữ và mạng nhưng mức độ phụ thuộc của họ thấp hơn nhiều so với Apple.
Bloomberg dự đoán sự phụ thuộc này có thể giảm đi 20-40% vào năm 2030.
Gần 1/4 số công ty tham gia khảo sát của Bloomberg cho biết họ đã chuyển các phân đoạn trong chuỗi cung ứng của mình ra khỏi Trung Quốc trong năm qua. Nhưng nó không hẳn là “một cuộc di cư” khỏi Trung Quốc.
Một cách tiếp cận phổ biến là “Trung Quốc 1″- theo đó Trung Quốc vẫn là cơ sở sản xuất cốt lõi và bổ sung thêm công suất tại một số quốc gia tại Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Năm ngoái, các công ty Mỹ đã cam kết đầu tư khoảng 740 triệu USD vào Việt Nam, nhiều nhất kể từ năm 2017 và gấp hơn 2 lần so với năm 2020.
Đài Loan cũng là một nhân tố quan trọng nhưng dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng của Mỹ. Nổi bật với công ty chip TSMC, đây là nơi sản xuất hơn 90% chip tiên tiến nhất trên thế giới, được sử dụng cho các dịch vụ máy tính quân sự và doanh nghiệp. Apple, MediaTek và Qualcomm, những công ty kiểm soát hơn 85% thị trường chip thiết bị cầm tay toàn cầu, đều dựa vào nguồn cung của TSMC.
Theo Bloomberg, Đài Loan vẫn sẽ là trung tâm sản xuất quan trọng với các loại chip tiên tiến nhất trong ít nhất 5 năm tới.
Áp lực phải tự chủ công nghệ của hãng chip nhớ hàng đầu Trung Quốc
Công ty Công nghệ lưu trữ Dương Tử (YMTC) đối mặt với áp lực lớn vì có nguy cơ chịu hạn chế thương mại từ Mỹ.
Vài tháng trước khi xung đột thương mại Mỹ - Trung bùng phát vào tháng 7.2018, truyền thông Trung Quốc đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung kêu gọi đội ngũ nhà khoa học và kỹ sư nước nhà cố gắng đạt đột phá trong các công nghệ cốt lõi.
Nhiều bản tin sử dụng hình ảnh của hãng Tân Hoa Xã, cho thấy Chủ tịch Tập cùng đoàn quan chức tháp tùng tham quan cơ sở Công ty sản xuất bán dẫn Tân Tâm ở thành phố Vũ Hán (XMC, công ty con của YMTC).
Từ thời điểm đó đến nay, YMTC dẫn đầu nỗ lực tự chủ công nghệ mà Chủ tịch Tập Cận Bình đặt ra, nhưng hoàn cảnh công ty đã thay đổi. Công ty không còn thuộc sở hữu của tập đoàn Tử Quang (Tsinghua Unigroup) mà được Công ty Trí Quảng Tâm mua lại. Quan trọng hơn, YMTC còn đối mặt với áp lực lớn trong bối cảnh công ty có thể bị Mỹ áp đặt hạn chế.
Trụ sở tại Vũ Hán của YMTC - Ảnh: Handout
YMTC may mắn không chịu chung số phận như tập đoàn viễn thông Huawei hay nhà sản xuất chip SMIC - hai đơn vị Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt ngay thời gian đầu "cuộc chiến" công nghệ giữa hai nước bùng nổ. Vì thế, YMTC trở thành đơn vị dẫn đường đưa ngành bán dẫn nội địa giảm phụ thuộc công nghệ nước ngoài, theo đuổi đổi mới sáng tạo.
Trang Nikkei Asian Review năm 2021 cho biết YMTC lập một đội hơn 800 người phụ trách xem xét chuỗi cung ứng nhằm tìm cách thay thế các nhà cung cấp Mỹ. YMTC phủ nhận thông tin.
YMTC thành lập năm 2016 sau khi Tử Quang thâu tóm mảng chip nhớ của XMC. XMC thành lập sớm hơn 10 năm và sở hữu hai nhà máy sản xuất chip, từ năm 2008 hợp tác và cấp phép công nghệ bộ nhớ flash của đối tác Mỹ Spansion.
Quỹ đầu tư Ngành công nghiệp vi mạch quốc gia Trung Quốc (CICF) cùng tập đoàn Đầu tư khoa học - công nghệ Hồ Bắc cấp cho YMTC 18,9 tỉ nhân dân tệ (2,67 tỉ USD). Tổng vốn đầu tư cho công ty đã đạt 24 tỉ USD.
Tháng 10.2017, YMTC dựa vào năng lực nghiên cứu và phát triển tự thân cùng hợp tác quốc tế đã thiết kế và sản xuất được đĩa bán dẫn bộ nhớ flash 3D NAND đầu tiên của Trung Quốc. Chip nhớ flash 3D NAND do công ty sản xuất được dùng trong nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau trang bị cho điện thoại, máy tính cá nhân, máy chủ...
YMTC có hơn 10.000 nhân viên trên toàn thế giới, trong đó 6.000 nhân viên là kỹ sư tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thời gian gần đây công ty tích cực tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp để lấp đầy hàng chục vị trí ở Vũ Hán, Thượng Hải, Bắc Kinh.
Truyền thông Trung Quốc cho biết một trong số sản phẩm mới của YMTC là chip NAND 232 lớp, đưa công ty lên vị thế ngang hàng với các nhà sản xuất hàng đầu thế giới là Samsung Electronics, Micron và SK Hynix. YMTC chưa lên tiếng xác nhận.
Theo dữ liệu từ công ty chứng khoán Dân Sinh, Trung Quốc là thị trường sản phẩm flash NAND lớn thứ hai thế giới - chiếm hơn 31% thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, YMTC chỉ chiếm 1% thị phần chip nhớ toàn cầu năm 2020, trong khi Samsung, Toshiba, Western Digital, Intel, Micron, SK Hynix kiểm soát 95%.
Dự kiến đến năm 2025 thị phần YMTC chỉ tăng lên 6%, nhưng công ty được cho sẽ trở thành nhà cung cấp chip nhớ cho Apple. Có thông tin Apple dự định dùng sản phẩm YMTC cho thiết bị bán tại Trung Quốc.
Chuyên gia bán dẫn Arisa Liu thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan nhận xét: "Cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple với tư cách một đơn vị chủ chốt trong ngành chip nhớ Trung Quốc có ý nghĩa rất to lớn, là sự công nhận sức mạnh công nghệ của YMTC".
Sản phẩm chip flash NAND 128 lớp của YMTC - Ảnh: Handout
Cơ hội cho YMTC lại làm dấy lên nghi ngại tại Mỹ. Tháng trước xuất hiện thông tin giới chức Mỹ dự tính ban hành lệnh cấm bán thiết bị sản xuất hàng bán dẫn Mỹ cho xưởng đúc chip flash NAND Trung Quốc. Chuyên gia Liu nhận định hoàn toàn có khả năng Washington đưa cả YMTC vào diện chịu hạn chế.
Dựa trên phát hiện của công ty tư vấn Canada IP Research Group, nghị sĩ Chuck Schumer - nhân vật lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ - mới đây lại kêu gọi bổ sung tên YMTC vào "danh sách đen" thương mại vì cung cấp chip cho Huawei vi phạm lệnh trừng phạt.
Theo IP Research Group, mẫu điện thoại Huawei Mate Xs 2 dùng chip nhớ NAND do YMTC cung cấp. Năm ngoái, YMTC còn phải lên tiếng phủ nhận có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Hạn chế thương mại có thể ảnh hưởng lớn đến YMTC. Công ty sử dụng thiết bị sản xuất hàng bán dẫn Lam Research cùng công nghệ từ Adeia (đều là đơn vị Mỹ). Trước đó YMTC đặt mục tiêu nâng công suất lên 30.000 đĩa bán dẫn/tháng vào năm 2020, năm 2030 đạt 1 triệu sau khi ba nhà máy đạt công suất tối đa vào năm 2025.
Hãng đóng gói chip chiếu sáng sụp đổ báo hiệu mối nguy do kinh tế Trung Quốc gây ra The Shenzhen Unionlight Technology Co là một trong 3.470 công ty liên quan đến chất bán dẫn của Trung Quốc ngừng hoạt động sau 8 tháng đầu năm nay. Công ty đóng gói chip chiếu sáng được niêm yết tại thành phố Thâm Quyến đã đóng cửa hàng vào tuần trước sau gần 2 thập kỷ hoạt động trong bối cảnh thua lỗ...