Roche công bố thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể đầy tiềm năng
Ngày 23/3, Roche, hãng dược phẩm hàng đầu của Thụy Sỹ, thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 mới đầy hứa hẹn. Đây là sản phẩm do Roche hợp tác phát triển với hãng dược phẩm Regeneron của Mỹ.
Biểu tượng hãng dược phẩm Roche tại trụ sở ở Basel, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Roche, kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy việc sử dụng hỗn hợp các kháng thể casirivimab và imdevimab trong điều trị COVID-19 giúp giảm 70% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong trong nhóm các bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Việc sử dụng hỗn hợp này cũng giúp rút ngắn thời gian phát triệu chứng khoảng 4 ngày, từ 14 ngày giảm xuống 10 ngày.
Roche cho biết các thử nghiệm được tiến hành trên những người được cho có nguy cơ bệnh trở nặng cao hơn, điển hình là những người cao tuổi và nhóm những người có bệnh lý nền nghiêm trọng.
Video đang HOT
Hiện nhiều hãng dược phẩm cũng đang nghiên cứu phát triển phương pháp điều trị sử dụng kháng thể nhằm ngăn chặn virus tự sao chép trong cơ thể người bệnh, với hy vọng tìm được một giải pháp điều trị hiệu quả song song với tiêm vaccine để ngăn chặn các biến thể mới của virus.
Roche khẳng định phương pháp điều trị mà hãng này phát triển là sự kết hợp kháng thể đơn dòng duy nhất, tính tới thời điểm hiện tại, có hiệu quả cả với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2, trong đó có những biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn và khiến tình trạng bệnh dễ trở nặng hơn.
Chuyên viên dược hàng đầu của Roche, Levi Garraway cho rằng trong bối cảnh thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới, với trên 3 triệu ca chỉ trong tuần qua, hỗn hợp trên có thể mang lại hy vọng như một phương thức điều trị tiềm năng đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao. Hơn nữa, có những bằng chứng gần đây còn cho thấy hỗn hợp casirivimab và imdevimab vẫn có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Các kết quả thử nghiệm sẽ được chuyển cho các cơ quan quản lý để được xem xét cấp phép và cho các bên thứ 3 đánh giá chéo về hiệu quả của thuốc điều trị mới.
* Cũng trong ngày 22/3, Cuba thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 có tên “Soberana 02″ do nước này nghiên cứu, phát triển.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habala, thử nghiệm lâm sàng vaccine “Soberana 02″ diễn ra tại thủ đô La Habana, với sự tham gia của 150.000 tình nguyện viên, chủ yếu là những người đang làm việc trong các cơ quan trên tuyến đầu chống dịch.
Nhóm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lần này phải đảm bảo các tiêu chuẩn như chưa từng tham gia thử nghiệm hoặc tiêm bất kỳ loại vaccine phòng COVID-19 nào khác, chưa từng nhiễm COVID-19, những người dị ứng với thành phần của thuốc hay những người điều trị miễn dịch trong 30 ngày trước đó. Ngoài ra, những người có bệnh mãn tính phải hạn chế tiêm chủng, phụ nữ mang thai hay người nhiễm HIV, cũng không được tham gia đợt thử nghiệm này. Quá trình theo dõi các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến kết thúc vào đầu tháng 8/2022.
Vaccine “Soberana 02″ nằm trong số 5 vaccine phòng COVID-19 mà Cuba đang phát triển trong nước. Các bước thử nghiệm trước đó với “Soberana 02″, trong đó thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên 9.000 tình nguyện viên, đều cho kết quả khả quan. Ngoài vaccine này, Cuba cũng đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vaccine “Abdala” tại Venezuela, Iran, Mexico và Trung Quốc.
Châu Âu là khu vực đầu tiên trên thế giới ghi nhận hơn 1 triệu ca tử vong do COVID-19
Số ca tử vong do COVID-19 tại khu vực châu Âu đã vượt 1 triệu người vào ngày 19/3, trong bối cảnh châu lục này đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để kiềm chế làn sóng dịch bệnh thứ ba do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu tổng hợp của hãng tin Reuters, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay châu Âu đã ghi nhận 37.221.978 ca mắc, trong đó 1.000.062 ca tử vong. Theo đó, khu vực gồm 51 quốc gia và vùng lãnh thổ này, trong đó có Nga, Vương quốc Anh, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều nước và vùng lãnh thổ khác, hiện chiếm 35,5% số ca tử vong và 30,5% số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.
Tỷ lệ tiêm vaccine tại châu Âu hiện là 12 mũi tiêm/100 người, sau Mỹ với tỷ lệ 34 mũi tiêm/100 người. Đứng đầu thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 là Israel với 110 mũi tiêm/100 người, trong đó có những người đã tiêm 2 mũi. Một số vaccine ngừa COVID-19 hiện nay là loại vaccine tiêm 2 mũi.
Với số ca tử vong liên quan COVID-19 ở EU đã vượt mức 550.000 người trong khi chưa đến 1/10 dân số được chủng ngừa, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cảnh báo tình hình dịch bệnh đang xấu đi. Bà cho rằng làn sóng dịch bệnh thứ 3 tại khu vực này đang dần đạt đỉnh, do đó cần phải đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng.
Trong khi đó, ở khu vực Nam Mỹ, Bộ Y tế Brazil ngày 19/3 cho biết nước này ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 theo ngày ở mức cao kỷ lục - với 90.570 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 2.815 ca, mức tăng cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Brazil hồi năm ngoái. Hiện tổng số ca bệnh và tử vong tại Brazil lần lượt là 11.871.390 ca và 290.314 ca.
Xét nghiệm PCR để lọt biến thể mới của SARS-CoV-2 tại Pháp Theo hãng tin Bloomberg, xét nghiệm tiêu chuẩn PCR có thể không có hiệu quả với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện tại vùng Brittany của Pháp sau khi một số bệnh nhân có triệu chứng bệnh COVID-19, nhưng lại có kết quả xét nghiệm âm tính với virus này. Họ chỉ được phát hiện nhiễm bệnh sau khi...