Robot tham gia chống dịch Covid-19 tại Ấn Độ
Hàng nghìn bệnh viện tại Ấn Độ bắt đầu sử dụng robot để bệnh nhân liên lạc với người thân và hỗ trợ y bác sỹ tuyến đầu chống dịch.
Robot Mitra của công ty Invento Robotics.
Công ty Invento Robotics đã thiết kế 3 robot để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ khử khuẩn bề mặt đến giải đáp câu hỏi bệnh nhân, kích hoạt tư vấn qua video với bác sỹ. Trong số này, phổ biến nhất là robot Mitra (tiếng Hindi là “người bạn”), giá khoảng 10.000 USD. Sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt, Mitra có thể nhớ tên và gương mặt bệnh nhân mà nó tương tác. Mitra tự di chuyển, giúp bệnh nhân liên lạc với gia đình, bác sỹ qua camera và màn hình gắn trên ngực.
Theo CEO Invento Robotics Balaji Viswanathan, Mitra có thể trở thành trợ lý của bác sỹ, y tá, đọc các chỉ số quan trọng, nhắc tên thuốc.
Bệnh viện Yatharth tại thành phố Noida, phía bắc Ấn Độ, đang triển khai hai robot Mitra, một tại lối ra vào để phát hiện triệu chứng Covid-19 và một tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Gia đình bệnh nhân sẽ xem được quang cảnh bên trong ICU, nơi bệnh nhân đang được điều trị. Giám đốc bệnh viện Kapil Tyagi cho biết, bệnh nhân vui vẻ mỗi khi robot đến thăm và còn chụp ảnh selfie với nó.
Video đang HOT
Ông Viswanathan chia sẻ Invento sử dụng bảo mật tốt nhất cho luồng video giữa bác sỹ, bệnh nhân và gia đình. Để khám bệnh chuyên sâu, một buồng được xây dựng bao quanh robot để bệnh nhân có không gian riêng tư.
Ông Viswanathan và vợ Mahalakshmi Radhakrushnun chuyển tới Ấn Độ năm 2016 từ Boston, Mỹ. Hai vợ chồng kết hợp kinh nghiệm trong lĩnh vực robot và sản xuất để tạo ra các robot chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện nhưng không tìm được khách hàng. Vì vậy, họ bắt đầu cung ứng robot cho các ngân hàng để xác định những người đến làm việc, in thẻ, tiếp nhận phản hồi.
“Hai năm trước, không có nhiều quan tâm từ phía y tế. Khi Covid-19 bùng phát, các bệnh viện cuối cùng cũng hiểu chúng tôi đang nói về cái gì”, ông Viswanathan nói.
Ấn Độ có hơn 8 triệu ca Covid-19 và hơn 120.000 người tử vong. Bệnh viện gặp khó khăn do quá tải. Invento không phải công ty robot duy nhất đưa ra giải pháp hỗ trợ. Milagrow Robotics chuyên về robot lau dọn gia đình song đã đưa 5 robot đến bệnh viện, trong khi Asimov Robotics phát triển một robot để phát thuốc và dọn dẹp.
Tuy nhiên, sản xuất robot trong thời điểm dịch bệnh không hề dễ dàng. Khi Ấn Độ bước vào phong tỏa hồi tháng 3, các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa, công ty của ông Viswanathan không dễ gì mua được nguyên vật liệu từ nhà cung ứng. Việc sản xuất bị hoãn tới 3, 4 tháng, song Invento Robotics đã làm được, hoàn thành sứ mệnh cải thiện chăm sóc bệnh nhân.
Thí điểm vòng tay thông minh theo dõi cách ly tại Quảng Ninh
Vòng tay thông minh theo dõi người cách ly cho người nhập cảnh không dùng smartphone sẽ được triển khai thí điểm tại Quảng Ninh từ 1/7.
Cụ thể, người nhập cảnh nếu không sử dụng smartphone, sẽ được nhận và đeo vòng tay thông minh. Trong trường hợp sử dụng smartphone, người dùng nhận sim điện thoại, được yêu cầu cài đặt và sử dụng các ứng dụng VHD (Vietnam Health Declaration) và Bluezone. Việc sử dụng các công cụ này sẽ được triển khai ngay tại cửa khẩu. Người dùng sẽ phải sử dụng trong 28 ngày sau đó.
Tương tự trên ứng dụng di động, vòng tay thông minh cũng có sẵn mã QR Code. Mã này được dùng để quét mỗi khi người dùng đến cơ sở cách ly, bao gồm cả khi cách ly tập trung hay khi cách ly tại nhà. Do không sử dụng smartphone, người dùng vòng tay sẽ được các cán bộ tại cơ sở cách ly hoặc người được phân công giám sát hỗ trợ cập nhật các thông tin về sức khỏe hàng ngày, chẳng hạn thân nhiệt hoặc các dấu hiệu sức khỏe bất thường.
Một mẫu vòng tay thông minh dùng trong quản người cách ly, được một số nước trên thế giới sử dụng.
Khi cách ly tại nhà, người nhập cảnh vẫn phải tuân theo các quy định về phòng chống dịch. Nếu sử dụng smartphone, cần nhận diện bằng khuôn mặt hoặc giọng nói trên ứng dụng VHD 3 lần mỗi ngày, theo 3 khung giờ (7h - 9h, 13h - 15h, 19h - 21h). Nếu dùng vòng tay thông minh, người dùng sẽ phải đeo liên tục và được giảm sát bởi nhân sự được phân công tiếp nhận.
Có hai loại vòng tay thông minh hỗ trợ quản lý người cách ly tập trung và sau cách ly tập trung: vòng tay Bluezone và vòng tay định vị di động (GPS).
Vòng tay Bluezone sử dụng mã nguồn mở Bluezone và thời lượng pin 30 ngày. Thiết bị này dùng trong các trường hợp người dùng không sử dụng smartphone. Trong khi đó, vòng tay định vị GPS có thêm tính năng định vị và một số cảm biến để xác định vị trí người đeo. Thiết bị có khả năng cảnh báo nếu người đeo ra khỏi khu vực cho phép hoặc tháo vòng. Pin có thời lượng 30 ngày và có thể sạc để tái sử dụng.
Theo Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, việc kết hợp hai loại vòng tay Bluezone và vòng tay định vị GPS có thể sử dụng cho các khu cách ly, cách ly một nhóm người hay một gia đình. Đại diện Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đã giao cho một công ty Việt Nam phát triển vòng tay này. Sản phẩm được thử nghiệm từ đầu tháng 6 với một số chuyến bay về Việt Nam.
Trước Việt Nam, nhiều nước đã thử nghiệm vòng đeo tay điện tử theo dõi người cách ly. Tại Hong Kong, từ 19/3, tất cả khách nhập cảnh sẽ được gắn một vòng tay có định vị giúp chính quyền kiểm soát việc tự cách ly tại nhà. Năm ngoái, Hàn Quốc cũng đã áp dụng biện pháp này với những cá nhân vi phạm các quy tắc tự cách ly, như đi ra ngoài mà không báo trước, không trả lời các cuộc gọi điện thoại kiểm tra sức khỏe.
Thời gian qua, nhiều ứng dụng công nghệ đã được triển khai trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, như các ứng dụng khai báo y tế, truy vết. Tại các địa phương có dịch, những giải pháp như bản đồ dịch tễ điện tử, phần mềm đánh giá nguy cơ lây nhiễm, cũng được triển khai. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, "ứng dụng công nghệ là giải pháp buộc phải thực hiện để phòng chống dịch". Công nghệ bắt buộc cũng là một trong ba mũi tấn công dịch được Chính phủ đưa ra, bên cạnh xét nghiệm chủ động và vắc-xin quyết định.
Đề cao vai trò của công nghệ, nhưng các chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh "cần sử dụng công nghệ kết hợp với quy định quản lý, biện pháp hành chính, mới là giải pháp hiệu quả hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19".
Bắc Ninh dẫn đầu về tỷ lệ người cài app phát hiện tiếp xúc gần trên dân số Với tổng số 609.286 lượt tải và cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone tính đến 17h ngày 17/6, chiếm 44,51% dân số, Bắc Ninh vừa vượt qua Đà Nẵng để vươn lên dẫn đầu cả nước về tỷ lệ cài Bluezone trên dân số. Bắc Ninh muốn nâng hiệu quả hỗ trợ chống dịch của Bluezone Trong hơn 1...