Robot được điều khiển bằng ý nghĩ
Một robot do người tàn tật điều khiển bằng sóng não vừa được thử nghiệm tại một bệnh viện ở Thụy Sĩ.
Tín hiệu điện từ não Mark Andre Duc được mã hóa để điều khiển robot cách ông khoảng 100 km. Ảnh: AP.
Mark-Andre Duc, một người đàn ông bị liệt trong bệnh viện thành phố Sion, Thụy Sĩ – dùng ý nghĩ để điều khiển một máy tính trong phòng. Sau đó mệnh lệnh được truyền sang một máy tính khác để điều khiển một robot ở thành phố Lausanne, nơi cách bệnh viện khoảng 100 km, AP đưa tin.
Suy nghĩ của Duc – hay chính xác hơn là các tín hiệu điện phát ra từ não của Duc khi ông tưởng tượng những ngón tay liệt của ông cử động – được thu nhận bởi các điện cực trong mũ mà ông đội. Chiếc máy tính xách tay trong phòng của ông mã hóa những tín hiệu điện thành mệnh lệnh ngay lập tức. Mệnh lệnh – chỉ bao gồm sang phải hoặc sang trái – được chiếc máy tính truyền tới một máy tính ở tận Lausanne để điều khiển một robot di chuyển xung quanh phòng thí nghiệm.
Jose Millan, một giáo sư của Đại học Bách khoa Liên bang tại thành phố Lausanne, là người thiết kế hệ thống nói trên. Ông là chuyên gia về các giao diện giữa người và máy.
Video đang HOT
“Kĩ thuật tương tự có thể được áp dụng để giúp người tàn tật điều khiển xe lăn. Sau khi xe lăn chuyển động, não có thể nghỉ ngơi, nếu không người điều khiển sẽ cảm thấy mệt mỏi”, Millan nói.
Duc mất khả năng điều khiển hai chân và các ngón tay sau một cú ngã. Giờ đây ông là một người bị liệt một phần. Ông nói rằng điều khiển robot không phải là việc khó.
“Nhưng khi tôi có cảm giác đau thì việc điều khiển trở nên khó khăn hơn”, ông nói.
Nhưng công nghệ của Millan cũng có khiếm khuyết. Theo Millan, tiếng ồn từ môi trường xung quanh, cảm giác đau và sự phân tán tư tưởng của người điều khiển robot có thể khiến mệnh lệnh không tới được robot.
“Ngoài việc giúp người tàn tật di chuyển, hệ thống còn có thể được sử dụng để giúp bệnh nhất phục hồi các cảm giác”, nhóm nghiên cứu khẳng định.
Theo VnExpress
Giáo viên mầm non sẽ chỉ làm việc 6 tiếng/ngày
Theo dự thảo hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, giáo viên mầm non dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày làm việc 6 giờ, làm vượt sẽ được nhận tiền lương dạy thêm giờ.
Dự thảo cũng cho biết, giáo viên mầm non (GV MN) chỉ làm việc 5 ngày/tuần. Như vậy 1 năm, GV MN sẽ phải tham gia 1.050 giờ dạy. So với các cấp học còn lại thì số giờ dạy của GV MN vẫn ở mức rất cao. Cụ thể ở bậc tiểu học GV dạy 23 tiết/tuần tương ứng với 805 giờ dạy/năm (riêng với GV dạy ở trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thì định mức là 21 tiết/tuần).
Đối với cấp THCS thì GV dạy 19 tiết/tuần tương ứng với 735 giờ dạy/năm, GV dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật đảm nhần 17 tiết/tuần. Đối với cấp THPT thì GV dạy 17 tiết/tuần tương ứng với 629 giờ dạy/năm, GV dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú thì chỉ phải đảm nhận 15 tiết/tuần tương ứng với 555 giờ dạy.
Theo dự thảo này thì một năm GV MN và tiểu học làm việc 35 tuần. Đối với cấp THCS và THPT thì làm việc 37 tuần/năm. Riêng đối với TCCN thì định mức giờ dạy/ năm của mỗi GV do hiệu trưởng nhà trường quyết định cho từng năm học theo quy định đã ban hành
Dự thảo cũng cho hay, đối tượng áp dụng của thông tư liên tịch này, bao gồm: Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương và đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm trại, phòng thí nghiệm. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Theo dự thảo thì số giờ dạy thêm/năm = [Số giờ thực dạy/năm số giờ quy đổi hoặc miễn giảm (nếu có)] - Định mức giờ dạy/năm Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm/ năm nhân với tiền lương dạy thêm 1 giờ (Tiền lương dạy thêm 1 giờ = Tiền lương 1 giờ dạy nhân với 150%) Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư này không quá 200 giờ dạy/năm.
Dự thảo cũng nhấn mạnh, chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở các cơ sở GD MN dạy 2 buổi/ngày và ở cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Các cơ sở GD MN dạy 2 buổi/ngày, các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, bộ môn đủ nhà giáo theo định mức biên chế, chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, hoặc đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay...
N.H
Theo dân trí
Khuyết 2 chân vẫn nhảy hiphop cực tài Màn biểu diễn điêu luyện khiến người xem khó tin đây là một người tàn tật. Động tác điêu luyện thuần thục, phong cách thể hiện cuốn hút... hàng trăm khán giả sẵn sàng lưu lại hàng giờ để xem anh biểu diễn. Đây không phải là một nghệ sỹ đường phố bình thường mà trên thực tế nhân vật này còn là...