Rộ tin Việt Nam là thị trường châu Á duy nhất bị Disney+ “bỏ rơi” khiến netizen kêu trời, thực hư ra sao?
Trong kế hoạch phát triển thị trường châu Á năm 2021, Disney không nhắc đến Việt Nam làm nhiều khán giả thất vọng.
Từ khi ra mắt, hệ thống truyền hình trực tuyến Disney đã chứng minh thế mạnh và tiềm lực của mình khi sở hữu kho tàng nội dung khổng lồ và liên tục sản xuất các bộ phim mới. Thế giới phim Marvel, Star Wars và toàn bộ các tác phẩm của Disney hay Fox đều có thể được tìm thấy tại Disney , khiến thương hiệu này trở thành đối thủ đáng gờm của Netflix.
Sự thành công của Disney tại thị trường Âu – Mỹ giúp thúc đẩy thương hiệu này hướng tới thị trường châu Á.
Lợi thế của Disney chính là kho nội dung khổng lồ
Mới đây, một số trang mạng xã hội bất ngờ đưa tin rằng Disney đã có kế hoạch ra mắt ở khắp thị trường châu Á, ngoại trừ Việt Nam khiến cư dân mạng hoang mang. Nhiều khán giả bày tỏ thái độ chán nản, tức tối vì “muốn xem phim bản quyền mà cũng không được”. Tuy nhiên, thông tin này chưa hẳn là đúng.
Thời điểm hiện tại, Disney đang có khoảng 36,9 triệu người dùng xem phim trực tuyến ở thị trường Châu Á – Thái Bình Dương. Trong năm nay, hãng có ý định đẩy con số này lên 56,5 triệu người dùng, tăng doanh thu lên mức 800 triệu USD bằng cách mở rộng dịch vụ ở nhiều nước châu Á.
Nhật Bản, Singapore và Malaysia là 3 thị trường châu Á đã có Disney . Cuối tháng 6, dịch vụ Disney Hotstar (phiên bản Disney với đa dạng nội dung hơn) sẽ ra mắt ở Thái Lan.
Trong năm nay, Disney có kế hoạch mở rộng tới các thị trường là Hong Kong, Macau, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan. Theo trang Variety , Việt Nam là thị trường lớn duy nhất ở châu Á chưa có kế hoạch triển khai Disney . Bên cạnh Việt Nam, vẫn còn các nước châu Á khác không nằm trong kế hoạch của Disney. Thực tế ở Việt Nam, vấn nạn xem phim lậu vẫn quá mạnh mẽ, các trang chiếu không bản quyền mọc lên như nấm cũng làm giảm cơ hội kiếm tiền của nhiều hệ thống như Netflix, VieON, FPT Play…
Các bộ phim độc quyền của Disney đều được đánh giá cao
Như vậy, rất có thể khán giả Việt sẽ có cơ hội đón nhận Disney vào năm 2022. Trong tương lai, Disney đang triển khai kế hoạch sản xuất phim ở từng nước, nổi bật là Ấn Độ và khả năng cao sẽ có Hàn Quốc và Nhật Bản.
8 sự thật ngỡ ngàng của phim Disney: Elsa vốn dĩ không đáng ngưỡng mộ như vậy, Beyoncé còn từng quay vào ô "mất lượt"!
Nhờ những chi tiết này mà quá trình sản xuất phim Disney trở nên đáng tò mò hơn bao giờ hết!
Video đang HOT
Không chỉ sở hữu cốt truyện sáng tạo, phim Disney còn thu hút khán giả bởi nhiều câu chuyện hậu trường thú vị. Nếu từng mê mẩn trước những thước phim hoạt hình hấp dẫn, hay bị chinh phục bởi dàn nhân vật đáng yêu thì đừng bỏ qua 10 bí mật sau đây đến từ đội ngũ sản xuất phim. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi cũng đủ để thấy thế giới Disney muôn màu, muôn vẻ lắm đấy!
1. Bạch Tuyết đích thực là "chị đại" khi mở đầu thời kỳ vàng son của Disney, ít ai biết ông chủ hãng phim từng thế chấp cả nhà để có thêm kinh phí vẽ
Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn là phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên của Disney, tiếc là thời điểm sản xuất phim cũng là khi bùng nổ khủng hoảng kinh tế 1929 - 1939. Vì vậy, Walt Disney không chỉ vay tiền mà còn sẵn sàng thế chấp toàn bộ căn nhà để có thêm kinh phí sản xuất.
Walt Disney nhận giải Oscar kèm theo 7 chiếc tượng nhỏ tượng trưng cho Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn
Là một tác phẩm mang tính sống còn nên thật may mắn khi nàng Bạch Tuyết được khán giả Hoa Kỳ đón nhận nồng nhiệt. Với doanh thu lên tới 8 triệu USD ở năm 1938, bộ phim được coi là màn cứu tinh tuyệt vời, vừa nâng cao tên tuổi Walt Disney, vừa giúp hãng phim thoát cảnh nợ nần hậu khủng hoảng kinh tế.
2. Vua sư tử Simba suýt biến thành "chúa tể rừng xanh" cho tới khi đoàn làm phim nhận ra đó là danh xưng dành cho... hổ
Vì lầm tưởng "chúa tể rừng xanh" là sư tử mà ekip sản xuất đứng sau The Lion King suýt đặt phim là King Of The Jungle . Thực tế, đây là danh xưng dành cho loài hổ. Loài động vật săn mồi này còn được gọi là "chúa sơn lâm", trong khi sư tử như nhân vật Simba thì thường được coi là "vua của muôn loài".
Còn có 2 cái tên khác từng được cân nhắc trở thành tiêu đề cho phim, đó là: King Of The Kalahari và Lions
3. Disney từng cân nhắc 4 nữ diva vào vai Tiana, tiếc là Beyoncé lỡ mất cơ hội chỉ vì bỏ qua buổi thử giọng
Disney từng có ý định mời 4 nữ diva sau đây đến lồng tiếng cho nữ chính Tiana trong The Princess And The Frog : Beyoncé, Tyra Banks, Jennifer Hudson và Alicia Keys. Họ đều là những siêu sao người Mỹ gốc Phi nổi bật tại Hollywood, trong đó Beyoncé được xem là sự lựa chọn hàng đầu.
Beyoncé là ứng cử viên nặng ký cho giọng nói của nhân vật Tiana
Thế nhưng, vì lịch trình bận rộn nên Beyoncé không tham gia buổi thử giọng, qua đó mất cơ hội vào tay Anika Noni Rose - một diễn viên Broadway từng diễn chung cùng Beyoncé ở phim nhạc kịch Dreamgirls.
4. Nhờ bản hit Let It Go mà Elsa được "quay xe" thành nhân vật chính diện, nếu không sẽ chẳng liên quan gì tới em gái Anna
Elsa vốn là nhân vật phản diện của Frozen nhưng lại được thay đổi toàn tập nhờ vào bài hát Let It Go . Qua giai điệu sôi động cùng lời nhạc truyền cảm hứng, nhà làm phim đã quyết định biến Elsa thành người hùng của câu chuyện. Đó cũng là khi nữ chính Anna biến thành em gái Elsa, kéo theo nhiều thay đổi về nội dung và thông điệp.
Nguyên tác của Elsa trong truyện cổ Andersen là nhân vật Bà Chúa Tuyết - một kẻ ác với trái tim vô cảm và băng giá
5. Raya And The Last Dragon là phim đầu tiên sản xuất qua Zoom, chất lượng vẫn rất mê ly mặc cho bối cảnh làm việc giãn cách
Vì phải làm việc trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh COVID-19 nên đội ngũ họa sĩ của Raya And The Last Dragon hoạt động vất vả hơn bao giờ hết. Có rất nhiều bất tiện trong lúc làm việc nhóm, nhất là khi trình bày bản vẽ qua Zoom khiến hiệu quả công việc chậm hơn mong muốn.
Họa sĩ Liza Rhea của phim từng chia sẻ với trang Creative Boom: "Chúng tôi gặp rất nhiều thử thách khó khăn về kỹ thuật, cùng với đó là hàng loạt tình huống phát sinh"
Vì tình hình dịch bệnh mà thảm đỏ công chiếu phim cũng phải tổ chức online
6. Disney đầu tư công nghệ triệt để nhằm vẽ thêm nhân vật quần chúng cho Mulan, nhìn thành quả sau đây mà ưng mắt quá trời
Cuối thập niên 1990, Disney đã tự tay phát triển một phần mềm mới có tên Attila nhằm phục vụ quá trình sản xuất phim Mulan . Đây là dự án hoạt hình đầu tiên có lượng nhân vật quần chúng lên tới hàng trăm, hàng nghìn nên việc mô phỏng chuyển động trở nên rất vất vả.
Nhờ phần mềm Attila cộp mác Disney mà chuyển động của đám đông và quân đội trong Mulan sinh động hơn hẳn
7. Đằng sau nhân vật bé Boo trong Monsters, Inc. là cả một quá trình lồng tiếng vui nhộn, nhìn phòng thu mà tưởng đâu nơi trông trẻ
Để lồng tiếng cho nhân vật Boo, ekip làm phim đã theo chân cô bé Mary Gibbs đi khắp trường quay để ghi lại âm thanh nô đùa tự nhiên nhất. Họ đồng thời sử dụng "vũ khí" đồ chơi mỗi lúc diễn viên nhí không hợp tác. Theo lời kể của chính Mary Gibbs sau này thì trải nghiệm lồng tiếng phim cực vui vẻ, cứ như một dịp đi chơi vậy.
Mary Gibbs là con gái của một họa sĩ trong Monsters, Inc - ông Rob Gibbs
8. Người lồng tiếng Mickey - Minnie là vợ chồng ngoài đời thật, không chỉ yêu nhau đến khi "răng long đầu bạc" mà còn kết hợp làm việc cực ăn ý
Nếu như Mickey và Minnie luôn bày tỏ tình cảm thắm thiết trên phim thì ở ngoài đời, 2 nghệ sĩ lồng tiếng cho cặp đôi này cũng đã kết hôn và sống với nhau hạnh phúc. Ông Wayne Allwine bắt đầu làm việc từ năm 1977, sớm hơn bà Russi Taylor khoảng 10 năm. Đây là 2 giọng nói gắn bó lâu dài nhất với Disney, họ làm việc chăm chỉ cho tới khi qua đời.
Wayne Allwine và Russi Taylor kết hôn năm 1991 và ở bên nhau cho đến khi Allwine qua đời vào năm 2009
Nhà sản xuất Gravity Falls cáo buộc Disney "giả tạo", lừa lọc để kiếm tiền từ người đồng tính Phản ứng bất ngờ của nhà sản xuất hoạt hình Gravity Falls nổi tiếng khiến nhiều khán giả nghi ngờ về tính trung thực của Disney với cộng đồng LGBT. Tháng 6 thường được biết đến với tên gọi là "tháng tự hào" (Pride Month) để kêu gọi ủng hộ cho cộng đồng LGBT . Các doanh nghiệp trên thế giới cũng thường...