Rộ tin đặc vụ Ukraine hỗ trợ UAV cho phe đối lập Syria
Các tay súng lực lượng đối lập Syria được cho là đã nhận khoảng 150 máy bay không người lái (UAV) từ các đặc vụ tình báo Ukraine.
Báo The Washington Post ngày 11.12 đưa tin tình báo Ukraine đã gửi 20 đặc vụ chuyên về UAV, cùng 150 UAV tự sát góc nhìn thứ nhất (FPV) đến trụ sở của nhóm đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tại tỉnh Idlib.
Hoạt động trên của Ukraine đã diễn ra cách đây khoảng 1 tháng, trước khi liên minh đối lập do HTS dẫn đầu phát động cuộc tấn công lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Giới chức Ukraine chưa phản hồi về thông tin này.
Rộ tin đặc vụ Ukraine hỗ trợ UAV cho phe đối lập Syria
Tại Syria, Ukraine được cho là đã hiện diện và hỗ trợ phe đối lập trong một thời gian. Báo Kyiv Post hồi tháng 6 dẫn nguồn tin cơ quan tình báo Ukraine (GUR) tiết lộ: “Kể từ giai đoạn đầu cuộc chiến tại Syria, lực lượng đối lập Syria, với sự hỗ trợ của đặc vụ Ukraine, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào cơ sở quân sự Nga hiện diện tại khu vực”.
Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Nga từng cáo buộc phe đối lập Syria đã nhận UAV từ Ukraine và được sĩ quan Ukraine đào tạo, điều mà Kyiv trước đây phủ nhận.
Xe tăng của quân chính phủ bị bỏ lại bên đường ở thành phố Aleppo, Syria ngày 11.12. ẢNH: REUTERS
Hoạt động hỗ trợ của Ukraine cho phe đối lập được đánh giá chỉ có tác động khiêm tốn, song điều này cho thấy mảnh ghép của một bức tranh rộng hơn khi cuộc đối đầu Nga – Ukraine còn lan đến những khu vực khác. Hồi tháng 7, Ukraine từng hỗ trợ phe đối lập ở một quốc gia châu Phi là Mali phục kích nhóm lính đánh thuê Wagner – lực lượng thân Nga và hỗ trợ chính phủ Mali.
Nga là một đồng minh lâu năm của chính phủ ông al-Assad và đã hỗ trợ ông rời Syria, cũng như cấp quy chế tị nạn. Giới quan sát cho rằng việc ông al-Assad bị lật đổ không chỉ ảnh hưởng đến các căn cứ quân sự chiến lược của Nga đặt tại Syria, mà còn tác động đến hiện diện của Moscow ở Trung Đông nói chung.
UNESCO vinh danh xà phòng thủ công nổi tiếng của Syria
Ngày 3/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa xà phòng thủ công nổi tiếng của thành phố Aleppo, Syria vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể, trong bối cảnh thành phố thứ hai của Syria một lần nữa bị tàn phá bởi xung đột.
Xà phòng thủ công của thành phố Aleppo, Syria được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: AFP
Theo UNESCO, những thợ thủ công đã làm ra sản phẩm này bằng "kiến thức và kỹ năng truyền thống" có tuổi đời 3.000 năm, dựa vào sự kết hợp giữa các thành phần tự nhiên, được sản xuất tại địa phương và quy trình sấy khô có thể mất tới 9 tháng.
Đánh giá sự thiết yếu của xà phòng với cộng đồng ở đây, UNESCO cho biết "quy trình sản xuất hợp tác thúc đẩy sự gắn kết của cộng đồng và gia đình".
Với vẻ ngoài thô kệch, xà phòng Aleppo được cho là loại xà phòng sinh thái nhất và được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh. Thay vì mỡ động vật, xà phòng Aleppo được sản xuất từ dầu ô liu, dầu hạt nguyệt quế. Đặc biệt, xà phòng Aleppo đòi hỏi rất nhiều thời gian chế biến: 3 ngày để nấu hỗn hợp dầu thành xà phòng, nhưng phải mất từ 9-12 tháng để phơi khô.
Trước thời điểm xảy ra xung đột tại Syria, sản xuất xà phòng ở Aleppo từng là một ngành sản xuất quan trọng của Syria, với sản lượng 20.000 tấn/năm vào năm 2010. Tuy nhiên, giao tranh đã khiến sản lượng xà phòng sụt giảm thê thảm chỉ còn vài chục tấn mỗi năm. Xung đột cũng làm phân tán các nhà sản xuất. Trong số 100 nhà máy xà phòng trong thành phố, chỉ còn khoảng 10 nhà máy còn hoạt động, nhiều nhà máy đã chuyển đến Damascus hoặc Thổ Nhĩ Kỳ lân cận có điều kiện khí hậu tương tự cho việc sản xuất, song họ cũng đang phải đối mặt với chi phí sản xuất cao. Những diễn biến bạo lực gần đây cũng làm dấy lên lo ngại về những ảnh hưởng đối với nền kinh tế vừa mới hồi phục của thành phố này.
Ngoài xà phòng, Al-Qudoud al-Halabiya, một thể loại âm nhạc truyền thống của Aleppo cũng nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Bản thân thành phố Aleppo cũng được công nhận là di sản thế giới vào năm 1986 - và đã được đưa vào danh sách các di sản nguy cấp vào năm 2013 trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài.
Phiến quân HTS ở Syria là ai và vì sao lực lượng này tấn công Aleppo? Cuối tuần vừa qua, phiến quân dưới sự lãnh đạo của lực lượng HTS đã tấn công dữ dội và chiếm thành phố Aleppo, khiến chính quyền Syria phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất trong nhiều năm. Phiến quân Syria tại khu vực ngoại ô thành phố Aleppo. (Nguồn: Guardian) Cuộc tấn công diễn ra nhanh chóng từ thứ Tư...