Rộ mốt điện thoại sang trọng giá 15 triệu.
Gần đây thị trường đang rộ lên phong trào dùng điện thoại siêu sang, với giá gần 20 triệu đồng mà chỉ bao gồm các chức năng cơ bản như nghe gọi và nhắn tin. Chiếc điện thoại này không mạnh về công nghệ nhưng lại cuốn hút người dùng bởi vẻ đẹp tinh tế.
Các chi tiết được thiết kế cầu kỳ, làm bằng các vật liệu quý hiếm, được mài dũa cẩn thận. Chiếc điện thoại mang tên S Design được các doanh nhân đặc biệt ưa thích, nó còn là biểu tượng cho sự giàu có và sang trọng.
Bắt nguồn cảm hứng từ những tiêu chuẩn chính xác của đồng hồ Grand Complication, S Design là một tác phẩm của tay nghề thủ công khéo léo. Mang phong cách thời trang từ những chất liệu quý hiếm như platin, vàng, kim cương và được lắp ráp hoàn toàn thủ công, S Design được đánh giá là một trong những thiết bị cầm tay đẹp nhất từ trước đến nay.
S Design làm nổi bật sự tương phản giữa cảm nhận da thuộc khâu tay với hợp kim cao cấp, mang lại cho người dùng cảm giác của sự vững bền. Đặc biệt, bàn phím được sản xuất khá phức tạp. Bàn phím được chiếu sáng từ bên cạnh với những thấu kính tí hon nằm phía dưới phím. Những thấu kính này được thiết kế kỹ lưỡng để tăng cường ánh sáng, ánh sáng này được truyền qua một lớp polymer có chất lượng quang học và một lớp mực màu bạc trong mờ. Từng phím trong số 18 phím trên bàn phím S Design đều được nâng đỡ bởi một vòng bi bằng ngọc ruby. Với những sáng tạo độc đáo cả về kiểu dáng, cấu tạo và chất liệu, S Design xứng đáng là người bạn đồng hành và là biểu tượng của giới doanh nhân thành đạt.
Những bí ẩn chế tạo điện thoại S Design được cất giấu bên trong nhà xưởng duy nhất của hãng ở Đài Loan. Đối lập với hình thức sản xuất đại trà, nơi mà khung vỏ điện thoại bằng nhựa được chế tạo với số lượng hàng trăm ngàn sản phẩm theo phương pháp đổ khuôn nhựa, đúc hoặc rập. Với công nghệ gia công cơ khí thủ công của S Design chỉ có thể áp dụng ở quy mô nhỏ và sản xuất từng chiếc một mà thôi. Sản xuất thủ công là giải pháp duy nhất giúp S Design tạo ra những chiếc điện thoại hoàn hảo, tinh vi và phức tạp nhất.
Để trở thành một kĩ sư đủ phẩm chất tạo ra điện thoại S Design, các kỹ sư cần trải qua khóa huấn luyện từ 3-5 năm. Trong quá trình làm việc, nhân viên được giúp sức bằng một chương trình hướng dẫn tương tác hiển thị trên một màn hình. Các linh kiện được đưa tới những kỹ sư lắp máy, đồng thời màn hình trước mặt sẽ ghi chú rõ từng bước tiếp theo cần làm gì.
Video đang HOT
Cấu thành nên một chiếc điện thoại S Design là rất nhiều các linh kiện, bộ phận bé nhỏ và tất cả trong số chúng đều phải trải qua các bước kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Một số chi tiết phức tạp có tỉ lệ loại bỏ lên tới 80%. Chính vì những yêu cầu khắt khe về độ chính xác này, S Design không chấp nhận việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Anh Hải Long, Giám đốc một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội chia sẻ “Tôi rất thích S Design vì nó được làm bằng các chất liệu cao cấp khiến chiếc điện thoại lúc nào cũng sáng bóng. Vẻ sang trọng của S Design đem lại cho tôi niềm tự hào trước đám đông. Bạn bè tôi cũng thích dùng chiếc điện thoại này, và tôi sẽ còn đặt mua nhiều máy cho bạn bè và tặng đối tác làm ăn.”
Một khách hàng khác, Anh Việt – đang là bộ ngân hàng chia sẻ: “Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi vẻ đẹp của S Design, sản phẩm được chăm sóc tỉ mỉ đến từ vỏ hộp, thân máy, các phím bấm. Tôi rất tự tin khi sử dụng chiếc điện thoại cao cấp này.”
Sản phẩm S Design đang được TSmobile đang được bán với giá khuyến mại là 15 triệu đồng một chiếc, sản phẩm được miễn phí vận chuyển toàn quốc và số lượng hàng có hạn nên các quý khách cần liên hệ sớm với TSmobile để có thể nhận được máy sớm nhất, tránh tình trạng cháy hàng
Để có thông tin chi tiết xin liên hệ:Website: http://tsmobile.com.vn/ hoặc http://dienthoaichat.vn/
Theo Khampha
"Thi đua đóng kịch": Từ phong trào trở thành ép buộc
Kiêu "thi đua đóng kịch" của các cơ sở giao duc mà báo Tuổi Trẻ nêu không đúng với chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Hiện tượng nay chỉ xảy ra tại một số cơ sở giáo dục, không phải cơ sở nào cũng có. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý khăng đinh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vân đê thu hut rât nhiêu sư quan tâm cua ban đoc trong tuân qua, Thứ trưởng Trần Quang Quý chia sẻ:
- Mỗi phong trào thi đua có mục đích, tiêu chí thi đua và đánh giá thi đua cụ thể. Nhưng do ngành giáo dục, với hơn 1,2 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý, gần 17 triệu học sinh, sinh viên từ bậc tiểu học đến đại học, tham gia phong trào thi đua nên việc tuyên truyền, phát động trong toàn ngành để tất cả mọi người hiểu rõ được mục đích phong trào thi đua còn hạn chế. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện có một số cơ sở, địa phương tổ chức triển khai còn tùy tiện không xác định rõ mục tiêu dẫn đến ép buộc, làm mất tính tự giác của các thầy cô và học trò trong tham gia thực hiện phong trào.
* Hiện nay có rất nhiều phong trào, hoạt động được đưa vào nhà trường có thể giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, có những phong trào duy trì hàng chục năm qua như "Kế hoạch nhỏ". Tuy nhiên, do nhiêu nguyên nhân, hiên nay nhiêu phong trào, hoạt động bị bóp méo, biến tướng. Theo ông, có nên duy trì những hoạt động này không? Nếu có thì cần điều chỉnh từ đâu?
- Các phong trào thi đua trong nhà trường nhìn chung được xây dựng và tổ chức thực hiện với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học; các phong trào "Dạy tốt - học tốt", "Kế hoạch nhỏ"... đã gắn bó cùng nhà trường và các thế hệ thầy trò hơn nửa thế kỷ qua. Có thể khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của các phong trào trên trong việc đóng góp vào sự phát triển ngành giáo dục nói riêng và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
"Tránh phát động nhiều phong trào thi đua trong cùng một thời gian và các phong trào thi đua với nội dung quá rộng và chung chung, không gần gũi, khó thực hiện"
Nhưng hiện nay nhà trường, thầy cô giáo và cả phụ huynh học sinh đã bỏ qua việc giải thích cho học sinh ý nghĩa của các phong trào, hoạt động giáo dục, đã không tổ chức được cho học sinh tự nguyện tham gia để qua đó giáo dục học sinh mà chỉ làm sao có kết quả, thành tích để báo cáo. Đây rõ ràng là việc cần phải nghiêm khắc nhìn nhận lại để thay đổi và cần bắt đầu từ nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo. Trước tình trạng nhiều phong trào trong nhà trường bị hình thức hóa, các cấp quản lý cần có văn bản hướng dẫn và triển khai tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng cũng cần được nâng cao để các phong trào thi đua đi vào thực chất.
* Về phía trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, cần tiếp tục có chỉ đạo thế nào để khắc phục?
- Bộ GD-ĐT sẽ rà soát và xây dựng các văn bản, hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành, trong đó thống nhất về mục tiêu chỉ đạo như sau:
Phong trào thi đua cần gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tổ chức, nội dung thi đua cần được cụ thể hóa với từng đối tượng, với các tiêu chí được định lượng cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Khen thưởng cần được tổ chức trong môi trường bình đẳng: cán bộ quản lý được đánh giá với cán bộ quản lý trong việc thực hiện vai trò trách nhiệm được giao; giáo viên, giảng viên, người lao động cần được đánh giá theo nhiệm vụ được phân công và lựa chọn khen thưởng theo tiêu chí và trong phạm vi của cá nhân được phân công. Việc đánh giá theo từng đối tượng sẽ làm cho công tác đánh giá được thực hiện dễ dàng hơn, tiêu chí đánh giá sẽ sát thực hơn, đồng thời khuyến khích khen thưởng, động viên người lao động trực tiếp.
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường công tác khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề (ai làm tốt việc gì khen thưởng việc đó) để công tác khen thưởng thiết thực và hiệu quả hơn; nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo viên, giảng viên, công chức toàn ngành trong việc đánh giá, suy tôn và xét khen thưởng; cần lựa chọn tiêu biểu, chú trọng hơn nữa tới công tác tuyên truyền, để những tập thể, cá nhân được khen thưởng có thể ảnh hưởng, nhân rộng trong đơn vị và toàn ngành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót đáng tiếc và ảnh hưởng tới hoạt động của ngành, phát hiện kịp thời những điển hình tiên tiến để nhân rộng, nêu gương.
Thư trương Bô GD-ĐT Trân Quang Quy:
Nêp lam thi đua cu
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý - Ảnh: M.Đ.
Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng phần lớn là kiêm nhiệm, không được đào tạo nên không biết cách tổ chức thực hiện phong trào một cách bài bản; chỉ đạo, tổ chức phong trào mang tính hành chính; chưa biết cụ thể hóa các phong trào cho phù hợp với từng đối tượng.
Ví dụ: giáo viên ở các cấp học, nhân viên phục vụ tại các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý các cấp phải có tiêu chí thi đua khác nhau; mỗi địa bàn, địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau phải có yêu cầu, tiêu chí đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, do nếp làm thi đua cũ còn tồn tại trong cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác thi đua nên dẫn đến hiệu quả của công tác này còn thấp.
Theo Tuoitre
Trung Quốc: Tấn công khủng bố đồn cảnh sát Tân Cương Giới chức ở Tân Cương, Trung Quốc, cho hay một nhóm những kẻ được trang bị dao và thuốc nổ đã tấn công khủng bố đồn cảnh sát ở Tân Cương vào ngày hôm nay 30/12. 8 tên đã bị tiêu diệt. Theo trang web chính thức của chính quyền Tân Cương, khu vực với phần đa là người Hồi giáo Duy Ngô...