RMIT ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin
Điểm đặc sắc của chương trình cử nhân CNTT tại RMIT là học sinh có thể hoàn thành khóa học trong vòng 2,5 năm và bằng cấp được công nhận toàn cầu.
Chiều 17/10, tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT đã tổ chức lễ ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin. Khóa đầu tiên tại đây sẽ khai giảng vào tháng 2/2014. Buổi lễ nhận được sự quan tâm của không chỉ phụ huynh và học sinh cuối cấp phổ thông trung học mà còn của nhiều người đang làm việc trong ngành công nghiệp sôi động này. Tại buổi lễ này, tiến sĩ Anna Shillabeer nói: “Học CNTT không phải chỉ để làm việc với máy móc, mà là để làm việc với con người”. Lời phát biểu của cô nhận được sự đồng tình của không ít người đến tham dự sự kiện.
Giải thích về phát biểu của mình, tiến sĩ Anna Shillabeer – trưởng khoa CNTT, Đại học RMIT, nhấn mạnh: “Phụ nữ có những thế mạnh riêng về khả năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết phục, vì vậy, không nên chỉ nghĩ CNTT là dành cho nam giới, và chỉ có nam giới mới thành công. Rất nhiều vị trí quản lý cao cấp về CNTT trên thế giới do phụ nữ đảm nhiệm. Các bạn có biết chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Yahoo, Marissa Mayer là một người phụ nữ, bà cũng từng là quản lý cao cấp tại ‘đế chế’ Google”. Cô cũng hóm hỉnh đưa ra nhận xét: “Tại RMIT, chúng tôi dạy các chàng trai cách giao tiếp và làm việc với con người, dạy các cô gái cách để làm chủ máy móc và công nghệ; kết hợp với đào tạo kỹ năng tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin. Đó là cách giáo dục toàn diện cho một ngành học khô khan như CNTT”.
Tiến sĩ Anna Shillabeer giới thiệu về chương trình.
Điểm đặc sắc của chương trình cử nhân CNTT tại RMIT là học sinh có thể hoàn thành khóa học trong vòng 2,5 năm, bằng cấp được công nhận toàn cầu và đủ điều kiện trở thành thành viên của hiệp hội máy tính Australia. Ngoài ra, chương trình chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên, thông qua việc học tập, thực hành và thực tập tại các công ty lớn về CNTT tại Việt Nam. Chương trình học đào tạo sâu hai chuyên ngành đang “hot” là lập trình ứng dụng (bao gồm cả lập trình di động và game) và thiết kế truyền thông đa phương tiện trên các nền tảng như Java và Microsoft.
Video đang HOT
Lê Xuân Bách – cựu sinh viên RMIT, đang là lập trình viên và quản trị hệ thống của tập đoàn Viettel, cho biết: “Tại RMIT, tôi được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tự tìm kiếm và tự học tốt nên khi đi làm, tôi đã hòa nhập rất nhanh và được đề bạt làm việc trong dự án chính chỉ trong vòng một tháng. Bên cạnh đó, các đồ án ở RMIT đều thực tế và cập nhật các công nghệ mới nhất, vì vậy, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở bất cứ môi trường nào”. Bạn cũng chia sẻ mình là một trong 4 sinh viên Hà Nội duy nhất “lặn lội” vào cơ sở RMIT tại TP HCM để theo đuổi chương trình này và cảm thấy vui vì cuối cùng chương trình cũng ra đến Hà Nội để “các bạn như mình sẽ không phải vất vả đi xa nữa”, Bách cho biết.
Đông đảo các bạn học sinh và phụ huynh đến tham dự chương trình.
Hồ Việt Dũng – một cựu sinh viên RMIT (tốt nghiệp cử nhân CNTT năm 2011), chia sẻ: “Tại RMIT, cái bạn học được không chỉ là kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng mềm mà còn là các mối quan hệ, cách làm việc trong môi trường đa văn hóa và chuẩn mực quốc tế. Đây chính là các tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần ở nhân viên của mình nên tỷ lệ sinh viên ra trường có các công việc tốt tại các tập đoàn lớn là rất cao”. Bản thân Dũng đang làm chủ công ty của chính mình, mang tên Ideawave Vietnam.
Nguyễn Đình Hải (sinh năm 1994) – một trong những bạn trẻ đến tham dự chương trình, chia sẻ: “Em đã học qua nhiều môi trường nhưng vẫn chưa tìm được một nơi thực sự phù hợp. Em từng học CNTT ở trường đại học và học viện ở Việt Nam nhưng đều cảm thấy thiếu thiếu một điều gì đó trong chương trình đào tạo. Đó là các kỹ năng mềm. Em hy vọng chương trình tại RMIT là điều em đang tìm kiếm”.
Phạm Hồng Nhật (sinh năm 1997, PTTH Ngô Quyền, TP Hải Phòng) – một trong số những “bóng hồng” quan tâm tới chương trình, nói: “Em tự nhận thấy CNTT vẫn đang là một ngành hot và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian 3-5 năm tới, lại hiếm nữ giới trong ngành này, nên em hy vọng sẽ tận dụng được những ưu điểm đó”.
Bên cạnh xét tuyển các sinh viên mới, chương trình này còn cho phép sinh viên đang theo học hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo tại các cơ sở Aptech tại Việt Nam học liên thông và nhận bằng cử nhân CNTT do chính RMIT cấp. Tại buổi lễ ra mắt, không ít các bạn đang theo học FPT Aptech và NIIT đã trực tiếp tham khảo ý kiến tiến sĩ Anna Shillabeer về trường hợp của mình. Nếu đạt đủ điều kiện về tiếng Anh, các bạn sẽ được nhập học và được miễn giảm khoảng 1/3 số môn học bắt buộc trong chương trình.
Hạn nộp hồ sơ đăng ký học của chương trình tại Hà Nội là 13/12 cho kỳ nhập học tháng 2/2014. Đây là khóa đầu tiên tại cơ sở Hà Nội của Đại học RMIT, bạn có thể truy cập tại đây để biết thêm thông tin.
Theo TNO
RMIT ra mắt ngành công nghệ thông tin
Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam sẽ tổ chức lễ ra mắt và lần đầu tiên giới thiệu chương trình cử nhân công nghệ thông tin tại cơ sở Hà Nội. Khóa học đầu tiên sẽ khai giảng vào tháng 2/2014.
Chương trình ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao ngành công nghệ thông tin ngày càng tăng hiện nay. Đây là chương trình được công nhận chất lượng bởi Hiệp hội Tin học Australia (Australia Computer Society), một tổ chức có hiệp định thành viên hỗ trợ trên toàn thế giới.
Trong vòng ba năm học, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về lập trình và công nghệ thông tin, đồng thời, vẫn có cơ hội tìm hiểu thêm các kiến thức, kỹ năng khác ngoài lĩnh vực này.
Chương trình cử nhân công nghệ thông tin ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này ngày càng tăng hiện nay.
"Để đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng đang chờ đợi ở các chuyên gia công nghệ thông tin, chương trình đã tích hợp việc đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý dự án cùng với những kiến thức về Linux và an ninh mạng vào trong chương trình" tiến sĩ Anna Shillabeer, Trưởng khoa Công nghệ Thông tin cho biết.
Cũng theo tiến sĩ Shillabeer, phương pháp giảng dạy tại RMIT khuyến khích sinh viên suy nghĩ độc lập, thực hiện các dự án theo nhóm, phát triển khả năng lãnh đạo và biến kiến thức chuyên môn thành những giải pháp kinh doanh thực tế. Theo đó, số lượng sinh viên RMIT Việt Nam tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tìm được việc làm trong những công ty lớn tại Việt Nam và nước ngoài như Intel, Mircrosoft, CSC Global CyberSoft, TMA Solutions, FPT và TRG International đã cho thấy sự thành công của phương pháp giảng dạy.
"Nhờ kiến thức chuyên ngành vững chắc, tư duy phản biện và các kỹ năng mềm, các cử nhân công nghệ thông tin tốt nghiệp từ RMIT có thể nhanh chóng hòa nhập vào lực lượng lao động chất lượng cao và nhận được mức lương khởi điểm cao. Ngoài ra, các bạn còn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc", tiến sĩ Shillabeer chia sẻ.
Việc đưa thêm chương trình mới sẽ bổ sung ngành Công nghệ thông tin vào danh sách các chương trình khác mà RMIT Việt Nam đang giảng dạy tại cơ sở Hà Nội bao gồm Thương mại, Kế toán, Marketing, Kinh tế và Tài chính và Truyền thông chuyên nghiệp.
Để tham gia sự kiện, sinh viên có thể đăng ký trực tiếp tại đây, liên hệ cô Trần Huỳnh Nhã Trân, Trưởng phòng Truyền thông, Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam - ĐT: (08) 3776 1345 hoặc truy cập website http://www.rmit.edu.vn.
Theo VNE
RMIT ra mắt ngành Công nghệ Thông tin tại Hà Nội Ngày 17 tháng 10 năm 2013, ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam sẽ tổ chức lễ ra mắt và lần đầu tiên giới thiệu chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin tại cơ sở Hà Nội. Khóa học đầu tiên sẽ khai giảng tháng 2 năm 2014. Được biết, chương trình ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ...