(Review) ‘Kẻ ăn hồn’: Hình ảnh đẹp nhưng diễn xuất nhạt nhòa, tình tiết rối rắm
Kẻ ăn hồn có thể mạnh ở phần hình ảnh, trang phục nhưng khâu kịch bản và diễn xuất gần như chỉ làm cho bộ phim kinh dị này ở mức trầm trung.
Kẻ ăn hồn (2023)
Đạo diễn: Trần Hữu Tấn
Diễn viên:
Hoàng Hà, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, Viết Liên
Điểm số TGĐA: 6/10
Kẻ ăn hồn được coi là tham vọng lớn lao của ê-kíp đạo diễn Trần Hữu Tấn ( Chuyện mà gần nhà, Rừng thế mạng), khi muốn phát triển một vũ trụ phim kinh dị từ bộ tiểu thuyết Tết ở làng Địa Ngục của nhà văn Thảo Trang. Khởi đầu của dự án này khá tốt, khi series Tết ở làng Địa Ngục ra mắt trước đó được khán giả đón nhận và bàn tán nồng nhiệt. Tuy vậy với lớp áo là một phim điện ảnh, Kẻ ăn hồn đã không thể đem đến một trải nghiệm trọn vẹn, khi có quá nhiều điểm trừ trong cách thể hiện.
Kẻ ăn hồn là phần tiền truyện của Tết ở làng Địa Ngục
Được coi là phần tiền truyện của series Tết ở làng Địa Ngục, Kẻ ăn hồn mở đầu với đám cưới của Phong – con gái trưởng làng và cậu trai trẻ tên Sang. Tuy vậy, trong đám cưới Phong lại nhìn thấy một người đàn bà kỳ lạ mà nếu những người đã xem series, đều biết đó là Thập Nương – người đàn bà mang thai sống sót duy nhất từ gia tộc lái buôn xấu số. Cũng từ đó, hàng loạt cái chết bí ẩn diễn ra trong làng khi nạn nhân đều bị sát hại dã man và mất đi các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Điều kỳ lạ rằng, Phong dần nhận ra chính mình lại có liên quan tới những cái chết đó…
Phần nhìn tạm ổn
Kẻ ăn hồn xứng đáng nhận được lời tán dương khi mang những nét đẹp trong văn hóa Việt vào phim, như tục lệ rước dâu vào ban đêm, mặt nạ giấy bồi hay cổ phục Việt…, khiến cho những ai xem phim chắc chắn có thể đón nhận được nhiều giá trị hơn thế. Trang phục, bối cảnh cũng được đầu tư khá chỉn chu và đẹp mắt, mang đậm không khí phim cổ trang.
Video đang HOT
Hóa trang ra chất rùng rợn
Phần kinh dị tuy chưa hẳn tạo nên nhiều màn hù dọa gây ra sợ hãi, nhưng nhờ khâu hóa trang kỹ càng và không qua loa, vẫn đủ khiến bất cứ ai phải ngạc nhiên trước yếu tố rùng rợn mà bộ phim mang lại. Ấn tượng nhất có lẽ là trường đoạn dân làng Địa Ngục bị hành hạ bởi căn bệnh mồ hôi máu, phần hóa trang đã lột tả rất đáng sợ ý tưởng này và tạo nên điểm nhấn khó quên cho bộ phim.
“Mệt mỏi” trong 45 phút đầu
Kẻ ăn hồn có thời lượng hơn 90 phút nhưng do bày biện một cách quá đà, nên làm người xem tương đối mệt mỏi trong khoảng 45 phút đầu. Không khí u ám liên tục bị đứt gẫy bởi những đoạn thoại với đài từ thiếu tự nhiên của diễn viên, cũng như những tình tiết hơi thừa như trường đoạn ghen tuông của nam chính không ăn nhập gì với mạch phim.
Những phút đầu diễn ra khá mệt mỏi
Cách úp mở của biên kịch cũng thiếu hợp lý, khi người xem có cảm giác thiếu thông tin trầm trọng khi phim tập trung quá nhiều vào sự “ẫu trĩ” và hoảng sợ của dân làng Địa Ngục, mà không đưa ra những gợi ý để những ai theo dõi không bị mông lung và “lạc đường” khi bám theo mạch phim. Cảm tưởng đạo diễn gieo liên tục những trường đoạn kinh dị mà không đưa được tiền đề nào ở trước đó, gây ra cảm giác không hề dễ chịu chút nào.
Diễn xuất nhạt nhòa
Sở hữu dàn diễn viên với nhiều cái tên đang được yêu mến, xong dường như đạo diễn lại không biết cách dung hòa giữa họ. Nếu các diễn viên gạo cội thường phát âm chậm và vẫn còn hơi nặng tính kịch, thì các diễn viên trẻ lại nói quá nhanh, đôi khi còn không rõ ràng vì bị âm thanh quá to lấn át. Điều đó dẫn tới việc tương tác và sự phối hợp của dàn diễn viên không đủ sức thuyết phục.
Diễn xuất của phim tương đối nhạt nhòa
“Nàng thơ” Hoàng Hà của Em và Trịnh có vẻ hơi gồng khi không kiểm soát được tốc độ và cách ngắt nhịp lời thoại, Võ Điền Gia Huy trong vai gã chồng khờ khạo nếu không có màn tỏa sáng hiếm hoi ở phút trót, cũng tương đối mờ nhạt khi nhân vật của anh chàng vốn dĩ cũng được xây dựng khá “ngớ ngẩn”. Điểm sáng lại tới từ Huỳnh Thanh Trực với vai thầy y Khảm. Anh này có diễn xuất khá chắc chắn, cho thấy sự bình tĩnh và không vội vàng trong những trường đoạn thể hiện xúc cảm.
Kết phim nhanh, thông tin bị nhồi nhét
Như đã nói, chính vì khán giả cảm tưởng bị thiếu thông tin trong những phút đầu, nên mọi thứ được dồn hết ở cái kết. Cách giải thích liên tục về những khái niệm như thuật luyện rượu sọ người, đò đưa linh, rồi cách giết người của Thập Nương không khỏi làm một bộ phận khán giả không đọc tiểu thuyết hay xem series trước đó cảm thấy bị bội thực và khó hiểu.
Có lẽ đạo diễn Trần Hữu Tấn và biên kịch Thảo Trang nên có sự phân biệt rạch ròi giữa phim trinh thám và kinh dị, hoặc nên làm cách nào để hòa quyện hai thể loại này với nhau. Khó thể tập trung vào yếu tố kinh dị nhưng bỏ quên việc đưa ra những gợi mở cần thiết, để khán giả suy luận trong tâm thế phấn khích thay vì khó chịu vì thông tin không rõ ràng. Bên cạnh đó, Kẻ ăn hồn cũng bỏ phí diễn xuất của Lan Phương với vai Thập Nương, khi nữ diễn viên toát ra một thần thái rất đáng sợ, nhưng nhanh chóng bị dập tắt một cách chưng hửng ở những phút cuối.
Tài năng của Lan Phương bị bỏ phí
Tóm lại bỏ qua những điểm trừ thì Kẻ ăn hồn vẫn được coi là một sản phẩm có đầu tư của điện ảnh Việt. Nhưng có lẽ ê-kíp đạo diễn Trần Hữu Tấn nên có nhìn nhận ổn thỏa hơn để thuyết phục những khán giả khó tính nếu có sản phẩm điện ảnh tiếp theo. Phim đang được trình chiếu trên các rạp toàn quốc.
'Kẻ ăn hồn' ra sao sau 3 lần kiểm duyệt?
So với series 'Tết ở làng Địa Ngục', phim điện ảnh 'Kẻ ăn hồn' có mạch phim nhanh, cùng chất liệu dân gian được cài cắm dày hơn. Về kịch bản, phim có cải thiện so với những phim Việt ra mắt gần đây dù vẫn còn 'sạn'.
Vốn Kẻ ăn hồn dự kiến ra rạp ngày 8.12, cùng lúc phim Việt khác là Người mặt trời. Song vì lý do kiểm duyệt, tác phẩm được thông báo dời lịch vào phút chót. Được ấn định ngày ra mắt mới là 15.12, bản phim hiện tại làm mờ hình ảnh con rối nước trong phim, cũng như "gọt giũa" vài cảnh quay, không làm ảnh hưởng mấy đến trải nghiệm của khán giả. Tổng cộng, Kẻ ăn hồn trải qua ba lần kiểm duyệt trước khi đến được người xem.
Phim lấy bối cảnh nhiều năm trước sự kiện trong Tết ở làng Địa Ngục. Sau đám cưới của Phong (Hoàng Hà đóng) và Sang (Võ Điền Gia Huy), dân bản đối mặt với những vụ giết người kỳ lạ. Nạn nhân người mất đầu, kẻ mất tay chân.
Về phần Phong, cô sở hữu dòng máu thuần âm, ngay từ nhỏ có thể nhìn thấy hồn ma. Trong đám cưới, cô là người duy nhất nhìn thấy bóng hình một người phụ nữ mặc áo đỏ. Xâu chuỗi các manh mối, cô tin rằng trong làng có kẻ lén luyện "rượu sọ người" - thứ tà thuật được đồn rằng có thể điều khiển âm binh, hồi sinh người chết.
Kẻ ăn hồn là tiền truyện của loạt phim gây chú ý Tết ở làng Địa Ngục. Ảnh: ProductionQ
Làng Địa Ngục trở lại chỉn chu, mãn nhãn
Trước khi ra mắt, Tết ở làng Địa Ngục nhận nhiều kỳ vọng khi sở hữu cốt truyện lạ, bối cảnh Hà Giang tươi đẹp, cùng chất liệu kinh dị dân gian phong phú. Song, loạt phim vấp phải ý kiến trái chiều khi ra mắt. Phía chê nhận định mạch phim bị kéo giãn để đáp ứng thời lượng của 12 tập tạo cảm giác lan man. Điểm trừ còn đến từ kịch bản nhiều "sạn", lối hù dọa cũ kỹ.
Ở bản điện ảnh, đạo diễn Trần Hữu Tấn chọn cách kể tuyến tính gãy gọn, đan xen ít flashback (cảnh hồi tưởng) để làm rõ hành trình và số phận nhân vật chính. Anh kết hợp kinh dị tâm linh và whodunit (thể loại trinh thám không tiết lộ hung thủ), đẩy người xem vào "trò chơi" suy luận cùng các nhân vật.
Yếu tố trinh thám, truy tìm thủ phạm xuất hiện mang đến vẻ ngoài mới cho Kẻ ăn hồn. Ảnh: ProductionQ
Với Kẻ ăn hồn, Trần Hữu Tấn khắc phục được nhược điểm trong các phim trước của anh: lạm dụng jump-scare và red flare (ánh sáng đỏ). Ở các cảnh chủ đích hù dọa, nhà làm phim không còn chĩa máy quay trong trạng thái rung lắc vào sát mặt nhân vật, thay vào đó khắc họa câu chuyện qua nhiều góc quay linh hoạt, dịu mắt hơn. Phông nền đỏ gây nhức mắt từ Chuyện ma gần nhà, Tết ở làng Địa Ngục cũng không trở lại trong phim mới.
Tuy nhiên, không ít cảnh quay mang phong cách kinh dị hành xác dễ khiến người xem khó chịu, như cảnh người chết mặt đầy lỗ vì căn bệnh "mồ hôi máu". Bù lại, mỹ cảnh thiên nhiên bao bọc làng Sảo Há (bối cảnh chính của Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn) xuất hiện nhiều, làm dịu không khí ảm đạm thường trực trong phim.
Điểm đáng tiếc trong Tết ở làng Địa Ngục là chưa khắc họa sâu tập quán, phong tục dân gian, giúp thế giới trong phim trở nên đáng tin hơn. Điều này cũng được khắc phục trong Kẻ ăn hồn. Phân cảnh "đám cưới chuột" là một trong những điểm sáng của bản điện ảnh. Cô dâu, chú rể cùng đoàn tùy tùng đều mặc cổ phục, đồng thời đeo mặt nạ giấy bồi để tránh bị đom đóm bắt hồn. Cảnh phim tạo ấn tượng thị giác mạnh với tông đỏ chủ đạo, vừa ma mị vừa đậm đà nét văn hóa dân gian.
Đám cưới chuột là trường đoạn được nhiều khán giả yêu thích. Ảnh: ProductionQ
Hay các khái niệm tâm linh của bản series như đò chở vong, đom đóm câu hồn, rượu sọ người nay tái xuất qua những khung hình đậm chất điện ảnh. Đồng thời, lý do ngoài trưởng làng, không ai trong bản được phép xuống núi, cũng được khắc họa qua một trường đoạn ám ảnh, chứ không thoại suông như phần phim truyền hình.
Kịch bản có cải thiện, song còn nặng tính sắp đặt
So với Tết ở làng Địa Ngục, chương - hồi trong Kẻ ăn hồn được xây dựng mạch lạc hơn. Người xem thấy được số phận của Phong, cảm nhận được những nỗ lực của nữ chính. Từ đó, "hành trình anh hùng" của cô cũng rõ ràng hơn ông Thập (Quang Tuấn đóng) trong bản truyền hình.
Từ sau Em và Trịnh (2022), Hoàng Hà có nhiều sự bứt phá trong thị trường phim ảnh Việt Nam. Với Kẻ ăn hồn, phong thái của Hoàng Hà cứng rắn, quyết liệt hơn, nhiều lúc "đoạt hồn" khán giả với lối diễn linh hoạt.
Hoàng Hà thăng hạng về diễn xuất trong Kẻ ăn hồn. Ảnh: ProductionQ
Ngoại trừ tuyến chính của Hoàng Hà, các tuyến của Sang, Khảm (Huỳnh Thanh Trực), Minh (Lý Hồng Ân) đều bị khắc họa qua loa; dù các diễn viên trẻ đều được giới mộ điệu đánh giá là lứa thực lực. Nhiều tình tiết có dấu hiệu bị cắt chỉnh quá tay, khi nhân vật sở hữu tính cách thiếu nhất quán: lúc tỉnh lúc điên, khi hiền khi ác. Ở cảnh cao trào, việc một nhân vật "hắc hóa" bị làm gấp gáp, thiếu hành trình rõ ràng nên tạo cảm giác thiếu thuyết phục.
Mang tinh thần phim "truy tìm thủ phạm", song tính phá án trong phim không cao. Ở một số phân đoạn, đạo diễn hoặc đưa ra những gợi ý quá rõ ràng, hoặc để hung thủ mắc các sai lầm ngớ ngẩn. Các suy luận ở hồi kết của nhân vật chính cũng được thể hiện đại khái, dễ gây hoang mang cho người xem.
Gần đây, Người vợ cuối cùng của Victor Vũ có tình tiết quan khâm sai Kiên (Quốc Huy) suy luận để tìm ra kẻ giết thầy đề Thiện Lương. Dù chỉ là chi tiết nhỏ, song cách phân tích, mổ xẻ vấn đề của viên quan trở thành điểm sáng trong phim. Nếu phải so sánh, thì yếu tố trinh thám trong cả Kẻ ăn hồn không bằng một vài phân cảnh của Người vợ cuối cùng.
Nhìn chung, Kẻ ăn hồn là phim điện ảnh mang tinh thần cầu thị của Tết ở làng Địa Ngục. Phim khắc phục những điểm trừ về phần hình ảnh và lối kể truyện, mang đến trải nghiệm vừa vặn cho người xem. Song, tác phẩm vẫn gặp điểm trừ ở khâu kịch bản, phần do cách kể của đạo diễn, phần vì yếu tố kiểm duyệt.
Kẻ Ăn Hồn tung trailer hé lộ lời nguyền "mồ hôi máu" từng được bật mí từ Tết Ở Làng Địa Ngục Người hâm mộ series Tết Ở Làng Địa Ngục lại có cơ hội thưởng thức tiếp câu chuyện kinh dị hấp dẫn này với phần tiền truyện Kẻ Ăn Hồn. Ngày 1/12, nhà sản xuất Kẻ Ăn Hồn công bố poster và trailer chính thức của dự án, tiếp tục hé lộ những câu chuyện mới ở vũ trụ kinh dị Làng Địa...