Phim Việt đáng xem tháng 12: Kẻ Ăn Hồn giúp dòng phim kinh dị Việt có ‘chỗ đứng’
Đầu không xuôi nhưng đuôi vẫn lọt, Kẻ Ăn Hồn từng khiến khán giả ‘tiếc hùi hụi’ vì không ra mắt đúng ngày, đã trở lại và khiến cho những ai mê Làng Địa Ngục đều chế.t mê chế.t mệt.
Ra mắt tại thời điểm phòng vé ồ ạt phim kinh dị từ nội đến ngoại, Kẻ Ăn Hồn vẫn chiếm trọn yêu thương từ khán giả. Bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết gốc cùng tên của Nhà văn Thảo Trang được phát hành trực tuyến song song. Kẻ Ăn Hồn kể những câu chuyện diễn ra thời cô Phong – bà nội ông Thập thời trẻ. Đặc biệt, tiết lộ về nguồn gốc cổ thuật Rượu Sọ Người, loại rượu khiến bất kỳ dân làng nào ở Làng Địa Ngục cũng có thể chìm đắm bởi quyền lực sai binh khiển quỷ của nó.
Kẻ Ăn Hồn được “sinh sôi nảy nở” dưới bàn tay của NSX Hoàng Quân – đạo diễn Trần Hữu Tấn, bộ đôi chuyên dòng phim kinh dị. Tác phẩm gần đây là Tết Ở Làng Địa Ngục, series gây bão suốt mấy tháng gần đây và quy tụ lượng fan khủng. Kẻ Ăn Hồn cũng diễn ra trong cùng vũ trụ Tết Ở Làng Địa Ngục, lấy bối cảnh vài chục năm trước các sự kiện trong series. Khi này, bà Phong (bà nội ông Thập) vẫn còn trẻ và được gọi là cô Phong (Hoàng Hà). Sau đám cưới của cô Phong và cậu Sang (Gia Huy), ngôi làng liên tiếp diễn ra những cái chế.t ma.n r.ợ, kinh dị hơn nữa là mỗi người đều bị mất đi một bộ phận cơ thể.
Có tận 5 lý do để bạn ra rạp xem Kẻ Ăn Hồn!
Nếu đã là fan của Tết Ở Làng Địa Ngục, khán giả cũng sẽ yêu thích Kẻ Ăn Hồn do bộ phim này cùng ‘mẹ đẻ’. Thảo Trang – tác giả truyện Tết Ở Làng Địa Ngục – cũng là biên kịch phim Kẻ Ăn Hồn. Bộ phim đi sâu vào các bí mật đời trước của ngôi làng này, cũng như lý giải tại sao người làng quanh năm không được xuống núi và truyền thuyết mồ hôi má.u ám ảnh người dân trong làng. Hóa ra là vài chục năm trước, ngôi làng này từng có những chuyện cũng không kém phần ghê gớm mà đến giờ mới được hé lộ.
Kẻ Ăn Hồn không làm bạn mất quá nhiều thời gian để phân vân vì với những ai đã ‘luỵ làng’ từ series Tết Ở Làng Địa Ngục thì không thể bỏ qua bộ phim thuộc vũ trụ ‘Làng Địa Ngục’ với phần hình ảnh được nâng cấp. Chưa kể, đây còn là một trong các bộ phim hiếm hoi ‘giao thoa’ dàn diễn viên có thực lực của hai miền Nam – Bắc phải kể đến như Lan Phương gây rợn người cảnh bò toài điên loạn khi miệng ngập ngụa má.u, Hoàng Hà lột xác phân đoạn bị nhập trông rất ‘đau cột sống’, NSƯT Chiều Xuân trông thê lương với nhân vật đầy số phận, Võ Điền Gia Huy vai diễn cổ trang đầu tiên gây bất ngờ, Huỳnh Thanh Trực nâng tầm diễn xuất,..
Bộ phim còn khiến khán giả ’sốc visual’ với vẻ đẹp hùng vĩ của vùng núi Hà Giang, ‘đã mắt’ khi đậm đà bản sắc văn hoá Việt, các chất liệu dân gian độc đáo như: Con đò chở vong, đom đóm câu hồn, đám cưới chuột được sử dụng nhiều trong phim, các đồ vật, hoạ tiết trang trí đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và lấy cảm hứng từ nhiều vùng miền.
‘Mười điểm’ phần tâm huyết và nỗ lực
Có thể nói Kẻ Ăn Hồn rất nỗ lực mang đến trải nghiệm xem phim đủ đầy đến khán giả, khi phải ‘bưng bê’ hàng trăm con người đến bối cảnh quay cực kỳ khắc nghiệt “3 không: không điện, không nước, không chỗ ở” nhưng vẫn cố gắng hoàn thành vì khán giả. Phần nhìn không điểm trừ từ cả trăm bộ trang phục được lấy nền từ các cổ phục Việt như giao lĩnh, tứ thân, ngũ thân, đối khâm. Xuyên suốt quá trình quay luôn có cố vấn sử học, cố vấn phục trang đồng hành sát sao cùng để đảm bảo. Phần hoá trang nhiều điểm cộng khi các phân cảnh mồ hôi má.u đều được hóa trang thủ công trên da của diễn viên. Đặc biệt là tạo hình của nhân vật Thập Nương mất nhiều giờ liền để hoá trang ở phiên bản hóa quỷ ám ảnh “max level”.
Không quá xuất sắc nhưng trọn vẹn
Âm nhạc là một điểm cộng lớn của phim, đẩy các tình tiết cao trào trở nên hấp dẫn và lôi cuốn nhất là các đoạn về cuối. Một vài điểm chưa thật sự quá tốt như nhịp phim có phần rề rà ở giữa phim nhưng vẫn nhanh chóng lấy lại phong độ ở chặng đích, đẩy nhanh hơn và phô bày được diễn xuất “bứt nóc” của diễn viên, phải kể đến Thập Nương (Lan Phương), cô Phong (Hoàng Hà) và cậu Sang (Gia Huy).
Cái kết có thể khiến nhiều khán giả thắc mắc, được biết, Kẻ Ăn Hồn kể về đời trước Ông Thập trong Tết Ở Làng Địa Ngục, nhưng sao Thập Nương đã tan biến ở Kẻ Ăn Hồn lại ngang nhiên xuất hiện ở làng Địa Ngục và tiếp tục nguyền rủa thế hệ sau? Như vậy Thập Nương có thật sự đã tan biến hay không? Có phải cô ta đang cần thời gian để khôi phục lại sức mạnh sau khi bị đàn đom đóm câu hồn? Có lẽ khán giả phải tự mình trả lời câu hỏi này.
Kẻ Ăn Hồn là tựa phim tiềm năng khi khai thác được những câu chuyện văn hoá dân gian Việt Nam, vốn gần gũi nhưng tạo được những nỗi sợ chân thực mà mang tính bản địa cao của người Việt. Sau bộ phim này, chắc chắn chủ đề kinh dị từ văn hóa dân gian sẽ “on trend” và trở thành cơn sốt trong thời gian tới.
Kẻ Ăn Hồn chiếu sớm từ 14.12.2023, sau đó ra rạp toàn quốc 15.12.2023.
Phim kinh dị 'Kẻ ăn hồn' ra rạp sau ồn ào chưa được cấp phép
Trước đó, tác phẩm của đạo diễn Trần Hữu Tấn phải dời lịch chiếu vì phim chưa được cấp giấy phép.
Trailer "Kẻ ăn hồn".
Đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân vừa cho biết, phim "Kẻ ăn hồn" đã vượt qua vòng kiểm duyệt, sẽ khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 15/12. Phim cũng có những suất chiếu sớm từ 18h ngày 14/12.
"Ê-kíp chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều nhằm mang đến một bộ phim thật trọn vẹn cho khán giả", phía bộ phim phát thông báo.
Sáng 7/12, phim "Kẻ ăn hồn" thông báo sẽ hoãn chiếu do chưa vượt qua vòng kiểm duyệt. Trước đó, phim dự kiến ra rạp từ ngày 8/12. Thông tin gây bất ngờ với khán giả và giới chuyên môn.
Phim điện ảnh "Kẻ ăn hồn" được chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang, quy tụ dàn diễn viên trẻ lẫn giàu kinh nghiệm từ miền Bắc và miền Nam như: Hoàng Hà, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, NSƯT Chiều Xuân, nghệ sĩ Viết Liên, NSND Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Phước Lộc...
"Kẻ ăn hồn" đã vượt qua vòng kiểm duyệt và ấn định ngày ra rạp.
Bối cảnh phim được thực hiện tại làng Sảo Há, Hà Giang với những thiết kế độc lập, riêng biệt, tạo không khí ma mị mờ ảo của vùng núi rừng Đông Bắc.
Ngoài ra, ê-kíp cũng đầu tư về tạo hình, phục trang, hóa trang... Trong suốt quá trình tiề.n kỳ, đội ngũ luôn kết hợp tham vấn ý kiến từ cố vấn sử học để mang lại hồn Việt nhiều nhất trong khả năng.
Đây cũng là tác phẩm điện ảnh trong cùng vũ trụ "Làng Địa Ngục". Vì vậy, ngoài hình ảnh đám cưới chuột, khán giả còn được chiêu đãi thị giác những hình tượng đậm văn hóa Việt như múa rối nước, thủy đình...
Ngoài ra, những chi tiết vốn là biểu tượng được yêu thích trong series "Tết ở làng Địa Ngục" như bà Vạn lái đò chở vong hồn, mồ hôi má.u, đom đóm câu hồn sẽ lần lượt xuất hiện trên màn ảnh rộng với trải nghiệm điện ảnh.
"Kẻ ăn hồn" - phim điện ảnh Việt được phát hành song song với tiểu thuyết cùng tên "Kẻ ăn hồn" là phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang, tiểu thuyết được phát hành online, song song với bộ phim. Trong khi bộ phim cổ trang kinh dị Tết ở làng Địa Ngục đang thu hút người xem thì bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân...