Rau sam trị lỵ, sỏi tiết niệu
Rau sam là một loại rau dân dã, quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết nó còn là một vị thuốc quý có thể hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng là toàn cây.
Trong 100g rau có chứa 92g nước; 1,7g protein; 0,4g chất béo; 3,8g carbohydrate; 103mg Ca; 39mg P; 3,6mg Fe; 0,03mg vitamin B 1 ; 25mg vitamin C; 2.550 đơn vị quốc tế vitamin A. Toàn cây có coumarin (các sắc tố nhóm betacyanidin), flavonoid, glucoside… và chất nhầy. Cây mọc ở vùng có thổ nhưỡng khác nhau có lượng calci oxalate hay nitrat khác nhau.
Theo Đông y, rau sam vị chua, tính lạnh, vào đại tràng, can và thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tán huyết tiêu thũng. Trị hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (tiểu giắt buốt, tiểu ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa. Ngày dùng 60 – 200g tươi (hoặc 15 – 40g khô); bằng cách nấu, luộc, ép nước. Sau đây là một số bài thuốc và thực đơn chữa bệnh có rau sam.
Rau sam không chỉ là rau ngon mà còn là vị thuốc dân gian phòng trị nhiều bệnh.
Chữa lỵ
Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g, Sắc uống trong ngày; nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.
Rau sam 20g, cỏ nhọ nồi 20g, lá nhót 20g, búp ổi 20g. Phơi hay sấy khô, tán bột mịn, làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.
Rau sam 50g, cỏ sữa nhỏ lá 50g, chỉ xác 20g, binh lang 20g, lá trắc bá 20g, vỏ rụt 20g, hoa hòe 20g. Sấy khô, tán bột. Mỗi ngày uống 20g với nước vối.
Video đang HOT
Cháo rau sam: rau sam tươi 100g – 200g, gạo tẻ 90g. Cả 2 nấu cháo, thêm bột gia vị, ăn khi đói. Dùng tốt cho người có hội chứng lỵ xuất huyết.
Rau sam xào: rau sam 250g xào với dầu thực vật, thêm bột gia vị. Dùng cho người có hội chứng lỵ.
Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu
Nước ép rau sam: rau sam 100g rửa sạch để ráo, giã nát, thêm nước sôi để nguội vắt lấy 100ml, thêm ít đường trắng khuấy đều. Ngày làm 3 lần. Dùng tốt người bị viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.
Nước ép rau sam hoà mật: nước ép rau sam 60 – 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật ong khuấy đều uống. Dùng tốt cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu rắt buốt.
Chữa xích bạch đới
Rau sam 100g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm lòng trắng trứng vào; hấp chín. Ăn trong ngày, dùng liền 3 – 5 ngày.
Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả ( tiêu chảy) không dùng.
Thấy con có biểu hiện vặn vẹo người lúc học bài, mẹ lên tiếng trách mắng nhưng sau khi con vào nhà vệ sinh mẹ mới hốt hoảng đưa đến viện khám
Bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp bé trai (12 tuổi) có thói quen hằng ngày là uống nước ngọt có ga thay nước lọc.
Ảnh minh họa
Trong một lần kèm con làm bài tập, người mẹ phát hiện bé trai thường xuyên có biểu hiện vặn người, nghĩ rằng con không chuyên tâm làm bài nên người mẹ đã lên giọng trách mắng. Không ngờ, bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chia sẻ: "Kết quả xét nghiệm cho thấy thận và niệu quản của bệnh nhi có sỏi kích thước 1cm, bệnh nhi đã được chuyển sang khoa tiết niệu để phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể".
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cảnh báo, nếu bạn bị đau lưng thì nên đặc biệt lưu ý, khi cơn đau lan tỏa xuống dưới thì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh sỏi thận, kết hợp với tình trạng tiểu ra máu thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị. Thông thường, cơ quan đau đớn không phải thận mà là niệu quản, bởi niệu quản rất nhỏ và hẹp, nếu sỏi làm trầy xước niêm mạc niệu quản sẽ gây ra tình trạng co thắt và đau đớn cho người bệnh.
Nhận biết những dấu hiệu sỏi thận ở trẻ em
Triệu chứng sỏi thận ở trẻ em tương tự như người trưởng thành. Ban đầu, biểu hiện có thể là cơn đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ, bé thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần tiểu tiện. Ở giai đoạn sỏi gây nhiễm trùng, phụ huynh nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau của bệnh lý:
Phù nề: Có thể nhận thấy mắt trẻ hơi sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng sưng nề có thể kéo dài, triệu chứng sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Nhiều trẻ có thể bị sưng phù toàn thân do hệ thống bài tiết không hoạt động ổn định.
Tiểu ít, khó tiểu : Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không loại thải được độc tốc và gây sưng phù. Trẻ khó bài tiết, tiểu dắt, đau bụng dưới, số lượng nước tiểu giảm đi tỷ lệ thuận với mức độ sưng phù.
Nước tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị, đây là dấu hiệu cho thấy thận hoặc đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng và cần điều trị nhanh chóng.
Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể bị đau khi đi tiểu và nước tiểu đục. Điều này khiến trẻ sợ đi tiểu và phát sinh tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết.
Mệt mỏi: Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, da xanh xao và có biểu hiện mệt mỏi.
Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi tình trạng sỏi thận đã gây tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Ngoài ra triệu chứng sỏi thận cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Phụ huynh nên chú ý phân biệt và đưa trẻ đi thăm khám sớm.
Trong bắp ngô có một bộ phận cực quý giá, tận dụng có thể kéo dài thanh xuân và trị bệnh rất tốt nhưng nhiều người vẫn vô tư ném bỏ Ngô là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết tận dụng bộ phận quý giá này của ngô để trị bệnh... Ngô bao lâu nay vẫn được người Việt coi là kho thực phẩm quý, vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa bồi bổ cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên bộ phận bổ dưỡng...