Rau rút chữa chảy máu cam
Rau rút, bà con miền Nam gọi là rau nhút (tên khoa học neptunia oleraceae lour) được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình, có mùi vị đặc biệt.
Theo y học dân tộc, rau rút có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, bổ gân xương, chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hoà tỳ vị, thông thuỷ đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt…
Rau rút, bà con miền Nam gọi là rau nhút (tên khoa học neptunia oleraceae lour) được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình, có mùi vị đặc biệt. Trong 100g rau rút có 90,4g nước, 5,1g protit, 1,8g lipit, 1,9g xenlulô, 180mg canxi, 59mg phốt pho… cung cấp được 28kcal. Ngoài ra, có thể dùng rau rút chữa một số bệnh thường dùng dưới đây:
Chữa sốt cao, khát nước: Dùng 30g rau rút tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước cho bệnh nhân uống ngày 3 lần trước bữa ăn, uống 2 ngày liền.
Rau rút chữa chảy máu cam
Video đang HOT
Chữa trong người nóng, chảy máu cam, sinh mụn nhọt: Lấy một lượng rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay cho nước uống hằng ngày. Chú ý nấu ấm nào uống hết ấm ấy trong ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm với các món canh nấu với rau rút.
Chữa khó ngủ, nhức đầu: Rau rút 300g, cá rô đồng 200g, gia vị vừa đủ. Làm sạch cá, chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương và đầu cá còn lại giã nhỏ, lọc lấy nước, thêm nước cho đủ khoảng 400ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (đã làm sạch, thái thành đoạn ngắn) và thịt cá rô vào khi nước đang sôi, quấy đều, chờ nước sôi lại, múc ra ăn nóng với cơm. Ăn mỗi ngày một lần, liền trong 5 ngày.
Theo Bee
14 lợi ích không ngờ từ trái me với sức khỏe
Với nhiều chị em, me là thực phẩm quen thuộc nhưng có lẽ ít các bà nội trợ đã biết trái me nhỏ xinh có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn nữa.
Trái me thường có màu xanh lục khi chưa trưởng thành nhưng khi nó chín, nó thay đổi màu sắc sang màu nâu cát. Thịt của quả me luôn khô, dính có màu nâu đen và bên trong là những hạt màu đen sáng bóng.
Thịt me có hương vị rất chua khi còn xanh. Nhưng khi chín, thịt của nó ngọt ngào và chua chua.
Thịt me có hương vị rất chua khi còn xanh
Giá trị dinh dưỡng trong 100 mg trái me
- Vitamin A: 30 IU
- Vitamin B: 0,34 mg
- Vitamin B2: 0,14 mg.
- Niacin: 1.2 mg
- Vitamin C: 2 mg.
- Canxi: 74 mg
- Sắt: 2,8 mg.
- Phospho: 113 mg
- Chất béo: 0,6 gm
- Carbohydrates: 62,5 gm
- Protein: 2,8 gm.
- Năng lượng: 239
Các lợi ích sức khỏe từ trái me
1. Nước me là liều thuốc nhuận tràng nhẹ rất tốt chơ cơ thể.
2. Quả me cũng được dùng để điều trị các rối loạn mật.
3. Làm giảm cholesterol trong máu.
Nhưng khi chín, thịt của nó ngọt ngào và chua chua
4. Thúc đẩy sức khỏe hệ tim mạch khỏe mạnh.
5. Đắp hỗ hợp thịt của quả me, lá và hoa me kết hợp với nhau áp dụng vào các khớp đau đớn và chỗ sưng tấy cũng khá hiệu quả.
6. Me được sử dụng như là một thứ nước súc miệng để điều trị viêm họng nó cũng là một thức uống để giải nhiệt cho những người bị say nắng.
7. Me còn được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me có thể là một điều trị hội chứng khô mắt. Me có chất kết dính, cho phép nó dính vào bề mặt của mắt và lưu lại trong mắt lâu dài hơn mắt các chế phẩm khác.
Thịt của quả me luôn khô, dính có màu nâu đen
8. Me được sử dụng như một phương thuốc lợi tiểu cho các rối loạn của mật, bệnh vàng da và chứng viêm nhiễm.
9. Là một nguồn chất chống oxy hóa rất tốt cho những người mắc bệnh ung thư để chống ung thư.
10. Me cũng có tác dụng giảm sốt và bảo vệ bạn khỏi sự cảm lạnh. Bạn có thể lấy thịt me và đổ nước sôi vào và để trong 1h. Sau đó cho thêm chút mật ong ấm và uống để giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
11. Me giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
12. Là liều thuốc để chữa bệnh viêm da.
Nước me rất tốt cho cơ thể: nhuận tràng, giải cảm, giảm sốt...
13. Những màu đỏ bao phủ bên ngoài hạt me còn là một liệu pháp khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy và bệnh lỵ.
14. Nước cốt me còn là một chất tẩy hữu hiệu cho các vật dụng trong gia đình có chất liệu là đồng thau, đồng hoặc các kim loại khác.
Lê Nhi
Theo hubpages
Cây mật gấu trị ung thư Cây mật gấu thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu. Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm se. Người ta...