Rau ngót – Cây rau, cây thuốc quý
Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy ăn rất an toàn.
Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng. Rau ngót có nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như calci, sắt, vitamin A, vitamin C… và chất xơ. Rau ngót rất tốt cho sức khỏe, thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, trị táo bón và nhanh sạch sản dịch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.
Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Rau ngót tươi giã vắt lấy nước, thấm vào gạc đánh vòm miệng và lưỡi chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Theo Đông y, rau ngót dung làm thuốc trị sót rau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, ban sởi, sốt cao, tiêu độc… Sau đây là một số bài thuốc từ rau ngót:
Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: Trẻ bú mẹ, có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa, làm trẻ đau khó bú: Dùng rau ngót làm hết tưa lưỡi chỉ sau 2 ngày: Lá rau ngót tươi từ 5-10g, giã vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi lợi và vòm miệng.
Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh khi sinh con, phụ nữ nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây nhiễm khuẩn, sốt cao: dùng nước lá rau ngót uống từ 7 – 10 ngày nhau thai còn sót ở tử cung bị tống ra ngoài và bệnh nhiễm khuẩn sẽ giảm, khỏi: mỗi lần dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước 100 – 200ml, ngày uống 2 – 3 lần.
Lưu ý: rau ngót có chứa papaverin, gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến dễ sây thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn rau ngót.
Rau ngót vừa có giá trị về dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh. Vì thế, rau ngót là một loại thực phẩm quý và là một vị thuốc hiệu nghiệm, mỗi gia đình nên trồng rau ngót tại nhà để bổ sung cho bữa ăn gia đình bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Video đang HOT
ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến
( Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo suckhoedoisong
Rau ngót vẫn ăn hàng ngày nhưng có những tác hại thót tim không ai ngờ tới
Rau ngót phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam vì là món canh ngon ngọt, bổ dưỡng. Nhưng thực tế, rau ngót "không lành" với tất cả mọi người.
Rau ngót là một món ăn quen thuộc của hầu hết các gia đình Việt Nam. Đây chẳng những là loại rau chế biến thành món canh ngon ngọt mà còn được đánh giá là bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y, rau ngót tính mát, lạnh, có vị ngọt. Do đó, món ăn này tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Rau ngót là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C... Đặc biệt, rau ngót còn rất tốt cho phụ nữ sau sinh, là món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ nhỏ...
Rau ngót vốn được biết đến là món ăn thông dụng và bổ dưỡng cho sức khỏe của người Việt Nam (Ảnh minh họa)
Mặc dù vậy, rau ngót không lành tất cả mọi người. 3 tác dụng phụ không mong muốn của rau ngót dưới đây là điều mà bạn cần lưu ý tránh để không gặp hậu họa ngoài mong muốn:
Không tốt cho người còi xương, thiếu canxi
Một trong những tác dụng phụ của rau ngót chính là việc cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Trong quá trình tiêu hóa rau ngót sẽ sản sinh ra chất glucocorticoid. Chất này được sản sinh ra quá nhiều có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể. Do đó, nó đặc biệt không tốt với những người còi xương, thiếu canxi.
Gây mất ngủ
Theo nghiên cứu, rau ngót có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém và khó thở. Thống kê tại Đài Loan chỉ ra rằng những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đều gặp phải các triệu chứng tiêu cực như khó ngủ, ăn kém, thỏ khó khăn... Tuy nhiên, chỉ cần dừng uống nước ép rau ngót 1 ngày, những triệu chứng này sẽ biến mất. Ngoài ra, theo tờ Sriana, quá trình đun sôi rau có thể làm các tác dụng phụ trên.
Nghi ngờ rau ngót dễ gây sảy thai
Rau ngót vốn được xem là món ăn giàu dinh dưỡng, bổ ích với mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.
Rau ngót được cảnh báo có nguy cơ gây sảy thai cho phụ nữ đang mang bầu (Ảnh minh họa)
Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu kĩ về vấn đề này, tuy nhiên, rau ngót tươi có hàm lượng papaverin cao. Đây là chất gây ra những cơn co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai.
Hiểu về những tác dụng phụ của rau ngót sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mách bạn trong cách chọn rau và chế biến rau ngót đúng cách:
Cách chọn rau ngót sạch
- Về màu sắc: Rau ngót sạch và ngon có màu xanh lá mạ. Những cây rau ngót có màu xanh sẫm thường được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
- Rau ngót lá dày, xoắn bất thường hoặc có quá nhiều lá non thì không nên mua. Nên chọn rau ngót lá mỏng nhưng cứng... để ngon hơn và tốt hơn.
- Sau khi nấu chín, rau ngót tươi, sạch thường cho ra màu xanh nhạt và nước trong. Với loại rau có hóa chất nhiều, nước canh sẽ đen ngòm, nhiều nhớt, nổi váng, bọt xung quanh.
Sau khi nấu chín, rau ngót tươi, sạch thường cho ra màu xanh nhạt và nước trong. (Ảnh minh họa)
Chế biến rau ngót đúng cách
- Rau ngót mua về cần phải rửa sạch bằng nước, qua nhiều lần, sau đó ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút.
- Không nên vò nát lá rau trước khi nấu mà giữ nguyên lá để giữ chất dnh dưỡng.
- Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, bạn nên cho vào một ít muối, sau đó vò sơ và cho vào nấu vừa chín.
Theo eva.vn
Rau ngót và những tác dụng thần kì đối với trẻ nhỏ Rau ngót chưa nhiều dưỡng chất tốt cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng, canxi, photpho, vitamin... rau ngót còn có một lượng đạm đáng kể. Theo Đông y, nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh thần kì đối với trẻ nhỏ. Hãy cùng DNVN tìm hiểu về tác dụng của rau...