Rau muống ngon, bổ, rẻ nhưng ‘đại kỵ’ với những người này
Rau muống là món ăn dân dã, không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho sức.
Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây nên hạn chế hoặc tránh ăn rau muống để không ‘mang họa vào mình’.
Người bị bệnh gout không nên ăn rau muống
Rau muống chứa một lượng đáng kể purin (khoảng 57mg purin/100g rau muống). Purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ trong khớp và gây ra các cơn đau gout cấp tính.
Rau muống chứa một số chất có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout. Mặc dù rau muống là một loại rau bổ dưỡng, nhưng những người bị bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh ăn loại rau này để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Người bị bệnh gout không nên ăn rau muống. Ảnh: Getty Images
Người bị sỏi thận
Rau muống chứa một lượng lớn oxalate. Khi vào cơ thể, oxalate có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu, tạo thành tinh thể canxi oxalate. Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất. Nếu ăn rau muống thường xuyên có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc làm cho tình trạng sỏi thận hiện có trở nên nghiêm trọng hơn.
Rau muống cũng chứa một lượng đáng kể kali. Đối với những người bị suy giảm chức năng thận, việc kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Ăn quá nhiều rau muống có thể dẫn đến tăng kali máu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn bị sỏi thận, tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh ăn rau muống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Người bị viêm khớp
Video đang HOT
Hợp chất purin trong rau muống khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric. Nếu cơ thể không thể loại bỏ đủ axit uric, nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể sắc nhọn trong khớp, gây ra các cơn đau và viêm nhiễm đặc trưng của bệnh gút. Viêm khớp cũng có thể bị làm trầm trọng thêm bởi sự tích tụ axit uric.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị viêm khớp đều cần phải kiêng hoàn toàn rau muống. Nếu bạn bị viêm khớp nhẹ và không có tiền sử bệnh gút, bạn có thể ăn rau muống với lượng vừa phải. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Người bị viêm khớp nên hạn chế ăn rau muống. Ảnh: Shutter Stock
Người đang dùng thuốc
Rau muống chứa nhiều chất sắt, có thể tương tác với một số thành phần của thuốc, làm giảm sự hấp thu hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều cần kiêng rau muống. Việc có nên ăn rau muống hay không còn tùy thuộc vào loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.
Người có hệ tiêu hóa yếu không nên ăn rau muống
Rau muống chứa nhiều chất xơ, tuy tốt cho người bình thường nhưng lại gây khó khăn cho người hệ tiêu hóa kém. Chất xơ khó tiêu hóa có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Rau muống thường được trồng trong môi trường nước, dễ nhiễm ký sinh trùng. Người có hệ tiêu hóa yếu dễ bị ảnh hưởng bởi các loại ký sinh trùng này, gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Người có hệ tiêu hóa yếu nên ưu tiên các loại rau mềm, dễ tiêu hóa như rau cải, rau mồng tơi, bí đỏ. Nếu muốn ăn rau muống, nên nấu chín kỹ để loại bỏ ký sinh trùng và giảm thiểu nguy cơ khó tiêu.
Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Ăn rau muống xào tỏi có tăng cân không?
Rau muống là thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn, có thể chế biến thành những món như luộc, xào, nấu canh...
Đặc biệt món rau muống xào tỏi được nhiều người yêu thích nhưng những người ăn chế độ giảm cân lại e ngại món ăn này dễ tăng cân.
1. Đĩa rau muống xào tỏi, món ăn bình dân mà hấp dẫn
Dù là thời tiết nóng hay lạnh thì đĩa rau muống xào trên mâm cơm gia đình vẫn luôn được ưa chuộng. Nhiều người trước khi xào rau muống sẽ luộc chín tới để có thêm bát nước canh luộc dầm quả sấu, quả me, quả chay hay vắt ít chanh tùy khẩu vị.
Rau muống vừa được luộc chín tới để ráo chút nước rồi cho vào chảo xào với tỏi đã được phi thêm với chút dầu ăn hoặc mỡ lợn và nêm nếm gia vị. Chế biến đơn giản là thế nhưng món rau muống xào là món rau mà rất nhiều người thích, kể cả trẻ em vốn lười ăn rau.
Thậm chí mới đây, TasteAtlas, trang web chuyên khám phá các nguyên liệu tươi ngon, món ăn truyền thống và nhà hàng chính thống từ khắp nơi trên thế giới, đã liệt kê rau muống xào tỏi vào danh sách 100 món xào hàng đầu châu Á. Đoạn giới thiệu như sau: " Rau muống xào tỏi là món ăn truyền thống của Việt Nam phù hợp với người ăn chay. Món ăn này được làm từ hỗn hợp rau muống, tỏi, nước mắm, muối, bột ngọt. Rau muống được chần qua, sau đó xào với tỏi, muối và bột ngọt, trong khi nước mắm được thêm vào gần cuối quá trình nấu. Món rau này được ăn nóng, thường là một phần của bữa ăn ba món là món xào, món luộc hoặc hấp và món thứ ba là món canh. Rau muống xào tỏi cũng là một món ăn kèm tuyệt vời với cơm trắng."
Không chỉ là món ăn quen thuộc hàng ngày đối với người Việt Nam, rau muống còn là thực phẩm yêu thích ở nhiều nơi, nhiều nhà hàng trên thế giới với tên gọi Morning glory Stir-Fry hoặc rau bina nước.
Rau muống là loại rau phổ biến.
2. Thành phần dinh dưỡng của rau muống
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng do Nhà xuất bản Y học xuất bản năm 2007 cho biết, 100 g rau muống bao gồm: khoảng 25 -30 calo; 3,2 g protein; 2,5 g tinh bột; 1g chất xơ. Ngoài ra còn có thành phần khoáng chất như: 100 mg canxi; 37 mg phốt pho; 1,4 mg sắt. Các vitamin như beta-caroten 2280 mcg; 0,1 mg vitamin B1; 0,1 mg vitamin B2; 0,7 mg PP và 23 mg vitamin C.
Rau muống có hàm lượng sắt và acid folic cao có thể giúp phòng ngừa thiếu máu. Loại rau muống cũng chứa nhiều beta-caroten tốt cho thị lực. Rau muống chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm gốc tự do trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Đặc biệt, chất xơ trong rau muống giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón đồng thời giảm cholesterol xấu trong máu, tốt cho người thừa cân, béo phì.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược (TP.HCM) cho biết, chất xơ trong rau muống hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người đang bị khó tiêu hay táo bón.
Rau muống xào tỏi. Ảnh: Thanh Hiền.
3. Giảm cân có nên ăn rau muống xào tỏi?
Ăn rau muống còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa đồng thời tăng cảm giác no, hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ và hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng TS. Mai Hằng, TP.HCM chia sẻ, làm sạch cơ thể từ chất xơ an toàn, dễ thực hiện. Chất xơ nhiều nhất ở các nhóm rau lá màu xanh đậm. Ăn đủ chất xơ mỗi ngày hỗ trợ cơ thể thải độc, thải mỡ xấu, chất xơ được ví như cây chổi gom các chất độc trong cơ thể giúp làm sạch mạch máu, giảm tắc nghẽn mạch máu, ngừa được tăng huyết áp, tai biến, đột quỵ, tắc nghẽn mạch vành, giúp làm sạch ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Chất xơ giúp làm sạch đại tràng, giảm táo bón, trĩ, ngăn ngừa ung thư.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g rau muống có khoảng 25-30 calo và 1 bó rau muống nặng 300g sẽ khoảng 90 calo. Rau muống chứa rất ít calo, không chứa chất béo, giàu chất xơ do đó rau muống luộc là món ăn có lợi cho quá trình giảm cân. Tuy nhiên, rau muống xào cần một lượng dầu mỡ, gia vị... điều này có ảnh hưởng đến mục tiêu giảm cân hay không?
Theo tính toán, 100g rau muống xào tỏi có khoảng 140 - 150 calo tùy thuộc vào lượng gia vị, đặc biệt là tùy thuộc dầu ăn dùng để xào rau muống mà số calo có thể tăng hơn nữa.
Dầu ăn là nguyên liệu chứa rất nhiều calo, 1 thìa canh dầu ăn (14g) đã có tới 126 calo. Một thìa canh mỡ lợn có 134 calo còn 1 thìa canh mỡ gà khoảng 12,8 g chứa tới 900 calo. Do đó, người muốn giảm cân chỉ nên thêm với lượng vừa phải dầu ăn vào rau muống xào để tránh tăng cân, không nên xào rau muống với nhiều dầu mỡ nếu muốn quản lý lượng calo tiêu thụ.
Rau muống thanh nhiệt, giảm béo nhưng cần lưu ý cách ăn Rau muống chứa nhiều vitamin bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không tốt cho thận. Thời tiết mùa hè nóng bức, bát canh rau muống vắt chanh hay đĩa rau muống xào tỏi thơm lừng giúp đưa cơm hơn. Không chỉ khiến bạn có cảm giác ngon miệng, rau muống còn đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ,...