Rau mọc dại ở Việt Nam được nhiều nước săn lùng bán giá cực cao
Đây là loại rau rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện thị lực và giúp làn da tươi sáng, mịn màng hơn.
Rau sam ở Việt Nam mọc hoang nhiều ở các khu vườn, ven đường và được xem như rau, quả dại. Nhưng chúng lại được nhiều nước trên thế giới săn lùng, bán với giá cực cao và được xem như ‘thần dược’ có tác dụng chữa bệnh.
Rau sam có thân mọng nước, có nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, dài 10 30cm. Lá hình bầu dục, không cuống. Rau sam mọc hoang ở các nơi ẩm ướt, bờ bụi.
Rau sam có giá trị dinh dưỡng dồi dào.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm cho biết, rau sam có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều kali, magie, sắt, mangan, đồng, canxi, kẽm, phốt pho và chất xơ.
Đây cũng là loại rau rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện thị lực và giúp làn da tươi sáng mịn màng hơn.
Là loại rau chứa rất ít chất béo và calo (trong 100g chỉ chứa 16kcal) cùng với lượng chất xơ dồi dào nên rau sam là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân.
Ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau sam thường được dùng để điều trị các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, kiết lị và chảy máu đường ruột bởi rau sam có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
Lương y Vũ Quốc Trung giới thiệu một số bài thuốc có rau sam có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Video đang HOT
Chữa rôm sảy
Dùng rau sam còn tươi, lượng vừa đủ, đem giã (hoặc xay, ép) để lấy nước cốt pha vào nước tắm.
Chữa kiết lỵ
Dùng rau sam (30 gr), lá mơ lông (20 gr), cỏ seo gà (20 gr), cam thảo đất (16 gr). Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Chữa da bị ghẻ lở
Dùng rau sam 30 gr, lá xoan 20 gr, lá đào 10 gr. Các loại lá trên đem rửa sạch, giã nhỏ cho vào lọ ngâm với 3 chén rượu, ngâm sau một đêm thì có thể dùng được. Dùng thoa vào nơi bị ghẻ lở; ngày thoa 3-4 lần và nên thoa 5-7 ngày liền như vậy. Với người bị ghẻ lở còn có thể dùng một ít lá khế nấu nước tắm hằng ngày.
Chữa hắc lào
Dùng rau sam 40 gr, củ riềng 20 gr, vỏ chuối xanh 15 gr. Cả 3 thứ rửa sạch giã nát vắt lấy nước thoa vào chỗ đau, ngày thoa vài lần.
Chữa viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú dạng nhẹ có thể dùng rau sam 50 gr, cát tiêu 6 gr đem giã nát, đắp vào chỗ đau.
Chữa rắn cắn (thể nhẹ)
Chữa rắn cắn có thể dùng rau sam lượng vừa phải, giã nát đắp lên vết rắn cắn. Ngày thay thuốc 2-3 lần.
Đau răng
Giã nát rau sam lấy nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Theo Danviet
Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào?
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng đảm bảo ăn theo giờ nhất định, tránh bỏ bữa.
Các bữa ăn của người bị đái tháo đường luôn cần đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm béo, rau và hoa quả.
Chuyên gia phân tích từng nhóm thực phẩm có lợi và có hại đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại tinh bột không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Phương thức chế biến thức ăn chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm, hạn chế món chiên, xào.
Người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh xa bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường.
Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên ăn các loại cá.
Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.
Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè.
Rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, chậm hấp thu đường và đỡ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...
Chất ngọt: Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Người đái tháo đường nếu uống rượu bia say có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
Theo Danviet
Kiếm bộn tiền nhờ bán hoa quả nhiễm xạ từ Chernobyl Tuy các cộng đồng nhỏ ở châu Âu gặp khó khăn kinh tế, những người dân ở một khu vực gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl vẫn sống sung túc. Hoa quả nhiễm phóng xạ có thể đã được nhập vào một số nước châu Âu 26.04.1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, làm phóng xạ lan ra tới...