Rào cản “xã hội hóa” tới dạy học tiếng Anh cấp Tiểu học
Dạy tiếng Anh từ lớp 3 tại các trường tiểu học ở TP Cần Thơ đã đi vào ổn định, riêng dạy học tiếng Anh lớp 1, lớp 2 vẫn còn chậm do khó xã hội hóa…
Dạy và học tiếng Anh tại các trường tiểu học gặp khó do thiếu phòng học và thiết bị.
Thiếu phòng học và thiết bị
Theo mục tiêu đề ra trong Chương trình Tiếng Anh mới của Bộ GD&ĐT, đến năm 2025, tất cả học sinh từ lớp 3 – 5 đều được học Tiếng Anh 4 tiết/tuần. TP Cần Thơ đã triển khai dạy học tiếng Anh ở tiểu học cho gần 80.000 học sinh, đạt tỷ lệ 80%. Trong đó, số học sinh từ lớp 3 – 5 được học tiếng Anh là 53.357; số học sinh lớp 1, 2 được học tiếng Anh 2 tiết/tuần là 25.570 em.
Khó khăn phổ biến ở một số trường là không đủ phòng học để dạy. Bên cạnh đó, một số đơn vị đang gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên do không có chỉ tiêu hoặc có nhưng không tuyển được người do mức lương chưa thu hút người có chuyên môn giỏi, được đào tạo đúng chuyên ngành đăng kí tuyển dụng.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) cho biết: Dạy tiếng Anh cấp tiểu học tính trên mặt bằng chung toàn huyện thì đạt nhưng vẫn còn gặp một số nơi gặp khó khăn. Một số điểm trường chưa có phòng lab, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa bảo đảm. Ngoài ra, hiện ngành Giáo dục huyện có biên chế tuyển dụng giáo viên tiếng Anh nhưng không có nguồn tuyển, nên một số điểm trường vẫn thiếu giáo viên”.
Theo bà Lê Thị Hường, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chủ động của nhà trường nên ngành Giáo dục quận hiện có đủ giáo viên để giảng dạy môn học này; 100% giáo viên đươc tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và 100% học sinh tiểu học của quận đươc học tiếng Anh. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường thiếu phòng ngoại ngữ, thiết bị. Ngành Giáo dục đã tham mưu trình UBND quận để đầu tư cho các đơn vị.
Video đang HOT
Theo đại diện Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), các trường chưa đảm bảo điều kiện dạy học tiếng Anh 4 tiết/tuần đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy cho học sinh các lớp 3, 4, 5 với thời lượng 2 tiết/tuần. Đồng thời, căn cứ vào tài liệu được Bộ GD&ĐT phê duyệt để lựa chọn nội dung và ngữ liệu phù hợp để dạy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng bài kiểm tra định kỳ phù hợp với nội dung đã học, không dùng bài kiểm tra theo chuẩn đầu ra của chương trình được thực hiện đủ 4 tiết/tuần.
Học sinh Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) trong giờ học Tiếng Anh.
Khó xã hội hóa
Một số trường học trên địa bàn TP Cần Thơ đã tích cực thực hiện công tác xã hội hóa để đưa tiếng Anh vào dạy học ngay từ lớp 1, lớp 2, tạo tiền đề tốt cho việc học ngoại ngữ của học sinh về sau. Đặc biệt, nhiều đơn vị như Trường Tiểu học Ngô Quyền, Võ Trường Toản, Mạc Đĩnh Chi (quận Ninh Kiều); Tiểu học Bình Thủy, Bình Thủy 2 (quận Bình Thủy), Tiểu học Thốt Nốt 1 (quận Thốt Nốt)… còn đẩy mạnh việc học tăng cường tiếng Anh, học tiếng Anh qua Toán, Khoa học và truyện đọc giúp chất lượng học tập được nâng cao.
Một số chương trình tiếng Anh được triển khai ở các cấp tiểu học như i-Learn giảng dạy tại 8 trường thuộc 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Thốt Nốt với tổng số học sinh tham gia là 2.812; Chương trình ISMART – dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh 5 trường thuộc quận Ninh Kiều và Ô Môn với tổng số học sinh tham gia là 1.856 khá bổ ích. Tuy nhiên, học phí là rào cản lớn nhất. Mặt khác, do sĩ số học sinh/lớp đông, trình độ chưa đồng đều nên khó truyền đạt kiến thức cũng như áp dụng các phương pháp giảng dạy trên lớp.
Chia sẻ về công tác triển khai dạy học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Cái Khế 2 (quận Ninh Kiều), cô Nguyễn Thị Hậu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thực hiện Đề án Trường điển hình đổi mới, nhà trường tập trung đẩy mạnh hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh ở các khối. Dù đề án kết thúc, nhà trường tiếp tục duy trì để 100% học sinh từ lớp 3 – 5 được học tiếng Anh theo chương trình 10 năm của Bộ GD&ĐT.
Với tiếng Anh tự chọn, nhà trường hợp đồng giáo viên bản ngữ dạy thêm một số tiết nhằm nâng cao khả năng giao tiếp. Tuy nhiên chỉ còn duy trì được 5 lớp học cho các khối. Mặc dù nhà trường tổ chức tuyên truyền qua giáo viên chủ nhiệm đến các hoạt động của trường, nhưng khi phản hồi thông tin, đa số phụ huynh ít quan tâm.
Ngoài ra, một bộ phận học sinh còn nhút nhát, thụ động, ngại nói tiếng Anh. Cô Trần Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Thới 1 (quận Bình Thủy) chia sẻ: Mặc dù nhà trường thực hiện các công tác tuyên truyền qua giáo viên chủ nhiệm, cuộc họp ban đại diện cha mẹ học sinh về việc tổ chức dạy và học tiếng Anh theo Chương trình tiếng Anh thí điểm bằng phương án xã hội hóa nhưng đến nay vẫn không tổ chức được lớp học nào. Hy vọng ngành Giáo dục có chính sách hỗ trợ trong việc triển khai các Chương trình tiếng Anh theo hướng xã hội hóa trong thời gian tới…
Vì sao học sinh "bí" giao tiếp tiếng Anh?
Vì sao sau học tiếng Anh ở phổ thông, nhiều học sinh vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh? Thầy cô dạy tiếng Anh không tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Từ năm học này, học sinh lớp Một bắt đầu học tiếng Anh như môn học bắt buộc trong chương trình mới. Tuy nhiên, ngay cả với những cuốn sách mới, cộng thêm tình hình dạy và thi không thay đổi, các nhà giáo dục lo ngại lứa học sinh này rồi sẽ đi vào vết xe đổ như các thế hệ trước là không giao tiếp được tiếng Anh.
Vì sao sau những năm tháng học tiếng Anh ở phổ thông, nhiều học sinh vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh? Các thầy cô dạy tiếng Anh, ngoài những năm học tiếng Anh phổ thông cộng thêm bốn năm học tiếng Anh chuyên ngành, vẫn không tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Học sinh cần môi trường giao tiếp tiếng Anh để thuần thục kỹ năng nghe - nói
Xin kể ba câu chuyện sau phần nào giải đáp các câu hỏi trên.
Chuyện thứ nhất: Trong thời gian làm chuyên viên tiếng Anh tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, tôi được cấp trên yêu cầu đi dự giờ tiếng Anh lớp Sáu tại một trường trung học cơ sở của thành phố.
Lý do: cấp trên nhận được phàn nàn từ hiệu trưởng của ngôi trường ấy rằng "chẳng biết năm năm ở tiểu học dạy tiếng Anh kiểu gì, mà lên lớp Sáu, hỏi gì cũng không biết".
Tôi đến dự cùng với chị S., chuyên viên tiếng Anh của phòng giáo dục và đào tạo quận nơi quản lý ngôi trường ấy. Sau buổi dự giờ, tôi báo cáo cấp trên, học sinh tiểu học từ lớp Năm lên lớp Sáu, được dạy tiếng Anh như thế thì hỏi gì không biết là chính xác. Thầy giáo đó đã dạy tiếng Anh theo hướng tiếp cận: đưa công thức, rồi ghép từ vào và dịch theo công thức. Trong khi đó, học sinh từ lớp Một đến lớp Năm học tiếng Anh tăng cường những năm ấy được dạy theo hướng tiếp cận ngữ cảnh, và từ đó rút ra cách sử dụng.
Chuyện thứ hai: Những năm tháng đầu tiên khi đến Mỹ học, tôi đã từng rơi vào tình cảnh: nói tiếng Anh nhưng tiếng Anh của tôi không tự nhiên. Các bạn Mỹ nói với tôi rằng: "Tôi hiểu bạn nói gì nhưng chúng tôi không nói như thế".
Đó là lý do vừa rồi cộng đồng mạng cãi nhau về một câu chào hỏi: "Hello, I am Miss Hiền" trong sách Tiếng Anh 1 của tác giả Hoàng Văn Vân. Vì nếu có "Miss", thì theo cách nói của người Mỹ, sau chữ "Miss" phải là một tên họ (last name).
Chuyện thứ ba: Quan sát các bạn nhỏ trong xóm học tiếng Anh, tôi thấy các bạn ấy học theo kiểu học thuộc lòng một bảng cửu chương. Ví dụ, các bạn ấy đọc ra rả: những từ tận cùng bằng "t" và "d" khi thêm "ed" sẽ đọc thành "it" (/id/).
Với những câu chuyện trên ta thấy: đặc trưng bộ môn tiếng Anh đã không được xem trọng. Đặc trưng của việc dạy và học môn tiếng Anh trong nhà trường, theo tôi, theo nghĩa hẹp là: hình thành khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh.
Thế thì tại sao ta lại dạy học sinh theo cách ta dạy hóa, dạy toán: học thuộc lòng công thức, tìm những dấu hiệu rồi ráp công thức, chia thì quá khứ, hiện tại hay tương lai... Và thế là học sinh học vẹt, làm bài tập ngữ pháp nhoay nhoáy, nhưng vẫn không thể hiểu được khi nào, ở đâu, với ai, ta cần chia thì gì... Mà cuộc sống thì muôn màu, không phải lúc nào có "yesterday" cũng chia ở thì quá khứ!
Đặc trưng của môn tiếng Anh là trang bị cho học sinh kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với ai? Chắc chắn không phải với người Việt mà phải là bạn bè trên thế giới. Trang bị kỹ năng tiếng Anh để học sinh tiếp cận với kho tàng tri thức phong phú được lưu giữ bằng tiếng Anh... Thế nhưng, chúng ta lại chỉ cho phép học sinh Việt Nam được học sách tiếng Anh do người Việt biên soạn. Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù không thể tách rời. Học sinh cần học tiếng Anh theo cái cách người Anh nói, người Anh suy nghĩ.
Khi chúng ta học tiếng Anh theo sách người Việt biên soạn, chúng ta tước đi quyền được hiểu về văn hóa của một nước khác. Chúng ta tước đi quyền được khám phá, được học những cách nói mà chỉ có những ai sinh ra, lớn lên ở xứ sở ấy, uống nước của dòng sông ấy mới nói thế thôi. Cuối cùng, chúng ta tước đi quyền được sử dụng một thứ tiếng Anh hoàn hảo để giới thiệu về Việt Nam của học sinh chúng ta.
IELTS Fighter định hướng học tiếng Anh sớm cho con Bà Tô Lan Phương, Trưởng Phòng đào tạo IELTS Fighter đã có buổi chia sẻ cùng IELTS Face Off - VTV7 về chủ đề giáo dục được đông đảo phụ huynh quan tâm: "định hướng học tiếng Anh cho con" Học tiếng Anh sớm có khiến con bị rối loạn ngôn ngữ? Nhiều người có suy nghĩ rằng "không nên cho trẻ nhỏ...