Rào cản mới với quá trình gia nhập EU của Ukraine
Vòng đàm phán đầu tiên giữa EU và Ukraine về gia nhập liên minh này sẽ diễn ra vào ngày 25/6, sau khi các quốc gia thành viên thông qua khuôn khổ đàm phán tổng thể.
Tuy nhiên, tư cách thành viên EU của Ukraine có nguy cơ bế tắc trong thời gian Hungary làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Tham vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine có thể bị đình trệ trong 6 tháng ngay khi Hungary đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu.
Video đang HOT
Từ ngày 1/7 đến ngày 31/12, Hungary sẽ thiết lập chương trình nghị sự hàng tuần và chủ trì các cuộc họp cấp bộ trưởng EU tại Brussels, quyết định những chủ đề nào được đặt lên đầu danh sách.
Khẩu hiệu chính thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của Hungary sẽ là “Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại”, một quan điểm tương tự như của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Viễn cảnh này đã gây bất an cho các nhà ngoại giao châu Âu, những người lo ngại Thủ tướng Hungary Viktor Orban sẽ tận dụng vị thế đó để thúc đẩy quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Đặc biệt, chính sách của EU đối với Ukraine được coi là có nguy cơ bị chệch hướng cao nhất.
Hôm 18/6, khi Budapest công bố chương trình nghị sự chính thức cho cương vị Chủ tịch luân phiên EU, những lo ngại này dường như đã được xác thực. János Bóka, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Hungary, đã nói rõ rằng nước này sẽ không giúp Ukraine mở cuộc đàm phán nào về tư cách thành viên EU.
Chương trình nghị sự của Hungary đưa ra một số ám chỉ đến Ukraine liên quan đến nền kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ, tái thiết, tác động an ninh, người tị nạn,.. nhưng không phải trong bối cảnh mở rộng EU.
Quan điểm này trái ngược với lập trường của Bỉ, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu và đang nỗ lực thúc đẩy việc Ukraine gia nhập EU nhiều nhất có thể.
Tuần trước, Bỉ đã đạt được sự nhất trí cần thiết để thông qua khuôn khổ đàm phán cho Ukraine và Moldova, hai nước mà Hungary đã ngăn cản.
Bước đột phá này sẽ cho phép Bỉ tổ chức hội nghị liên chính phủ đầu tiên với Ukraine vào ngày 25/6 tới, vốn được coi là vòng đàm phán đầu tiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bóka cho biết Hungary sẽ đặt mục tiêu thực hiện quá trình mở rộng “dựa trên thành tích, khách quan và đáng tin cậy” và chuyển sự chú ý chính trị từ Ukraine sang Tây Balkan.
Chỉ có đàm phán hòa bình mới giúp giải quyết xung đột tại Ukraine
Ngày 24/5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định không muốn tham gia vào hoạt động quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh chỉ có đàm phán hòa bình mới giúp chấm dứt xung đột.
Binh sĩ Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài phát thanh Kossuth, Thủ tướng Orban cho biết NATO đang lên kế hoạch quân sự, các nhóm công tác đang soạn thảo kế hoạch để NATO có thể tham gia vào xung đột tại Ukraine.
Ông tuyên bố phản đối điều này và nhấn mạnh Chính phủ Hungary đang tìm cách để vừa đảm bảo là thành viên NATO mà không phải tham gia vào xung đột. Hungary cũng đang đánh giá lại vai trò của nước này trong NATO, bởi Budapest không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Thủ tướng Orban nêu rõ Hungary sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của NATO tại Ukraine. Cụ thể, nước này sẽ không hỗ trợ tài chính, không gửi vũ khí và thậm chí không cho phép sử dụng lãnh thổ để cất giữ vũ khí dành cho quân đội Ukraine. Ông giải thích lập trường này xuất phát từ niềm tin rằng chỉ có đàm phán hòa bình mới giúp giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine.
Hungary ra điều kiện để không phản đối EU viện trợ Ukraine Budapest yêu cầu cần có đánh giá hàng năm về khoản hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Kiev. Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu tại Budapest ngày 18/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo Mỹ Politico ngày 9/1, các quan chức Hungary đã đặt điều kiện để không phủ quyết gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro của EU...