Rào cản khi đào tạo theo hướng thực hành nghề nghiệp
Có nhiều trở ngại trong định hướng đào tạo ĐH hiện nay khi nhiều trường được định hướng theo đào tạo nghề nghiệp lại đặt mục tiêu phát triển thành trường nghiên cứu.
Từ năm 2005 – 2009, Bộ GD-ĐT thí điểm đào tạo theo định hướng nghề nghiệp – ứng dụng (gọi tắt POHE) ở 8 trường ĐH, gồm: Nông nghiệp Hà Nội, Nông lâm (ĐH Huế), Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nông lâm TP.HCM, Nông lâm Thái Nguyên, Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Vinh.
Ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống, sinh viên (SV) chương trình POHE có các khả năng vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội. SV POHE cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn. Sau khi tốt nghiệp, khả năng có việc làm của SV cũng cao hơn… Khi thực hiện chương trình POHE, các môn học được thiết kế theo mức độ, năng lực và thành tích học tập của SV. Giảng viên cũng phải thay đổi cách dạy theo hướng tích cực hơn và tập trung vào người học hơn.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có không ít vướng mắc khi phát triển giáo dục ĐH theo định hướng này. Tiến sĩ Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM) – đại diện nhóm nghiên cứu về POHE, cho biết: “Tâm lý trọng bằng cấp trong xã hội tạo ra những lo ngại về khả năng chuyển tiếp lên học các bậc học cao hơn của SV. Thói quen quan tâm đến bảng điểm (hơn là tay nghề và khả năng thực sự của SV ra trường) của các nhà tuyển dụng cũng ảnh hưởng đến chương trình đào tạo. Theo chương trình POHE, SV khó có được một “bảng điểm đẹp” khi việc đào tạo bao gồm những dự án thực hành, bài tập nhóm được đánh giá bằng nhiều nguồn, nhấn mạnh đến kỹ năng thực hành…”.
Bên cạnh đó, chính sách liên quan đến giáo dục ĐH chưa đồng bộ và chưa khuyến khích đào tạo theo định hướng thực hành. Mặc dù đặt mục tiêu đến năm 2020 có 70 – 80% SV đào tạo theo định hướng thực hành nhưng chưa có khung chính sách về chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp; quy trình đào tạo còn phức tạp và chưa đáp ứng theo nhu cầu thế giới việc làm. Đặc biệt, theo bà Ly, tầm nhìn và chiến lược phát triển của các trường ĐH cũng chưa rõ ràng. Nghiên cứu từ 8 trường thực hiện POHE cho thấy có tới 6/8 trường coi họ là trường định hướng nghiên cứu. Như vậy, nhà trường sẽ ưu tiên hướng nghiên cứu hàn lâm và sẽ là rào cản khi phát triển theo hướng thực hành nghề nghiệp vì đây là 2 định hướng hoàn toàn khác nhau.
Video đang HOT
Mặc dù các trường đều hướng tới “đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội”, song khảo sát ở các trường cho thấy thông tin và sự hiểu biết về thị trường lao động còn hạn chế. Đa số các trường chưa có các nghiên cứu thường xuyên về nhu cầu thị trường lao động.
Theo thanh niên
Để mỗi ngày đến trường thêm hứng thú
Trường học không chỉ là nơi cung cấp những kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà còn cần giúp các em phát huy tối đa năng lực bản thân và định hướng tốt cho tương lai.
Sau gần hai năm thành lập với tiêu chí Thực học - Thực nghiệp, bên cạnh việc được đánh giá là một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, FPT Polytechnic cũng mang đến một không gian học tập bổ ích và thú vị cho sinh viên.
Tại FPT Polytechnic, ngoài thời gian nghe giảng, mỗi giờ học còn trở nên thú vị và lôi cuốn hơn nhờ các bài tập nhóm, case study hay những buổi thảo luận sôi nổi, đặc biệt là những tiếng cười vui vẻ trong mỗi giờ ngoại khóa hay môn kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm là môn học chưa được đầu tư nhiều ở các cơ sở đào tạo khác, nhưng tại FPT Polytechnic, môn học này khá được chú trọng và được coi là một môn học chính trong chương trình đào tạo. Môn kỹ năng mềm bổ sung cho sinh viên các kỹ năng còn thiếu trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, kỹ năng linh hoạt, khả năng tập trung, tinh thần lạc quan... Mỗi giờ học, sinh viên được thực hành các kỹ năng bằng các tình huống, bài tập thuyết trình hay đơn giản là một bài hát trước đám đông. Môn học kỹ năng mềm giúp sinh viên FPT Polytechnic trở thành những con người lạc quan trong cuộc sống và luôn tự tin thể hiện mình.
Sinh viên FPT Polytechnic thảo luận trong giờ học nhóm.
Bên cạnh đó, sinh viên FPT Polytechnic còn được giao các bài tập dự án trong từng môn học. Các bạn có thể sử dụng slide thuyết trình, đóng clip hay diễn kịch để thể hiện những kiến thức mà mình đã được học. Hình thức học này không những giúp sinh viên nắm rõ kiến thức đã học mà còn tăng khả năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội và khai thác tối đa tính sáng tạo vốn có của sinh viên FPT Polytechnic.
Tất cả những điều này không chỉ làm tăng sự tự tin mà còn hỗ trợ sinh viên trong hành trình khám phá những ưu điểm của bản thân.
Ngoài giờ hoc, tại FPT Polytechnic, sinh viên sẽ có những trải nghiệm bổ ích đầy thú vị. Các chương trình giao lưu, tọa đàm thường xuyên được FPT Polytechnic tổ chức giúp sinh viên giải quyết những thắc mắc chưa biết hỏi ai hay những vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm. Chuỗi chương trình "Poly khám phá" với một loạt chủ đề như: Sinh viên với thương mại điện tử, Sinh viên với nhu cầu việc làm... đã mang đến cho sinh viên FPT Polytechnic những kiến thức xã hội bổ ích.
Không chỉ dừng lại ở đó, các cuộc thi kiến thức tại FPT Polytechnic đã tìm kiếm được rất nhiều tài năng trong giới sinh viên. "iPoly - Đêm hội tài năng" là một đêm nghệ thuật thu hút hàng nghìn khán giản nhờ sức hút của các hạt giống văn nghệ ở các loại hình hát, múa, diễn kịch... đến từ FPT Polytechnic. Mới đây, cuộc thi "Truy tìm Thủ lĩnh Poly" xoay quanh các phần thi hùng biện, kiến thức đã tìm ra những gương mặt sinh viên ưu tú, không chỉ có thành tích học tập tốt mà hiểu biết xã hội rất phong phú và sở hữu phẩm chất của người đứng đầu. Những giải bóng đá Poly cup hay câu lạc bộ Vovinam sẽ là một sân chơi lý tưởng để các bạn rèn luyện sức khỏe và bồi dưỡng trí lực sau mỗi giờ học căng thẳng.
Những hoạt động ngoại khóa sôi nổi giúp sinh viên FPT Polytechnic hoàn thiện mình.
Các hoạt động ngoại khóa thường niên khác như Hội xuân quê - Ngày hội văn hóa ẩm thực các vùng miền tổ chức vào đầu xuân, các buổi tham quan doanh nghiệp hay các chương trình từ thiện đã giúp sinh viên FPT Polytechnic hoàn thiện cả về kiến thức học tập, kiến thức xã hội và quan trọng hơn là rèn luyện cho mình một lối sống lành, hòa nhập cộng đồng cùng tinh thần tương thân tương ái.
Bởi lẽ đó, FPT Polytechnic đã và đang trở thành một ngôi nhà chung để mỗi sinh viên có thể học tập hết sức và cống hiến hết mình cho tuổi trẻ.
Sinh viên Huỳnh Mạnh Hùng, lớp PT0711, Thủ lĩnh Poly chia sẻ cảm xúc về ngôi nhà chung FPT Polytechnic: "Với mình, mỗi ngày đến trường đều có thật nhiều niềm vui đón chờ. Tại FPT Polytechnic, lúc nào mình cũng thấy thoải mái và ấm áp như trở về nhà mình. Trong tiết học và cả trong những giờ ngoại khóa, mình đều có cơ hội thể hiện và khám phá bản thân. Nhờ có cuộc thi "Truy tìm thủ lĩnh Poly" mà mình phát hiện ra mình có khả năng lãnh đạo. Mình tin rằng sau khi ra trường, mình có thể trở thành một nhà quản lý giỏi."
Để tạo điều kiện cho các bạn học sinh THPT cả nước tham gia vào ngôi nhà chung, từ nay tới hết ngày 30/06/2012, FPT Polytechnic triển khai chương trình ưu đãi học phí "Now, I'm a FPT Polytechnic student", theo đó các thí sinh thuộc đối tượng của chương trình đăng ký học tại FPT Polytechnic trong thời gian trên sẽ nhận được ưu đãi miễn giảm 1.000.000 đồng học phí Tiếng Anh.
Bên cạnh đó, chương trình ưu đãi "Chuyển trường - chuyển học phí" mở rộng thêm cơ hội học tập tại FPT Polytechnic cho các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng chính quy trên toàn quốc
Theo dân trí
Xu hướng việc làm trong tương lai Theo báo cáo xu hướng việc làm do Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động (Bộ LĐ-TB-XH) công bố trong năm nay, cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đã có những thay đổi nghề nghiệp trong thời gian gần đây. Tài chính, ngân hàng sẽ cần chất hơn lượng Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám...