Giáo viên tiểu học: Nghề trong mơ của bạn trẻ Hàn Quốc
Giáo viên tiểu học là công việc được ưa chuộng nhất với học sinh cấp ba ở Hàn Quốc. Đó là kết quả cuộc khảo sát mới đây ở xứ Hàn. Lý do là công việc này ổn định, lương cao và ít áp lực hơn so với làm giáo viên cấp ba.
Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo Nghề Hàn Quốc vừa thực hiện khảo sát với 6.291 học sinh về nghề nghiệp mà các em yêu thích. Kết quả là có 8,8% học sinh được hỏi cho biết các em thích làm giáo viên tiểu học; 4,5% thích làm bác sĩ; 4,1% thích làm nhân viên dân sự và 4% thích làm giáo viên cấp ba.
Học sinh lớp ba một trường tiểu học ở Mapo, phía Tây Seoul, Hàn Quốc tặng hoa cô giáo nhân Ngày Nhà giáo. (Ảnh: Yonhap)
Lim Eon ở Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo Nghề Hàn Quốc nhận định: “Là một giáo viên trường phổ thông có nghĩa là được đảm bảo việc làm, do vậy nghề giáo viên rất được học sinh tuổi mới lớn ưa chuộng bởi nghề này không những ổn định mà còn được trả lương cao”.
Video đang HOT
Trước đó, trong một khảo sát tương tự ở Hàn Quốc về nghề nghiệp mơ ước của học sinh trung học năm 2001, giáo viên cấp ba là nghề được học sinh nước này ưa chuộng nhất (với 12,7% học sinh được khảo sát cho biết thích làm giáo viên cấp ba), trong khi đó có 2,7% học sinh thích làm giáo viên tiểu học.
“Sự ưa chuộng nghề giáo – nghề được coi là ổn định và quen thuộc với học sinh tiếp tục tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997″, Lim Eon đánh giá. “Nhưng dường như giáo viên tiểu học ngày càng trở nên được ưa chuộng hơn vì giáo viên cấp ba chịu nhiều áp lực hơn, ví dụ như là chịu trách nhiệm về việc học sinh thi đỗ đại học cũng như phải tư vấn cho học sinh.
Theo Chosun, so với khảo sát năm 2001, khảo sát mới đây cho thấy bạn trẻ Hàn Quốc có xu hướng chuộng những nghề nghiệp đảm bảo như y tá, cảnh sát, bộ đội chuyên nghiệp, trong khi đó nghề kinh doanh đang giảm bớt sức nóng.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Chưa có bằng THPT vẫn làm hiệu trưởng
Mặc dù chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam vẫn "ưu ái" cho hơn 200 giáo viên tiểu học đi học Trung cấp sư phạm (hệ 12 2) và CĐ sư phạm (12 3), rồi về làm...sếp".
Vẫn biết là trái với quy định của Bộ GD-ĐT nhưng lãnh đạo ngành giáo dục Quảng Nam cho rằng, việc làm trên nhằm "chuẩn hóa" đội ngũ giáo viên tiểu học ở các huyện miền núi.
Sáng học lớp 10, tối học CĐ
Theo tìm hiểu của PV, vào năm 1996 - 1997, Sở GD-ĐT Quảng Nam có chủ trương liên kết với trường CĐ sư phạm Quảng Ngãi (nay là trường ĐH Phạm Văn Đồng) đào tạo các lớp CĐSP tiểu học gồm 12 2 (Trung cấp sư phạm) và 12 3 (CĐSP) cho 203 giáo viên tiểu học. Trong đó, huyện Nam Giang có 85 học viên, Núi Thành có 42 học viên và huyện Tiên Phước có 76 học viên. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, điều kiện tối thiểu để trúng tuyển hệ 12 2 phải là những TS đã có bằng tốt nghiệp PTTH và đối với hệ 12 3 là những người đã tốt nghiệp 12 2. Tuy nhiên, trong số hơn 200 học viên nói trên thì phần lớn không đủ điều kiện do chưa có bằng tốt nghiệp 12, thậm chí, có nhiều người chỉ mới tốt nghiệp lớp 9. Để hợp thức hóa sồ sơ, ngành GD-ĐT Quảng Nam "lách luật" bằng cách ưu ái cho TS nợ bằng tốt nghiệp PTTH. Đối với những giáo viên mới có bằng lớp 9 thì sáng đi học Trung cấp hoặc CĐ, tối đi học chương trình PTTH hệ bổ túc.
Đến năm 2000, khi đã học xong chương trình 12 2 và 12 3 nhưng có đến gần 60 TS vẫn chưa có bằng tốt nghiệp PTTH, nhưng trường CĐSP Quảng Ngãi vẫn công nhận tốt nghiệp cho tất cả các học viên. Trao đổi với Đất Việt, nhiều chuyên gia giáo dục cho biết, việc các TS chưa có bằng lớp 12 mà được đi học Trung cấp và CĐ là sai quy định của Bộ GD-ĐT. Trường CĐSP Quảng Ngãi (nay là ĐH Phạm Văn Đồng) khi đó cấp bằng tốt nghiệp cho các học viên là sai phạm nghiêm trọng.
Học sinh miền núi Quảng Nam chịu nhiều thiệt thòi do giáo viên chưa đảm bảo chất lượng
Chuẩn hóa sai
Theo lý giải của ngành giáo dục Quảng Nam, việc làm trên là bất đắc dĩ và do những năm trước có quá ít giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm, nhất là các huyện miền núi nên việc cử các giáo viên trên đi học là để chuẩn hóa đội ngũ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những người chỉ có trình độ lớp 9 thì có đủ kiến thức để theo học chương trình Trung cấp và CĐ theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT?
Điều đáng nói hơn, sau khi có được các tấm bằng Trung cấp sư phạm hoặc CĐSP, các giáo viên trở về địa phương và trong thời gian ngắn nhiều người đã được bổ nhiệm làm hiệu phó, hiệu trưởng và thậm chí là các chức vụ cao hơn. Đơn cử như trường hợp của bà Lê Thị Đào (hiện là hiệu trưởng trường Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) là một ví dụ. Năm 1997, bà Đào mới có có bằng tốt nghiệp lớp 9 nhưng vẫn được Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho đi học chương trình CĐSP ở Quảng Ngãi. Buổi sáng bà Đào đi học chương trình lớp 10, buổi chiều và tối bà Đào đi học chương trình cao đẳng. Năm 2000, có trong tay bằng tốt nghiệp CĐSP do trường CĐSP Quảng Ngãi cấp, bà Đào trở về Nam Giang để làm giáo viên trong thời gian ngắn rồi ngay lập tức được bổ nhiệm làm hiệu phó rồi hiệu trưởng trường tiểu học Thạnh Mỹ. Dư luận đặt câu hỏi, hiện có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ĐHSP ra trường chưa có việc làm thì những người trình độ "chắp vá" như vậy lại được bổ nhiệm vào các chức danh quản lý như hiệu phó, hiệu trưởng... liệu có hợp tình, hợp lý?
Theo Đất việt
Giáo viên tiếng Anh rớt như sung rụng Nhiều địa phương vừa khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của. Kết quả cho thấy số giáo viên đạt chuẩn thấp đến mức khó hình dung. Nguyên nhân của thực trạng thật sự rất đáng lo ngại này? Không ít người cho rằng nguyên nhân là do phương pháp đào tạo ở trường sư phạm, thiếu môi trường rèn luyện, đầu...