Rắn hổ mang chúa leo cây bắt mồi bên trong công viên Singapore
Rắn hổ mang săn mồi trong khu vực Công viên MacRitchie Reservoir khiến du khách tò mò quan sát.
Du khách quay video khoảnh khắc rắn hổ mang chúa leo cây bắt mồi
Một con rắn hổ mang chúa được phát hiện đang đu từ cành này sang cành khác bên trong Công viên MacRitchie Nature Trail.
Người dùng Facebook có tên Masnashzreen Masturi đã chia sẻ những đoạn video về rắn hổ mang xuất hiện bên trong Công viên MacRitchie Reservoir, Singapore.
Những du khách đến tham quan công viên phát hiện đó là con rắn hổ mang chúa, loài rắn độc lớn nhất thế giới. Một số ý kiến cho rằng con rắn đang rình rập săn bắt con khỉ ở gần đó. Cành cây trĩu xuống vì con rắn quá nặng.
Người quay phim cho biết: “Con rắn hổ mang chúa trưởng thành dài trung bình từ ba đến bốn mét. Tôi đảm bảo rằng mình đã ở khoảng cách an toàn để có thể trực tiếp quan sát và quay video hoạt động của con rắn. Những người đi bộ đường dài hay chạy bộ cần thận trọng hơn vì không biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước. Tôi khá may mắn khi được tận mắt chứng kiến hoạt động của rắn hổ mang chúa, những thứ tôi chỉ thấy ở trên ti vi hoặc trên mạng internet” .
Video đang HOT
Rắn hổ mang cực độc băng qua đường
Trước đó, Daniel Chia, người đàn ông đi xe đạp ở Singapore chia sẻ đoạn video gây xôn xao cư dân mạng. Trong video cho thấy, Daniel Chia tình cờ bắt gặp một con rắn hổ mang khi đang đi xe đạp ở vườn Jurong.
Con rắn cực độc đang trườn trên đường nên Daniel Chia dừng xe lại, nhường đường cho con rắn hổ mang đi tiếp.
Những con rắn hổ mang thường không hung dữ nếu để một mình. Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích nó trở nên ghê sợ hơn sẵn sàng phun nọc độc vào đối thủ. Nọc độc của vết cắn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có khả năng gây tử vong.
Morn Mosley tạo ra con rắn tuyết ngay trước vườn nhà tại Colorado, Mỹ
Trong khi đó, một gia đình ở Denver, Colorado, Mỹ đã mất 10 tiếng đồng hồ để tạo ra con rắn tuyết khổng lồ. Tác phẩm khiến người dân địa phương ấn tượng và thích thú. Morn Mosley và 5 người anh em khác của mình đã mất 10 giờ để tạo ra con rắn tuyết khổng lồ dài đến 23 mét, đặt ở khu vực vườn trước nhà.
Tại sao rắn hổ mang chúa nuốt chính răng rụng của mình vào bụng?
Bạn có biết rằng rắn hổ mang chúa cũng thay răng như con người?
Rắn hổ mang chúa cũng thay răng như con người
Hổ mang chúa (Tên khoa học: Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới, răng nanh của chúng được dùng để tiêm nọc độc vào cơ thể nạn nhân với liều lượng với liều khoảng 200 đến 500 mg một lần.
Với hàm răng nanh này, một con rắn hổ mang chúa có thể tiêm lượng nọc nhiều hơn bất cứ loài rắn nào, ngoại trừ rắn hổ lục Gaboon - Tên khoa học: Bitis gabonica.
Cấu trúc hàm răng của rắn hổ mang chúa
Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng với rắn hổ mang và có nhiều sự thật thú vị đằng sau, một trong số đó chính là việc rắn hổ mang chúa cũng... thay răng như con người!
Giống như việc thay da để lớn lên, rắn cũng thay răng (như con người) khi phát triển, chỉ có điều khác biệt là chúng có thể thay răng nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình. Không những thế chúng còn thay thế cả những chiếc răng hàm.
Vậy rắn hổ mang chúa thay răng như thế nào?
Cuốn sách 'The Teeth of Non-Mammalian Vertebrates'. Ảnh: Sciencedirect
Trong cuốn sách 'The Teeth of Non-Mammalian Vertebrates' của hai tác giả Barry Berkovitz, và Peter Shellis đã mô tả chi tiết về nghiên cứu của hàm răng không chỉ ở loài rắn hổ mang chúa mà còn của rất nhiều loài rắn và các loài động vật khác.
Trong chương 7 có tên Reptiles 2: Snake, các tác giả cho biết họ Rắn hổ gồm hơn 350 loài rắn độc bao gồm các loài rắn hổ mang, rắn san hô, rắn biển... với chiều dài có thể từ dưới 20 cm như rắn Crowned (Drysdalia) cho đến hơn 6m (như rắn hổ mang chúa).
Một con rắn hổ mang chúa sẽ có hai hàm răng với hàm răng trên gồm 2 răng nanh và 3 đến 5 răng nhỏ khác, hàm dưới cũng có những chiếc răng nhỏ có nhiệm vụ giữ và nuốt con mồi. Khi răng nanh của rắn già đì thì một chiếc răng 'kế nhiệm' sẽ thay thế vị trí của nó.
Hình ảnh răng nanh rắn khi so sánh với đầu của một chiếc kim
Do đó ngay cả khi con rắn hổ mang chúa bị bẻ nanh đi thì chỉ khoảng 10 đến 15 ngày sau đó nó sẽ mọc lại một chiếc răng nanh khác thay thế. Điều kỳ lạ khi rắn hổ mang chúa thay răng đó là chúng sẽ nuốt chiếc răng này vào bụng.
Mỗi răng nanh của rắn hổ mang chúa có thể dài từ 8 đến 10 mm (có thể lên đến 15 mm) và vô cùng sắc nhọn chẳng kém gì một cây kim (xem hình trên) nhưng lại không hề gây nguy hiểm cho con rắn khi nó nuốt vào bụng.
Những chiếc răng sẽ được thải ra ngoài khi con rắn đi vệ sinh và thường thì mỗi lần thải như vậy, rắn sẽ cho ra không dưới 50 chiếc răng (bao gồm cả răng nanh và răng hàm nhỏ hơn của con rắn cũng như con mồi là nó nuốt vào).
Hổ mang chúa dài 4 mét trèo lên cây sau cuộc đụng độ với đàn chó nhà Một chuyên gia bắt rắn ở Thái Lan gần đây đã khống chế thành công hổ mang chúa khổng lồ dài 4 mét trong tình trạng bị thương và bị kích động mạnh sau khi đối đầu với đàn chó nhà. Con rắn hổ mang dài 4 mét. Chuyên gia bắt rắn Nattapon Sueangam đến từ tổ chức Nick Wildlife Asorapit Wittaya, dẫn...