Rái cá hoang dã phát triển mạnh mẽ giữa Singapore
Singapore được biết đến là đất nước đông đúc, nhộn nhịp. Tuy nhiên, giữa lòng đô thị vẫn có một cộng đồng rái cá hoang dã sinh sống và ngày một phát triển.
An Ngọc
Sinh vật đáng yêu này dành cả cuộc đời trưởng thành để mang thai
Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra các con cái của loài chuột túi Wallaby đầm lầy có thể thụ thai trong khi vẫn đang mang bầu.
=Loài chuột túi Wallaby sống ở vùng rừng rậm, đầm lầy phía Đông Australia (Ảnh: Shutterstock)
Chúng cho phép một hoặc hai phôi thai mới vào cơ thể, vài ngày trước khi sinh ra cái thai đã có trước đó.
Điều này tạo nên một chu trình mang thai kéo dài liên tục trong suốt quãng đời trưởng thành của chuột túi đầm lầy Wallaby. Chiến thuật sinh sản này là một đặc điểm vô cùng đặc biệt chỉ tồn tại ở loài động vật có vú này, các nhà khoa học phát biểu trong một nghiên cứu mới đây.
Theo thông tin từ Bảo tàng động vật học, Đại học Michigan, loài chuột túi đầm lấy Wallaby, cao 2 feet (70 cm), có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Australia, nơi chúng sinh sống trong những khu rừng rậm, đầm lầy. Loài này trưởng thành về mặt sinh lý khi được 15 tháng tuổi, có thể sinh sản quanh năm và có thời kỳ thai nghén kéo dài 33 đến 38 ngày.
Trong một nghiên cứu được công bố vào 02/03/2020, chu kỳ động đực của loài này chỉ trong 31 ngày.
Quá trình sinh sản ở các loài động vật có vú gồm 4 giai đoạn: rụng trứng, thụ tinh, mang thai và sản sinh ra sữa. Trong một họ của loài động vật có túi, có tên macropodids, bao gồm Kăng-gu-ru và chuột túi Wallaby, một số loài trải qua quá trình rụng trứng nhanh chóng sau khi sinh, thậm chí chỉ trong vài giờ, tác giả nghiên cứu cho hay. Do chu kỳ động đực của loài chuột túi đầm lầy Wallaby ngắn hơn thời kỳ thai nghén cho nên các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng quá trình giao phối và thụ thai ở loài động vật này có thể lấn với quá trình mang thai.
Để kiểm chứng nghi ngờ của họ, các nhà khoa học cùng với Đại học Melbourne (Australia) và Viện Nghiên cứu Động vật hoang dã Leibniz (Berlin, Đức) đã tiến hành thu tập các chất dịch âm đạo và sóng siêu âm của loài chuột túi đầm lấy Wallaby này.
Họ tìm thấy rằng 90% những con cái đang mang bầu ở loài này đều đang mang bầu "kép", mang phôi thai thứ 2 được thụ tinh từ lần rụng trứng diễn ra khi bào thai thứ nhất đã hoàn thành từ 97% đến 100% quá trình thai nghén.
Thế nhưng những bào thai này không phải là "bạn đồng hành" cùng nhau trong tử cung của mẹ chúng. Những con cái thuộc thú có túi đều có 2 tử cung giống nhau (cùng với 3 âm đạo). ĐIều này có nghĩa là khi một con chuột túi Wallaby mang bầu, vài ngày sau khi sinh con ở tử cung thứ nhất, vẫn có thể rụng trứng, thụ tinh và phát triển phôi thai mới trong tử cung thứ hai.
Tuy nhiên, tử cung thứ hai này vẫn chưa bắt đầu phát triển. Loài thú túi sinh con ra ở giai đoạn phát triển sớm hơn rất nhiều so với những động vật có vú khác và những con non của chúng vẫn con nhiều tháng cho bú và phát triển phía trước bên ngoài bụng mẹ. Trong khi con non vừa mới sinh được chăm sóc, phôi thai phải tạm ngừng phát triển trong tử cung của mẹ cho đến khi việc cho bú của "người anh em" của chúng bên ngoài kết thúc và rời khỏi túi mẹ.
Tống Trần Hiến
Theo dantri.com.vn/Fox News
Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi và đạt 5,9 triệu kg, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần Đây là một trong những sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó nằm trong Khu bảo tồn rừng quốc gia hồ Fish ở Utah, Hoa Kỳ và là một cây dương có tên là Pando. Các cây dương chúc sinh sản thông qua một quá trình khá đặc biệt, nó không giống nhiều loài thực vật khác mà...