Radar tầm ngắn của Mỹ có thể giúp thay đổi tình hình chiến sự ở Ukraine?
Ukraine đã yêu cầu Mỹ chuyển giao hệ thống radar Sentinel tầm ngắn cho nước này trước mùa đông năm nay.
Liệu loại vũ khí này có thể thay đổi tình hình chiến sự hay không?
Tên lửa Nga nhắm vào kho vũ khí phương Tây ở vùng Lvov. Ảnh: Sputnik
Theo tờ Politico, Kiev đang thúc đẩy Mỹ viện trợ các hệ thống radar giám sát tầm ngắn tiên tiến Sentinel như một biện pháp để bảo vệ các cơ sở năng lượng quan trọng và các nhà máy chế tạo vũ khí của nước này trong mùa đông, trước các cuộc không kích của Nga.
Hệ thống radar Sentinel
Sentinel là hệ thống radar phòng không mảng pha 360 độ dải tần X có bán kính quét là 75 km. Loại radar này có khả năng giám sát liên tục nhằm phát hiện, theo dõi và xác định các máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình, máy bay và trực thăng.
Ông Dmitry Stefanovich, chuyên gia phân tích và nghiên cứu an ninh tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế có trụ sở tại Moskva, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), nói với đài Sputnik: “Sentinel là một radar có tính cơ động cao giúp tìm kiếm các mục tiêu khí động học: UAV, tên lửa hành trình, máy bay. Theo đánh giá, radar này được tích hợp chặt chẽ, có thể tích hợp với các hệ thống như Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS)”.
Ông cho biết số lượng radar mà Ukraine sở hữu ngày càng giảm và Kiev đang nỗ lực tìm những hệ thống thay thế. Theo vị chuyên gia này, có thể Kiev muốn có thêm một lớp bên ngoài để phát hiện các UAV Geran và tên lửa hành trình nhằm phát hiện mục tiêu từ xa hơn.
Mặc dù truyền thông Mỹ vẫn chưa công bố chi tiết thông số kỹ thuật của radar Sentinel, nhưng giới quan sát cho rằng đó có thể là biến thể AN/MPQ-64 Sentinel, giống với những chiếc radar bị quân đội Nga phá hủy ở Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, theo các báo cáo của phương Tây.
Các radar Sentinel hoạt động như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa và có thể được tích hợp với nhiều loại vũ khí, bao gồm NASAMS, tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) phóng từ mặt đất và các thiết bị phòng không tầm ngắn và rất ngắn khác (SHORAD/VSHORAD).
Radar Sentinel đặt ra thách thức gì cho quân đội Nga?
Theo chuyên gia Stefanovich, những thách thức mà radar Sentinel đặt ra không khác nhiều so với những thách thức mà quân đội Nga đã phải đối mặt trong cuộc xung đột. Vì từng phát hiện và phá hủy các radar này trước đây, nên Moskva đã có kinh nghiệm về cách đối phó với loại mục tiêu này.
Tuy nhiên, học giả này thừa nhận rằng việc áp chế lực lượng phòng không không phải điều dễ dàng và bên tiến quân cũng có thể phải đối mặt với tổn thất trên chiến trường.
Ông Stefanovich lưu ý không nên đánh giá thấp đối thủ. Ông cho biết quân đội Ukraine đã lắp ráp, tích hợp khá đơn giản các hệ thống cũ kỹ với hệ thộng hiện đại có nguồn gốc khác nhau, thậm chí có vũ khí dường như đã trở thành “vật liệu phế liệu”, song chúng vẫn hoạt động tốt trên chiến trường.
Nhà phân tích này đánh giá rằng chắc chắn hệ thống này sẽ hoạt động không hiệu quả như một tổ hợp phòng thủ thống nhất, nhưng nó vẫn hiệu quả. Đồng thời, ông cho biết thêm rằng Nga vẫn thường xuyên nhắm mục tiêu vào các hệ thống phòng không của Ukraine.
Radar Sentinel có thể trở thành vũ khí “thay đổi cuộc chơi”?
Ông Stefanovich cho rằng Nga phải sử dụng tên lửa chống radar, với sự hỗ trợ của tác chiến điện tử và trinh sát điện tử. Cuộc xung đột Ukraine một lần nữa chứng minh rằng với cách tiếp cận đúng đắn, lực lượng phòng không trên mặt đất là đối thủ rất đáng gờm đối với bất kỳ máy bay nào. Trong khi đó, hệ thống phòng không của Nga cũng rất mạnh. Vì vậy, hệ thống radar Sentinel không phải “cây đũa thần”. Cần tiến hành các hoạt động áp chế và phá hủy hệ thống phòng không nhiều lớp.
Ông nhấn mạnh quân đội Nga có thể áp đảo các hệ thống phòng không của Ukraine bằng máy bay không người lái, mục tiêu giả, để dễ bề thực hiện hành động xâm nhập.
Điều này có nghĩa là càng có nhiều lực lượng, phương tiện, mồi nhử, tên lửa bay hướng về mục tiêu cần được bao vệ. Nếu không sử dụng các hệ thống radar Sentinel, “nhiệm vụ của lực lượng phòng thủ càng khó khăn hơn”, ông Stefanovich lưu ý.
Ông Stefanovich kết luận rằng các cuộc giao tranh của các loại vũ khí tiên tiến sẽ tiếp tục diễn ra ở Ukraine. Song radar Sentinels không có khả năng thay đổi tình hình đã được thiết lập trên chiến trường, sau những tổn thất trong cuộc phản công mùa hè của Ukraine.
Cận cảnh đường hầm kiên cố dưới bệnh viện ở Dải Gaza
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) vừa công bố video cho thấy một đường hầm do các tay súng Hamas đào bên dưới bệnh viện Al-Shifa lớn nhất ở Dải Gaza.
Theo IDF, đường hầm được vận hành bởi Hamas dài 55m, sâu 10m và được điều chỉnh bằng cách sử dụng thang dài 3m cũng như cầu thang xoắn ốc dài 7m.
"Lối vào đường hầm chứa nhiều cơ chế phòng thủ khác nhau, như cửa chống nổ và lỗ châu mai", IDF cho biết trên mạng xã hội X.
Theo quân đội Israel, đây là loại cửa được Hamas sử dụng để ngăn chặn lực lượng Israel tiến vào các trung tâm chỉ huy và cơ sở ngầm của Hamas.
Các chuyên gia quân sự cho biết, robot đã được sử dụng để tiếp cận đường hầm vì đây là môi trường tiềm ẩn nguy hiểm cho quân đội Israel.
Trước đó, Hamas thừa nhận có mạng lưới hàng trăm km đường hầm, hầm trú ẩn bí mật xuyên khắp Gaza, song Hamas phủ nhận những đường hầm này nằm trong cơ sở hạ tầng dân sự như bệnh viện.
Israel tuyên bố chọc thủng phòng tuyến kiên cố của Hamas Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố họ đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Hamas xung quanh thành phố Gaza và đang nắm giữ quyền kiểm soát "trên mặt đất" khu vực này. Times of Israel ngày 15/11 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố IDF đã chọc thủng phòng tuyến của phong trào vũ trang Hamas...