Radar hàng hải mới của Israel phù hợp với Việt Nam?
Tập đoàn IAI Israel sẽ trình làng hai mẫu radar hàng hải mới ứng dụng công nghệ quét mạng pha chủ động tại triển lãm Euronaval 2014.
Tại triển lãm Euronaval 2014 diễn ra từ ngày 27-31/10/2014 tại Paris, tập đoàn IAI Israel sẽ trình làng hai mẫu radar hàng hải mới là E/LM-2022ML và E/LM-2022ES. Cả hai mẫu radar này đều ứng dụng công nghệ quét mạng pha điện tử chủ động AESA.
Đặc điểm nổi bật của 2 radar này đều có trọng lượng nhỏ gọn, trong đó E/LM-2022ML sử dụng cho trực thăng và E/LM-2022ES sử dụng cho hệ thống máy bay không người lái chiến thuật. Công nghệ quét mạng pha điện tử chủ động mang lại hiệu suất cao trong phát hiện và xác định các loại mục tiêu. Radar có thể phát hiện và nhận dạng các mục tiêu như xuống cao tốc, tàu chiến, tàu vận tải, trực thăng hay các phương tiện bay quân sự và dân sự khác.
Công nghệ quét mạng pha điện tử chủ động AESA giúp phân biệt chính xác nhiều loại mục tiêu khác nhau
Hệ thống radar hàng hải này được phát triển bởi công ty Elta (công ty con của tập đoàn IAI). Hệ thống cung cấp khả năng giám sát mặt nước, mặt đất và không khí cùng lúc. Chúng có bộ vi xử lý mạnh mẽ cùng thuật toán tinh vi đã được chứng minh tính hiệu quả trong sử dụng.
Video đang HOT
An-ten radar kết hợp giữa quét cơ khí trong mặt phẳng ngang với chùm tia điện tử trong mặt phẳng đứng cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu trong môi trường lộn xộn trên biển. Bên cạnh trang bị cho hệ thống không người lái chiến thuật, radar E/LM-2022ES có thể cài đặt trên các máy bay khác của hải quân hay các cơ quan thực thi pháp luật trên biển.
Radar E/LM-2022 ML/ES có trọng lượng nhỏ gọn phù hợp với nhiều loại máy bay khác nhau.
Radar E/LM-2022ES có thể sử dụng cho nhiệm vụ giám sát hàng hải, chiến tranh chống ngầm, giám sát vùng đặc quyền kinh tế, an ninh nội địa hay tìm kiếm cứu nạn. Đối với radar E/LM-2022ML sử dụng một giải pháp thiết kế độc đáo trong đó hầu hết các thành phần của radar được cài đặt trực tiếp trên mảng anten cơ khí.
Với trọng lượng chỉ 50kg, radar E/LM-2022ML phù hợp với hầu hết các loại UAV nhỏ và vừa, máy bay tuần tra hạng nhẹ, trực thăng hay các loại khí cầu. Radar này đặc biệt thích hợp cho các nhiệm vụ hàng hải.
Với một quốc gia có đường bờ biển dài trên 3.000 km như Việt Nam thì giám sát hàng hải là một nhiệm vụ rất nặng nề. Do đó việc đầu tư các hệ thống radar giám sát hàng hải như E/LM-2022ML hay E/LM-2022ES rất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Các loại radar trên có thể lắp đặt trên các loại trực thăng hay máy bay tuần tra hàng hải như CASA-212 hay DHC-6 điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giám sát hàng hải, bảo vệ chủ quyền cũng như vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Kiến Thức
Radar Đài Loan có thể phát hiện được mọi tên lửa Trung Quốc
Hệ thống radar cảnh báo PAWS đặt ở Hsinchu phía Bắc Đài Loan có khả năng phát hiện được mọi tên lửa đạn đạo và hành trình phóng lên từ Trung Quốc.
Mặc dù hệ thống radar mảng PAVE PAWS của Đài Loan không tiên tiến như của Mỹ, nhưng theo tạp chí quốc phòng Kanwa, nó vẫn có phạm vi quét từ 2500 đến 3000 km. Mặc dù như thế chưa bằng được radar của Mỹ với phạm vi quét đến 5600 km nhưng như thế cũng đủ cho quân đội Đài Loan phát hiện và theo dõi tất cả các tên lửa được phóng lên từ đại lục.
Một số tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.
Với phạm vi tìm kiếm của radar tối thiểu là 2500km, Đài Loan cũng có khả năng phát hiện tên lửa bắn đi từ tỉnh Cát Lâm ở phía đông bắc và tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc.
Chỉ những tên lửa của Lữ đoàn 812 đóng ở tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc là nằm ngoài tầm với của radar Đài Loan. Theo nguồn tin của Lầu Năm Góc, Đài Loan đã phát triển hệ thống radar này với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Ngoài Trung Quốc, radar Đài Loan cũng có khả năng theo dõi được các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Mặc dù vậy, theo tạp chí Kanwa, hệ thống radar này chưa đủ để Đài Loan yên tâm. Với kho tên lửa hành trình và đạn đạo rất lớn gồm các loại như CJ-10, DF-15, DF-21, Kh-31P, Kh-59T ASM, Trung Quốc có thể tiêu diệt các trạm radar trước.
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc tức tối vì Mỹ đặt radar phòng thủ tại Nhật Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ gây mất ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi triển khai radar phòng thủ tên lửa tối tân X-band tại Kyoto, Nhật Bản. Hệ thống radar X-band của Mỹ. Phản ứng của Bắc Kinh đã cho thấy những căng thẳng sôi sục liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc...