Radar Trung Quốc có thể vô hiệu hóa máy bay tàng hình Mỹ
Sự phát triển trong công nghệ chống tàng hình của Trung Quốc có thể sớm làm vô hiệu hóa khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-22 (Mỹ) và máy bay không người lái tàng hình Neuron (châu Âu), Huanqiu, trang web của tờ Thời báo Hoàn Cầu, khẳng định.
Radar thụ động DWL002 của Trung Quốc.
Được trưng bài tại Triển lãm điện tử quốc phòng quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 tại Bắc Kinh hồi tháng 5 là radar thụ động DWLOO2 của Trung Quốc, được cho là có tầm hoạt động 500 km và có thể bao phủ toàn bộ không phận.
“Radar sẽ được sử dụng chủ yếu cho phòng thủ và trinh sát ven biểu trong các môi trường điện từ phức tạp, với khả năng phát hiện, định vị, theo dõi bức xạ trên mặt đất, trên không và trên biển trong tầm hoạt động của nó”,Huanqiu viết.
Ấn tượng hơn là sự phát triển trong công nghệ chống tàng hình của Trung Quốc đồng nghĩa với các radar thụ động có thể theo dõi tất cả các loại máy bay thông qua sóng vô tuyến tầm thấp mà phi công không hay biết là họ đang bị theo dõi. Điều này khác với các radar thông thường, vốn phát đi tín hiệu ở tần số cao.
Điều đó đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc có thể theo dõi mọi máy bay thông qua tín hiệu từ các nguồn điện như máy phát tín hiệu được sử dụng cho truyền hình, sóng phát thanh và điện thoại di động.
Ngoài radar thụ động, radar dẫn đường và trinh sát trên không thông thường JY-27A của Trung Quốc cũng được cho là một radar giám sát trên không tầm xa, có khả năng phát hiện tên lửa dẫn đường và máy bay tàng hình.
Video đang HOT
Theo Huanqiu, Trung Quốc đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ chống tàng hình là nhờ Mỹ, vốn đã gây áp lực lên quân đội Trung Quốc sau khi các máy bay tàng hình B-2 của Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc tại in Belgrade trong chiến dịch ném bom Yugoslavia của NATO năm 1999. Mỹ sau đó đã triển khai bổ sung các máy bay ném bom B-2 và máy bay chiến đấu F-22 tới căn cứ hải quân ở Guam, buộc Trung Quốc phải đối phó với mối đe dọa.
Quyết tâm của Trung Quốc càng được củng cố sau khi Mỹ thành công trong việc ngăn chặn hãng chế tạo radar của Cộng hòa Czech ERA bán 10 thiết bị định vị vô tuyến thụ động cho Bắc Kinh vào năm 2004.
Thỏa thuận trị giá 55,7 triệu USD được cho là đã được giới chức Czech phê chuẩn nhưng bị hủy vào phú chót, sau khi Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Colin Powell gửi thư phản đối tới người đồng cấp Czech Cyril Svoboda.
An Bình
Theo dantri/Want China Times
Tại sao radar Nga có thể "nhìn thấy" máy bay tàng hình
Về nguyên tắc vật lý, không thể có máy bay tàng hình theo đúng nghĩa.
Các dòng máy bay tàng hình được quảng cáo thực tế chỉ được áp dụng sâu công nghệ giảm phản xạ hoặc có khả năng hấp thụ sóng radar cho phép máy bay "khó bị phát hiện hơn" ở một số bước sóng. Đây cũng là điều giúp lý giải tại sao những máy bay tàng hình trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD lại có thể bị phát hiện và bắn hạ bởi các loại vũ khí rẻ tiền hơn nhiều.
Công nghệ máy bay tàng hình bắt đầu nổi tiếng thế giới từ chiến dịch Bão táp sa mạc tấn công Iraq của quân đội Mỹ. Trong 6 tuần chiến sự, hằng đêm, các đơn vị cường kích cơ F-117A đã vượt qua hệ thống cảnh giới, phòng không của Iraq tấn công Baghdad và quay trở về "không một vết xước". F-117A tác chiến hiệu quả đến mức Phó Tư lệnh Không quân Mỹ thời điểm đó John Welch tự hào: "Công nghệ tàng hình đã mang cho chúng tôi điều tối quan trọng trong mỗi cuộc chiến - đó là sự bất ngờ".
Trong một số thời điểm, F-117 của Mỹ còn nổi tiếng hơn nhiều so với đồ uống có gas danh tiếng Coca cola hay xe sang Cadillac của Mỹ. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn là quảng cáo, chiến tranh mới là nơi vũ khí thể hiện hay bộc lộ yếu điểm chết người của mình.
Mảnh xác của chiếc F-117A bị bắn hạ tại Nam Tư năm 1999.
Cái giá của tàng hình
Như đã nói ở trên, việc giúp một vật thể bay nặng hàng chục tấn biến mất trên không là điều không thể. Công nghệ tàng hình hiện đại chỉ giúp nó khó bị quan sát hơn trong các bước sóng radar. Cùng với đó, công nghệ tàng hình gần như vô hiệu trước các thiết bị quan sát quang-truyền hình và ảnh nhiệt. Đây là "gót chân Achilles" của máy bay tàng hình trước các loại vũ khí phòng không hiện đại sử dụng công nghệ đa bước sóng hoặc đầu dò hỗn hợp.
Mục đích chính của công nghệ tàng hình là giúp máy bay khó bị radar phát hiện. Thông thường, tín hiệu radar có thể phát hiện một mục tiêu bay cỡ máy bay chiến đấu ở khoảng cách 300 km thì công nghệ tàng hình giúp kéo lùi khoảng cách trên lại, nhưng với các giá không hề rẻ....
Để phân tán sóng radar, máy bay tàng hình phải góc cạnh (tạo ra các đa giác trên bề mặt để phân tán sóng radar phản hồi) và sử dụng vật liệu carbon thay thế kim loại. Yếu tố này làm máy bay mất đi hình dáng khí động cần có để thao tác dễ dàng trên không. Ngoài ra, động cơ và ống xả động cơ trên máy cũng phải thiết kế đặc biệt để giảm phán tán tín hiệu nhiệt đặc trưng.
Cánh đuôi của máy bay cũng được thiết kế dạng nghiêng và kính khoang lái được phủ lớp sơn nano đặc biệt để giảm tín hiệu radar phản hồi.
Thiết kế tinh vi và phức tạp cũng làm quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và bảo lưu máy bay tàng hình rất phức tạp. Máy bay F-22 và B-2 của Mỹ cần các khoang chứa đặc biệt để tránh tác động xấu của môi trường lên lớp sơn tàng hình của máy bay.
Điều tối quan trọng nữa trên máy bay tàng hình là nó không thể treo vũ khí ngoài làm tăng tiết diện phản xạ radar. Vũ khí chỉ được chứa ở khoang kín trong thân và các module đặc biệt vì thế số lượng, khối lượng vũ khí mang theo rất hạn chế.
Để tàng hình, máy bay thậm chí không được thường xuyên bật radar tự thân. Nếu có, bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên máy bay sẽ như "ngọn đèn hải đăng" báo hiệu sự có mặt của máy bay tàng hình.
Cần công nghệ chế tạo đặc biệt và tinh vi nên giá thành của máy bay tàng hình rất đắt. Có thể ví dụ, giá thành của mỗi máy bay B-2 Spirit có thể lên tới 2 tỷ USD, nhưng hiệu quả tác chiến của nó mang lại không hẳn như mong đợi.
"Hiện đại quá hóa hại điện"
Để có được khả năng "vô hình" trước radar, máy bay tàng hình đã đánh mất yếu tố cơ động, tốc độ và thậm chí là cả khả năng bay.
Trên F-117, chúng ta có thể thấy máy bay được xây dựng sử dụng dạng khí động "cánh bay" vốn rất thiếu ổn định và không thể đạt tốc độ bay siêu âm. Để khắc phục, F-117A được trang bị hệ thống máy tính hỗ trợ điều khiển mạnh để giúp phi công, nhưng điều đó không giúp dòng máy bay này hoạt động tốt. Dù được trang bị tốt nhất, được điều khiển bởi các phi công kỳ cựu nhất, nhưng vẫn có 6 chiếc trên tổng số 64 máy bay F-117A bị rơi trong các chuyến bay huấn luyện.
Do những thiếu sót công nghệ không thể khắc phục, năm 2008, dòng chiến đấu cơ F-117A được cho "nghỉ hưu" và thay thế nó là các đơn vị F-22 và F-35. Mới đây, chuyên gia của diễn đàn quân sự uy tín Air Power Australia, Carlo Kopp đánh giá, trong trường hợp đối đầu, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga "dư sức" đánh bại các dòng máy bay thế hệ 5 tàng hình của Mỹ.
Các chuyên gia đánh giá, công nghệ tàng hình hiện nay ít hiệu quả đối với sóng radar băng tần X và sóng cực ngắn. Đây vốn là công nghệ cơ bản của các tổ hợp radar trinh sát di động của Nga. Trong tương lai, Nga và Trung Quốc sẽ triển khai thêm công nghệ radar này trên chiến hạm.
Theo Tri Thức
Hai tàu sân bay Mỹ tham qua tập trận quy mô lớn gần đảo Guam Cuộc tập trận quân sự quy mô lớn kéo dài 1 tuần của Mỹ, với sự tham gia của 2 tàu sân bay và hơn 200 máy bay chiến đấu, đang diễn ra tại vùng biển gần đảo Guam ở tây Thái Bình Dương. Các máy bay tham gia tập trận gần đảo Guam. Cuộc tập trận mang tên Valiant Shield (Lá chắn...