“Ra Trường Sa, dễ dàng chứng kiến hoạt động xâm lấn rầm rộ của Trung Quốc”
Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27/5. Vừa trở về từ Trường Sa, ông Tuấn cho biết, có 5 điểm Trung Quốc đang ráo riết thi công xâm lấn trên biển, xây cả luồng lạch lớn, đèn biển, trung tâm điều hành bay…
Hình đảo Gạc Ma với những hoạt động xây dựng đường băng rất rầm rộ.
Đánh giá về những diễn biến trên Biển Đông khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động phi pháp trên các đảo đã chiếm đóng của Việt Nam, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn xác nhận, Trung Quốc đang ráo riết triển khai thi công lấn biến trên tất cả các các cấu trúc trái phép mà nước này chiếm đóng ở Trường Sa.
Cụ thể, có 5 điểm đang được triển khai các hoạt động xây dựng lớn là các đảo, bãi đá Huy Gơ , Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Chữ Thập. Trong đó, khu vực có hoạt động bồi lấn, xây dựng lớn nhất là đảo Chữ Thập với diện tích triển khai tới 100 ha. Các đảo Gạc Ma, Châu Viên, Huy Gơ cũng có rất nhiều công trình đồ sộ.
“Tất cả các đoàn đi Trường Sa đều có thể dễ dàng phát hiện, chứng kiến những hoạt động xây dựng, các công trình lớn Trung Quốc triển khai trên biển. Có những thời điểm, tàu của ta đi vào sát các đảo này, ở khoảng cách gần 3 hải lý có thể thấy họ xây dựng bằng san, bồi những bãi hô lớn, san lấp trên mặt bằng đó. Họ tạo luồng lạch để cho tàu đi vào. Các công trình trên đảo Huy Gơ, Gạc Ma xây dựng đến 8-9 tầng. Họ xây dựng cả đèn biển, trung tâm hướng dẫn đêìu hành bay trên các đảo” – Thứ trưởng Trương Minh Tuấn mô tả.
Ông Tuấn đánh giá, hoạt động này bất chấp phản ứng của Việt Nam và Quốc tế. Đây là một bước đi chiến lược để hiện thực yêu sách hoá đường lưỡi bò của Trung Quốc. Cũng không loại trừ việc nước này muốn độc quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển phía nam.
Thứ trưởng Thông tin – Truyền thông cũng nhận định, việc này vi phạm ghiêm trọng tuyên bố DOC. Các nước đã lên tiếng mạnh mẽ để phản ứng những hành động này, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã chủ động, tích cực nêu về các quyền của mình trên vùng biển chủ quyền, kịch liệt bỏ yêu sách đường lưỡi bò, yêu cầu Trung Quốc thực hiện đúng UNCLOS.
Ông Tuấn đề nghị báo chí tiếp tục tuyên truyền mạnh việc này cũng như thực hiện các chiến lược biển đến 2020, nêu gương các mô hình, nhân tố mới về việc làm ăn trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên lưu ý, đây là chuyện hệ trọng của quốc gia, liên quan đến mối quan hệ giữa 2 nước, 2 dân tộc Việt Nam – Trung Quốc.
Bộ trưởng đề cập chuyện tuần trước, Quốc hội trong phiên khai mạc đã có yêu cầu Chính phủ báo cáo bổ sung về việc này. Dù không trực tiếp bàn việc này trong phiên họp thường kỳ hôm nay, 27/5 nhưng quan điểm nhất quán của Chính phủ vẫn được khẳng định như lần gửi công hàm chính thức tới Trung Quốc và các nước thành viên Liên Hợp Quốc để phản đối hành động vi phạm của Trung Quốc trên biển.
Bộ trưởng Nên thông tin, thời gian qua, Việt Nam cũng đã rất nhiều lần có công hàm gửi trực tiếp đến Trung Quốc để phản ứng vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thì không dưới 10 lần phát ngôn trực tiếp.
Với tinh thần đó, ông Nên khẳng định, Chính phủ đã yêu cầu cơ quan chuyên môn cập nhật, báo cáo với Quốc hội những thông tin mới nhất, những đánh giá tình hình cụ thể.
Video đang HOT
Nhắc lại nguyên tắc, mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc là quan hệ lâu đời, người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh, những quan điểm tương đồng giữa hai nước sẽ được tiếp tục phát huy xây dựng ngày một tốt hơn.
“Chúng ta có đầy đủ thiện chí để làm việc đó. Còn những gì bất đồng thì ta tiếp tục trao đổi trên cơ sở tôn trọng công ước Quốc tế của LHQ về luật Biển năm 1982. Nguyên tắc chung nhất là không làm thay đổi hiện trạng, không làm xấu hơn tình hình trên biển. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là đấu tranh bằng phương pháp hoà bình” – Bộ trưởng Nên quả quyết.
Việt Nam cùng với các nước ASEAN mới đây cũng ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề này. Tổng thư ký LHQ cũng ghi nhận, chia sẻ và bày tỏ quan điểm chung với Việt Nam. Hoạt động của Việt Nam, theo đó, đã tạo được sự hưởng ứng của quốc tế vì việc này không chỉ ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam mà còn tác động xấu với hoạt động vận tải hàng hải, hàng không tự do trên khu vực biển Quốc tế.
P.Thảo
Theo dantri
Hình ảnh công trường phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Phóng viên VietNamNet đã ra Trường Sa tận mắt ghi lại hình ảnh các công trình trái phép TQ xây dựng ở Gạc Ma, Huy Gơ.
Theo chân đoàn công tác số 9 do Bộ TT&TT chủ trì đến cụm đảo Sinh Tồn trong hành trình "Đến với Trường Sa thân yêu 2015", phóng viên VietNamNet đã tận mắt chứng kiến các công trình TQ đang gấp rút xây dựng trái phép tại các bãi đá Huy Gơ và Gạc Ma.
Nằm trong cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, VN), đá Huy Gơ còn được gọi với tên khác là đá Tư Nghĩa, cách Gạc Ma khoảng 15 hải lý theo hướng Đông Bắc, bị TQ chiếm giữ trái phép từ ngày 28/2/1988.
Ban đầu, đá Huy Gơ là một bãi san hô chìm, chỉ nổi lên một phần rất nhỏ khi thủy triều xuống. Sau khi chiếm giữ trái phép năm 1988, TQ đã xây dựng đá Huy Gơ thành một đảo chìm nhỏ với cấu trúc 1 nhà 2 tầng kiên cố.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2014, sau khi xây dựng mở rộng các đảo Gạc Ma, Xu Bi, Vành Khăn... TQ tiếp tục huy động một lượng lớn tàu vận tải và thiết bị xây dựng hiện đại để mở rộng bãi đá Huy Gơ ra tới hơn 6 héc ta.
Tàu trọng tải trên 30 ngàn tấn và hệ thống băng chuyền đưa vật liệu xây dựng từ tàu lên bờ cũng được TQ sử dụng.
Hải trình của đoàn công tác số 9 đi giữa cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, VN), ngang qua các bãi đá Huy Gơ và Gạc Ma đang bị TQ chiếm đóng trái phép.
Đứng từ đảo Sinh Tồn Đông, có thể nhìn thấy Huy Gơ ở khoảng cách rất gần.
Ngay khi tàu Trường Sa 571 đưa đoàn công tác số 9 đi ngang qua bãi đá Huy Gơ, phía TQ lập tức phát tín hiệu bộ đàm xua đuổi, đồng thời bắn pháo sáng cảnh cáo.
Từ khoảng cách vài hải lý vẫn có thể nhìn rõ các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đá Huy Gơ đang được thi công ngày đêm, huy động tới 6 cần cẩu cùng hoạt động. Tất cả các công trình đều được sơn màu trắng nổi bật. Tàu vận tải hàng chục ngàn tấn được sử dụng để chở vật liệu ra đảo.
Ở phía cuối bên phải bãi đá, tháp quan sát không lưu đang được quây giàn giáo thi công và các đơn nguyên đã hoàn thiện, được trang bị các thiết bị radar, viễn thông trên nóc.
Tòa nhà trung tâm được xây theo cấu trúc đa giác với 5 tầng nổi, có cầu dẫn từ mặt đất lên tầng 2 để vận chuyển trang thiết bị hạng nặng. Mỗi góc tòa nhà là một hệ thống tháp chiến đấu, bố trí các lỗ châu mai ra tất cả các hướng xung quanh.
Các đơn nguyên liền kề vẫn đang được dựng giàn giáo để thi công. Vật liệu xây dựng liên tục được tầu vận tải chuyển lên bờ. TQ sử dụng công nghệ phụ gia bê tông đặc biệt để dùng nước biển trong quá trình trộn bê tông nên có thể thi công liên tục ngay cả trong mùa khô hạn ở Trường Sa.
Đầu còn lại của bãi đá, các khối bê tông đúc sẵn và nguyên vật liệu được sử dụng để tiếp tục tôn cao nền đá san hô, mở rộng đảo nhân tạo.
Sau khi ngang quá bãi đá Huy Gơ, tàu Trường Sa 571 của đoàn công tác số 9 tiếp tục hành trình khoảng 15 hải lý theo hướng Tây Nam đến đảo Cô Lin, ngang qua bãi đá Gạc Ma đang bị TQ chiếm đóng trái phép và xây dựng mở rộng.
Toàn cảnh các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma, bao gồm tòa nhà trung tâm cao 6 tầng, các tháp quan sát không lưu cùng các hệ thống cần cẩu, tầu vận tải hoạt động liên tục.
Tòa nhà 6 tầng được thiết kế với các tháp chiến đấu ở mỗi góc, bố trí lỗ châu mai phong tỏa khu vực xung quanh. Các đống vật liệu ngổn ngang cho thấy công việc xây dựng vẫn đang được tiến hành.
Đường dẫn đưa thiết bị trọng tải lớn lên tầng 2 khu nhà trung tâm cũng đã được hoàn thiện.
Phía trái đảo Gạc Ma, các tầu vận tải đang cập mạn để chuyển vật liệu lên bờ. Các cần cẩu, máy xúc, máy ủi liên tục hoạt động.
Hệ thống tháp trộn bê tông nằm giữa các đơn nguyên nhà độc lập, sử dụng công nghệ trộn bê tông bằng nước biển.
Nhìn bằng mắt thường từ đảo Cô Lin từ khoảng cách 3 hải lý, có thể thấy rõ các công trình xây dựng mở rộng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma.
Theo Huy Phong
Vietnamnet
Người anh hùng "lập lá chắn sống" cùng đồng đội canh giữ quần đảo Trường Sa Chớm sang tuổi 70, thời gian đã khiến khuôn mặt không ít đồi mồi nhưng phong thái và hành động của ông vẫn nhanh nhẹn và dẻo dai như hình ảnh vị thuyền trưởng hải quân năm nào. Chuyện đã qua hơn 20 năm nhưng với bản thân mình, ông thấy nó luôn hiển hiện như mới diễn ra ngày hôm qua. Ông...