Philippines nghi Trung Quốc triển khai giàn khoan ở Trường Sa
Tổng thống PhilippinesBenigno Aquino III ngày 23/9 tuyên bố đất nước ông sẽ đấu tranh cho quyền chủ quyền của nước này ở Biển Đông và bày tỏ lo ngại rằng một chuyến đi gần đây của 2 tàu khảo sát Trung Quốc có thể mở đường cho việc khoan dầu trong khu vực.
Tổng thống PhilippinesBenigno Aquino III.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP hôm qua, ông Aquino cho hay tất cả các quốc gia nằm bên bờ Biển Đông cũng nên lo ngại về hành động hăm dọa của Trung Quốc, vốn đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển quan trọng của thế giới.
Trò chuyện bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ông Aquino đã đưa ra các bức ảnh về điều mà ông gọi là hành động cải tạo đất của Trung quốc ngoài khơi bãi Gạc Ma trong 2 năm qua. Bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Philippines.
Tại một khu vực khác, được gọi là Bãi Cỏ Rong, ông Aquino cho hay Trung Quốc đã điều 2 tàu khảo sát tới đây hồi tháng 6.
Nhà lãnh đạo Philippines cho hay ông không rõ về mục đích của 2 tàu này, nhưng đặt câu hỏi rằng liệu có phải Trung Quốc đang lên kế hoạch triển khai một giàn khoan dầu trong khu vực hay không. Ông Aquino cho rằng cũng có thể Trung Quốc chỉ đang vẽ bản đồ địa hình để phục vụ các tàu ngầm của nước này.
“Điều rõ ràng là có 2 tàu đã thực hiện công tác đo đạc trong khu vực”, ông Aquino nói.
Video đang HOT
Philippines hồi tháng trước tuyên bố đã trao công hàm phản đối ngoại giao cho phía Trung Quốc về vụ việc.
Phái đoàn của Trung Quốc tại Liên hợp quốc chưa đưa ra bình luận gì về các cáo buộc của Philippines.
Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ, đã chọc giận Trung Quốc bằng cách đưa các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của nước này ra một tòa án quốc tế. Ông Aquino hi vọng rằng một phán quyết của tòa án sẽ làm rõ tính pháp lý các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, có thể tạo ra một phương án công bằng và giúp giảm căng thẳng.
Mặc dù giống Philippines, Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, nhưng Bắc Kinh đã từ chối tham gia phiên tòa với lý do phiên tòa thiếu quyền tài phán thích hợp. Một luật sư đại diện cho phía Philippines cho hay sẽ không có một phán trước đầu năm 2016.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của các bên khác như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Khi mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã hành động ngày càng hung hăng, tuyên bố quản lý hành chính các khu vực bị tranh chấp và các ngư trường.
“Đó là một vấn đề lo ngại quốc gia của Philippines, nhưng đây cũng không phải là lo ngại của riêng chúng tôi. Tôi tin rằng ngoài các quốc gia liên quan, tất cả những ai đi qua Biển Đông đều bị ảnh hưởng”, ông Aquino nói.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2010, ông Aquino đã tăng cường quân đội Philippines. Hồi tháng 4, ông đã đạt được một thỏa thuận với Mỹ nhằm cho phép các lực lượng có thể tiếp cận tạm thời một số căn cứ quân sự. Nhưng thỏa thuận này đang đối mặt với một thách thức pháp lý tại Philippines và hiện vẫn chưa rõ khi nào đợt triển khai các binh sĩ đầu tiên sẽ bắt đầu.
“Điểm mấu chốt là các lực lượng Mỹ không thể đồn trú lâu dài tại Philippines”, ông Aquino nói.
An Bình
Theo Dantri/AP
Tổng thống Philippines "tố" Trung Quốc vi phạm tuyên bố DOC
Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 19/5 đã cáo buộc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết hồi năm 2002 khi tiến hành cải tạo bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
"Theo quan điểm của chúng tôi, những gì họ đang làm lúc này ở đó là vi phạm những điều mà chúng tôi nhất trí trong tuyên bố DOC", Tổng thống Aquino phát biểu trước báo giới.
"Vấn đề là tuyên bố này không mang tính ràng buộc pháp lý nên chúng ta đi đến một nguyên tắc ứng xử chính thức nhằm giải quyết tranh chấp và ngăn chặn bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào", ông Aquino nói thêm.
Hồi tuần trước, Bộ ngoại giao Philippines đã công bố các bức ảnh giám sát cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988. Trung Quốc dường như đang xây dựng một đường băng tại đây.
Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Philippines, ông Peter Paul Galvez, cho biết quân đội nước này đã phát hiện hoạt động tải tạo của Trung Quốc tại Gạc Ma từ đầu năm nay. Một đường băng của Trung Quốc trong khu vực có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và sự ổn định trong khu vực, ông Galvez nói.
Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN đã ký kết DOC vào năm 2002 để kiềm chế các hoạt động chiếm giữ các bãi cạn và đá không người ở trên Biển Đông và kiềm chế việc xây dựng các công trình mới vốn có làm phức tạp thêm các tranh chấp.
Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán về bộ quy tắc ứng cử chính thức (COC) nhưng tiến trình này đang tiến triển chậm.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động để khẳng định chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Nhưng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt nam và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này.
Các hành động của Trung Quốc đã đẩy căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại.
Trung Quốc mới đây đã trái phép hạ đặt giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.
Không chỉ có vậy, các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Theo Dantri
Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. Hoạt...