Rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan ứng viên giáo sư, phó giáo sư
Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ứng viên xét chức danh phó giáo sư, giáo sư.
Trong văn bản gửi Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành, Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ứng viên. Lưu ý các trường hợp có đơn thư tố cáo, khiếu nại và phản ánh của dư luận xã hội liên quan đến nội dung chuyên môn, học thuật, tính liêm chính và uy tín khoa học. Đồng thời đặc biệt chú ý đến các bài báo công bố trên các tạp chí chất lượng thấp, hoặc nằm trong danh mục tạp chí bị cảnh báo về chất lượng; bài đăng trên tạp chí đã được đưa ra khỏi danh mục ISI/Scopus; công bố bài báo số lượng lớn trong thời gian ngắn….
Từ kết quả rà soát, nếu phát hiện các hiện tượng bất thường trong hồ sơ ứng viên như đề cập trên, Hội đồng giáo sư nhà nước đề nghị phối hợp với Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước tập trung xử lý dứt điểm và báo cáo tại phiên họp toàn thể.
Hội đồng cũng đề nghị các Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành, tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề đặt ra cần xem xét, giải quyết trong thời gian tới.
Video đang HOT
Số lượng ứng viên PGS, GS đạt tiêu chuẩn ở các ngành, liên ngành.
Ngày 18/2, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, trong đợt xét công nhận chức danh này, Văn phòng Hội đồng nhận được nhiều phản ánh, đơn thư khiếu nại liên quan đến hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2021. Thông tin chủ yếu liên quan đến bài báo quốc tế của các ứng viên.
Ví dụ, ở ngành Kinh tế, một nhóm nhà khoa học gửi thư phản ánh về một ứng viên phó giáo sư là tác giả của năm bài báo khoa học quốc tế nhưng tất cả đều không đăng trên tạp chí uy tín. Trong đó, 1 bài đăng trên “Academy of Accounting and Financial Studies Journal” – tạp chí của nhà xuất bản “thương mại, chất lượng kém” Allied Academies (còn có tên khác là Allied Business Academies). Một bài đăng trên “Turkish Journal of Computer and Mathematics Education” – tạp chí chất lượng rất thấp. Một bài đăng trên tạp chí đã bị loại khỏi danh mục Scopus. Hai bài còn lại đăng trên tạp chí “Open Access”, tức không thu phí người đọc, chỉ thu phí cao đối với người đăng.
Nhóm nhận định cả năm bài báo không thể được tính. Nếu như vậy, ứng viên trên không đủ tiêu chuẩn chức danh giáo sư hay phó giáo sư. Nhóm này cũng chỉ ra một số trường hợp tương tự ở ngành Kinh tế.
Hay ở liên ngành Chính trị học – Triết học – Xã hội học, 1 ứng viên dù sở hữu bảy bài báo quốc tế nhưng bị các chuyên gia khác khiếu nại do đăng ở những tạp chí không uy tín. Chẳng hạn, công trình “Preventing and Combating Political Opportunists in Vietnam Today” (Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay) đăng trên Turkish Journal of Computer and Mathematics Education, viết tắt là Turcomat – tạp chí mạo danh. Các bài khác cũng được cho là đăng trên tạp chí mạo danh, bị loại khỏi danh mục Scopus.
Ngày 8/2, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách 373 ứng viên được Hội đồng ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận, giảm 78 người so với danh sách Hội đồng cơ sở đề xuất trước đó.
Theo quy trình xét công nhận chức danh GS, PGS, các đại học sẽ thành lập Hội đồng cơ sở để xét duyệt những ứng viên nộp hồ sơ. Thành viên của Hội đồng sau đó thẩm định hồ sơ, nghe ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra năng lực ngoại ngữ của ứng viên. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, Hội đồng cơ sở báo cáo kết quả lên Hội đồng Giáo sư nhà nước.
Hội đồng Giáo sư nhà nước nhận danh sách do cơ sở đề xuất, giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định. Sau vòng thẩm định này, Hội đồng nhà nước sẽ xem xét và thông qua danh sách các ứng viên đạt tiêu chuẩn.
Thẩm tra các ứng viên GS, PGS có bài báo công bố nhiều bất thường
Đó là một trong những nội dung mà Hội đồng Giáo sư Nhà nước (GSNN) vừa chỉ đạo, yêu cầu các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2021 khi thực hiện phỏng vấn xét giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).
Hội đồng Giáo sư nhà nước (GSNN) vừa có công văn yêu cầu các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2021 đặc biệt quan tâm, thực hiện tốt một số công việc trọng tâm trong quá trình xét công nhận tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Theo đó, Hội đồng GSNN yêu cầu Hội đồng Giáo sư liên ngành quán triệt và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng GSNN, bảo đảm mục tiêu nâng cao chất lượng, đề cao tính công khai, minh bạch và đánh giá đúng chất lượng hồ sơ ứng viên.
Hội đồng GSNN đề nghị các Hội đồng GS ngành, liên ngành đề cao tính minh bạch, đánh giá đúng chất lượng hồ sơ ứng viên.
Chú ý xem xét về mặt chuyên môn, học thuật, tính liêm chính khoa học trong các công trình khoa học của ứng viên; thẩm tra, phỏng vấn để có đánh giá chính xác, khách quan về những trường hợp ứng viên có số lượng bài báo công bố nhiều bất thường trong thời gian ngắn; thẩm định kỹ những hồ sơ ứng viên có ý kiến phản ánh của xã hội về chất lượng công trình khoa học, chất lượng tạp chí. Kịp thời xem xét, phối hợp giải quyết các phản ánh, kiến nghị và khiếu nại tố cáo có liên quan đến ứng viên và hoạt động của Hội đồng.
Được biết, năm nay có 447 ứng viên GS, PGS được đề nghị xét công nhận chức danh GS,PGS gồm: 66 ứng viên GS và 381 ứng viên PGS tại 25 ngành, liên ngành.
Trường đại học cần được toàn quyền trong bổ nhiệm GS, PGS của cơ sở mình TS Phạm Hiệp: "Về kiểm soát chất lượng bài báo khoa học của các ứng viên GS, PGS, quy chế pháp lý đã rõ ràng, quan trọng là khâu triển khai thực hiện". Thời gian qua, quá trình xét duyệt của Hội đồng giáo sư cơ sở, Hội đồng giáo sư ngành/liên ngành đối với các ứng viên giáo sư, phó giáo sư...