Rà soát cây xanh, công trình trường học để đảm bảo an toàn cho học sinh
Ngày 10.9, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học và công trình xây dựng trường học mùa mưa bão trong đó có lưu ý về hệ thống cây xanh
Cần kiểm tra cây xanh để đảm bảo an toàn cho học sinh – NAM NGUYỄN
Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khi triển khai công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học và công trình xây dựng trường học mùa mưa bão có lưu ý về hệ thống cây xanh theo chỉ đạo của UBND TP.HCM để đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2020.
Để chủ động công tác phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học và các công trình xây dựng trường học, Sở đề nghị các trường tổ chức thực hiện ngay các biện pháp ứng phó phòng chống, ứng phó với mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ.
Tiếng khóc ai oán trong vụ sập cổng trường khiến 3 học sinh tử vong
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai,
Đặc biệt, các trường thường xuyên kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình trường học trước mùa mưa bão, các công trình ngoài trời như biển hiệu, bồn chứa nước trên cao, các công trình trường học nằm ở khu vực ven song, ven biển có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trong trường học để có phương án xử lý những cây bị sâu bệnh, già cỗi, sam thân, bong gốc, nghiêng nguy hiểm, loại bỏ cành nhánh có khả năng gẫy cao… Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống điện, lắp đặt bổ sung thiết bị bảo vệ an toàn điện, kịp thời sửa chữa những hư hỏng, khiếm khuyết nhằm kịp thời chủ động ứng phó trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên…
Có việc triển khai này vì ngày 7.9 đã xảy ra vụ cổng trường ở Lào Cai đổ khiến 3 học sinh tử vong.
Ngày 8.9, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung tại công văn trên. Đồng thời, tiến hành rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học để đánh giá lại chất lượng các công trình trong nhà trường, nhất là trong mùa mưa bão; lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Sau vụ việc đau lòng này, Thủ tướng đã yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung chữa trị tích cực, kịp thời cho các học sinh bị thương; chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trường lớp học, nhất là trong mùa mưa bão, bảo đảm an toàn cho học sinh ngay từ đầu năm học 2020 – 2021.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
Giáo dục di sản: Làm sao để không phải "cái khó bó cái khôn"?
Giáo dục di sản không phải thuật ngữ mới xuất hiện. Hoạt động giáo dục di sản được các cơ quan chức năng, các trường học, chuyên gia nêu cao tầm quan trọng nhưng quan trọng như thế nào thì dường như vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Cũng chính bởi mục tiêu mơ hồ của giáo dục di sản là "gợi nhắc truyền thống, lịch sử, văn hoá đất nước" và "khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc" dẫn đến tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu, chất lượng không đồng nhất.
"Kẻ thù lớn nhất" là sự hời hợt, thụ động
Từ năm 2010, văn phòng UNESCO Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện dự án thí điểm "Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản bảo tàng, di tích và các địa điểm văn hóa lịch sử ở Hà Nội". Tuy nhiên, qua 10 năm triển khai, công tác giáo dục di sản vẫn còn nhiều bất cập.
Trước đây, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoạt động giáo dục di sản chỉ đơn giản là học sinh đến đây để tham quan, nghe thuyết minh, làm lễ dâng hương, khiến các em rất thụ động. Theo chia sẻ của bà Đường Ngọc Hà, đại diện của Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ trước đến nay, đơn vị thường phối hợp với các trường học cho học sinh đến đây để tham quan, làm lễ dâng hương.
Tuy nhiên, với nhiều trẻ em, việc tham quan tại các bảo tàng, di tích không thu hút bằng so với đến các khu vui chơi - giải trí, trung tâm thương mại, người Việt Nam cũng rất ít khi đi tới các bảo tàng, di tích để du lịch. Mặt khác, nhiều đoàn học sinh có số lượng quá đông dẫn đến việc khi đến tìm hiểu thông tin, các bạn sẽ chỉ "nghe 10 hiểu 5", về đến nhà sẽ quên mất.
Trong khi đó, theo ý kiến của TS. Vũ Hồng Nhi, đại diện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, những chuyến tham quan của học sinh hiện nay thông qua các công ty du lịch và các công ty này đều phải tính toán đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy, số lượng và an toàn các em được công ty du lịch quan tâm hơn cả, càng đông học sinh càng tốt. Do vậy, sau những chuyến đi như thế này, kiến thức mà các em đọng lại về di sản di tích gần như không.
Để đưa học sinh đến bảo tàng, di tích thì không chỉ cần sự nỗ lực của những người làm công tác di sản mà cả của ngành giáo dục và cha mẹ học sinh. Đơn cử như, chương trình giáo dục di sản tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng gồm 3 bước: trước, trong và sau tham quan. Trong đó bước trước và sau tham quan được thực hiện trên lớp giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nhiều trường lớp vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác giáo dục di sản.
Trải nghiệm kĩ năng in tranh
Theo tìm hiểu của phóng viên, có vô vàn lí do được nêu ra để giải thích cho sự "hời hợt" trong công tác giáo dục di sản ở nhà trường hiện nay. Đơn cử, nhiều thầy cô vẫn cho rằng lịch sử là môn học bắt buộc ở trường và chỉ hiệu quả khi "nhồi nhét" hết lý thuyết trong sách giáo khoa vào đầu các em, còn giáo dục di sản được xem như hoạt động ngoại khoá "chơi là chính, hiệu quả chẳng là bao".
Do vậy, việc phối hợp thực hiện giáo dục di sản còn mang tính "làm cho xong" chứ không được chú trọng thời gian và công sức.
Thiếu thốn kinh phí, nguồn lực
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cũng là địa điểm tạo điểm nhấn trong du lịch giáo dục. Với sự hỗ trợ từ UNESCO và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm đã phát triển thành công các chương trình giáo dục di sản như "Em làm nhà khảo cổ", giáo dục di sản tại Hoàng Thành Thăng Long.
Bên cạnh đó, các triển lãm, trưng bày định kỳ, chuyên đề tại khu di sản đều dành những nội dung xứng đáng và bố trí không gian trải nghiệm, tương tác cho trẻ em. Các chương trình này đem lại nhiều sự trải nghiệm cho học sinh, giúp các em tìm về cội nguồn xưa và trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử cha ông để lại.
Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, thông tin về các di sản, di tích liên quan đến các môn học như Sinh học, Hóa học, Văn học, Vật lý, Lịch sử,... được lồng ghép vào thuyết minh cụ thể, tạo được sự hứng thú khám phá cho học sinh. Bên cạnh đó, việc liên tục cập nhật nội dung hoạt động du lịch giáo dục di sản cũng rất được chú trọng.
Để làm được những điều này, vấn đề kinh phí và nguồn lực để thực hiện giáo dục di sản cũng là điều mà những người làm công tác này đã rất nỗ lực để thực hiện. Muốn xây dựng được những chương trình giáo dục di sản có chất lượng dứt khoát phải thực hiện nghiêm túc, khoa học, có sự đầu tư kinh phí và trí tuệ, nguồn lực con người.
Nhiều chương trình giáo dục di sản có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia nghiên cứu di sản, chuyên gia tin học viết phần mềm trên nền tảng công nghệ,... Bởi vậy, để hoạt động du lịch giáo dục thật sự hiệu quả, sự đầu tư vào đó cũng phải tương xứng.
Quả thực, phát triển giáo dục di sản chính là hướng đến việc bảo tồn giá trị di sản một cách bền vững. Thông qua hoạt động du lịch đặc biệt này, các em cũng học được cách ứng xử sao cho đúng mực khi đi vào các di tích, tăng cường các kỹ năng như tự thu thập thông tin, làm việc nhóm,...
Bên cạnh đó, để công tác giáo dục di sản thật sự có hiệu quả, phía quản lý di tích và bảo tàng cũng phối hợp hỗ trợ giáo viên trong việc cung cấp tài liệu học và khuyến khích các em có những cách làm sáng tạo phù hợp với sở thích bản thân sau những chuyến tham quan.
Sử dụng ma túy - con đường phá tan mọi ước mơ, khát vọng của người trẻ "Việc bán ma túy cho học sinh, sinh viên, kiếm tiền trên tính mạng người khác là hành động phi luân, mang tính hủy diệt đối với thế hệ trẻ" Những năm gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng ma túy đã không còn là chuyện lạ. Việc mua bán dễ dàng chất cấm đã tạo điều kiện cho "cái...