Ra mắt chương trình Hoa Sen Elite của ngành Quản trị nhà hàng
Trường Đại học Hoa Sen vừa ra mắt chương trình Hoa Sen Elite của ngành Quản trị nhà hàng.
Sau hơn 2 năm triển khai chương trình Hoa Sen Elite cho ngành Quản trị Khách sạn thành công, trường Đại học Hoa Sen (HSU) tiếp tục mở rộng chương trình Hoa Sen Elite đối với ngành Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, nâng tầm chất lượng giảng dạy của ngành theo chuẩn quốc tế.
Chương trình Hoa Sen Elite đào tạo sinh viên theo bậc đại học chính quy tập trung, do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng với thời gian đào tạo là 4 năm, sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chính.
Các sinh viên của chương trình Hoa Sen Elite tại lễ ra mắt chương trình (ảnh: HSU)
Mỗi năm học bao gồm 2 học kỳ chính và 2 học kỳ phụ. Vào năm thứ 3,4 sinh viên sẽ được tuyển dụng vào thực tập tại các khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn 4 đến 5 sao ở trong nước, quốc tế, được hưởng lương trong quá trình thực tập.
Chương trình Hoa Sen Elite nhà hàng áp dụng mô hình Work-based learning – học từ việc làm thực tế. Khi theo học, sinh viên sẽ được trải nghiệm, luân chuyển tại các bộ phận khác nhau như nhà hàng, bếp, bar, banquet…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Elite rút ngắn chương trình học lý thuyết, chú trọng thực hành. Khi hoàn thành xong 4 năm học, sinh viên sẽ trở thành một “nhân sự chuẩn thực chiến” sáng giá cho tất cả các doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc tại các vị trí, bộ phận như: Nhân viên bộ phận ẩm thực (nhà hàng, đặt tiệc, room service, butler, bartender…), Chuyên viên kinh doanh, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, Chuyên viên nhân sự, Chuyên viên hành chính văn phòng…
Tại buổi ra mắt chương trình, HSU đã ký kết hợp tác với trường ICMS, trường Imperial International Hotel College.
Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới nêu lý do Lịch sử là môn tự chọn
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ lý do Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học tới ở bậc THPT.
Năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, được tự chọn nhiều môn học thay vì tất cả đều là môn học bắt buộc như hiện nay. Trong đó Lịch sử là môn tự chọn khiến nhiều phụ huynh, giáo viên, chuyên gia lo lắng sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu giáo dục lòng yêu nước, học sinh có thể quên đi giá trị truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng, nhiều học sinh sẽ không chọn Lịch sử.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới, việc thiết kế chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và chương trình học lớp 10 mới nói riêng được thực hiện công phu, nghiêm túc, dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, yêu cầu của thực tế và kinh nghiệm quốc tế.
Với yêu cầu giáo dục lòng yêu nước, chương trình mới xác định 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Phẩm chất lòng yêu nước được lồng ghép trong nhiều nội dung, nhiều môn học khác nhau, không cố định trong môn Lịch sử như trước đây.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, lòng yêu nước cũng được bồi dưỡng ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Tiếng Việt, Ngữ văn, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương,...
Về chương trình nội dung lịch sử ở chương trình mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến 9. Ở cấp tiểu học, nội dung lịch sử được thực hiện trong các môn học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý (từ lớp 1 đến lớp 5), giúp các em làm quen với một số nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam và thế giới.
Ở cấp THCS, nội dung lịch sử được thực hiện trong môn Lịch sử và Địa lý (từ lớp 6 đến lớp 9), giúp học sinh có nền tảng kiến thức thông sử của lịch sử Việt Nam, thế giới và khu vực Đông Nam Á, từ khởi nguyên cho tới ngày nay. Đồng thời, nội dung giáo dục lịch sử cũng được lồng ghép vào các môn học khác như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương...
Sách Lịch sử lớp 10 mới, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
"Kết thúc chương trình THCS, học sinh được học toàn bộ nội dung giáo dục cơ bản, trong đó có lịch sử, đủ điều kiện để phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi", Tổng chủ biên nói.
Ở cấp THPT, nội dung môn Lịch sử là chương trình chuyên sâu, giúp học sinh định hướng lên đại học, theo học các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai. Các chủ đề chuyên sâu được dạy ở bậc THPT như: Lịch sử và Sử học; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam...
"Như vậy, có thể khẳng định, chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn dạy các nội dung giáo dục lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân đầy đủ, toàn diện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 29 và các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ ban hành", GS nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm, giải pháp dạy học phân hóa các môn cũng đáp ứng yêu cầu giảm tải, giảm số môn học so với chương trình cũ (13 môn so với 17 môn). Tuy chương trình học THPT mới cao so với chương trình các nước trên thế giới (chương trình tú tài quốc tế IB: 6 môn; chương trình của Anh: 6 môn; chương trình của Trung Quốc: 12 môn,...) nhưng ông tin đa số học sinh và phụ huynh học sinh sẽ thấu hiểu, đồng tình với giải pháp phân hóa mềm và giảm tải của chương trình giáo dục mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT
7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
5 môn tự chọn thuộc 3 nhóm môn, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học, bao gồm: nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)).
Chuyên đề học tập: Học sinh được chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Ngoài ra, học sinh học môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số hoặc ngoại ngữ 2.
Nhiều giải pháp phát triển văn hóa đọc Đề xuất thành lập Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc, đầu tư cho các thư viện, đưa tiết đọc sách vào chương trình học là một số giải pháp thúc đẩy thói quen đọc sách. Theo số liệu của Hội Xuất bản các quốc gia châu Á, ở Indonesia, học sinh đọc sách 15 phút mỗi ngày trước giờ học...