Ra mắt chuỗi khoá học trực tuyến dành cho cộng đồng sáng tạo trên toàn thế giới
Từ ngày 29-4-2021, cộng đồng những người làm trong lĩnh vực sáng tạo trên toàn thế giới sẽ chính thức truy cập được vào các khóa học trực tuyến mới của Hội đồng Anh thông qua phòng học trực tuyến dành cho Cộng đồng Sáng tạo.
Các khóa học với nền tảng cung cấp và hỗ trợ phương pháp tự học, được thiết kế dựa trên ý kiến đóng góp từ chính các nhà quản lý cùng cộng đồng không gian sáng tạo của mình ở Đông Nam Á và Vương quốc Anh.
Các khoá học với nội dung hoàn toàn miễn phí, linh hoạt, dễ truy cập, sẽ đáp ứng nhu cầu cập nhật kiến thức và kỹ năng đang ngày một thay đổi nhanh chóng, của các nghệ sĩ, doanh nhân sáng tạo và các chuyên gia văn hóa trên thế giới.
Sáng kiến về các khóa học với ba chủ đề chính tập trung vào nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay: Chiến lược và quản lý cộng đồng số, cách tạo thu nhập từ dịch vụ và việc cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến.
Các khóa học dành cho cộng đồng sáng tạo hoàn toàn miễn phí
Video đang HOT
“Thật tuyệt vời khi được làm việc với các chuyên gia đến từ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Vương quốc Anh. Sự đa dạng về kiến thức và kinh nghiệm của họ đã làm cho phòng học trực tuyến dành cho Cộng đồng sáng tạo của Hội đồng Anh trở thành nguồn tài nguyên học tập thực sự độc đáo.
Chúng tôi mong muốn những người làm sáng tạo trên thế giới hãy tận dụng cơ hội tuyệt vời này để tham gia vào các khóa học.” Bà Julia Davies, Giám đốc lâm thời phụ trách Nghệ thuật Khu vực Đông Á của Hội đồng Anh chia sẻ.
Hội đồng Anh đã phối hợp phát triển chuyên môn cùng một số tổ chức tại Anh và Philippines để thực hiện chương trình này. Bên cạnh đó, 17 lãnh đạo xuất sắc của các không gian sáng tạo đến từ Vương quốc Anh và các nước thuộc Đông Nam Á cũng đã được mời tham gia vào ban cố vấn của dự án.
Sáng kiến này được hỗ trợ bởi chương trình Creative Hubs for Good của Hội đồng Anh ở Đông Nam Á.
Hội đồng Anh là tổ chức quốc tế về hợp tác văn hóa và cơ hội giáo dục của Vương quốc Anh, xây dựng các kết nối, sự hiểu biết và tin tưởng giữa người dân Vương quốc Anh và các quốc gia khác thông qua nghệ thuật và văn hóa, giáo dục và ngôn ngữ tiếng Anh.
Trong năm vừa qua, Hội đồng Anh đã kết nối trực tiếp với 80 triệu người và kết nối với 791 triệu người thông qua các kênh trực tuyến, các chương trình phát thanh, truyền hình và các ấn phẩm.
Bangladesh: Kỹ thuật số nới rộng khoảng cách giáo dục
Các chương trình đào tạo trực tuyến thông qua truyền hình, đài phát thanh, Internet, được tổ chức sau khi trường học tại Bangladesh đóng cửa do Covid-19, vẫn chưa hiệu quả.
Học sinh Bangladesh học online qua Internet.
Phát hiện này được đề cập trong Báo cáo Giám sát Giáo dục tạm thời 2020 - 2021 do tổ chức giáo dục Campaign for Popular Education (CAMPE) thực hiện. Các chuyên gia giáo dục cho biết, việc trường học đóng cửa kéo dài, kể từ tháng 3/2020, khiến học sinh cảm thấy buồn chán, thiếu tương tác xã hội với bạn bè đồng trang lứa.
CAMPE đã phỏng vấn gần 3.000 người, gồm 1.709 học sinh tiểu học, trung học, 578 giáo viên và 576 phụ huynh. Theo khảo sát, khoảng 69,5% học sinh không tham gia học trực tuyến. 57,9% trong số này cho biết bị thiếu thiết bị học tập. Khoảng 69% học sinh ở các vùng nông thôn cũng không thể học trực tuyến do không có đủ thiết bị học tập. Mặt khác, 16,5% học sinh nhận xét lớp học trực tuyến không thú vị nên không tham gia.
Giáo sư Syed Md Golam Faruk, Tổng Giám đốc Tổng cục Giáo dục Trung học và Đại học (DSHE) cho biết: "Nghiên cứu được thực hiện trong tháng 12, khi học sinh phổ thông chỉ nhận và nộp bài tập. Vì vậy, tỷ lệ học sinh tham gia học online vào thời điểm này là rất thấp".
Trước đó, ngày 17/3, chính phủ Bangladesh yêu cầu đóng cửa trường học các cấp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Dự kiến, các trường sẽ học online đến cuối tháng 1 năm nay nhưng các nhà chức trách vẫn chưa quyết định được thời gian tái mở cửa. Các kỳ thi cũng đã bị hủy bỏ.
Sau khi các trường đóng cửa, việc giảng dạy được tổ chức qua truyền hình cho học sinh trung học, tiểu học. Các trường đang xây dựng bài giảng trực tuyến. Trung bình, mỗi ngày học sinh Bangladesh học 5 - 6 tiết học online, tương đương với 4 tiếng.
Hầu hết học sinh thành thị vẫn duy trì việc học qua Internet nhưng học sinh có điều kiện khó khăn hoặc ở nông thôn không thể học online hoặc phải bỏ học do thiếu thiết bị và Internet. Điều này đang nới rộng khoảng cách học tập giữa các nhóm học sinh tại Bangladesh.
Đứng trước bất cập trên, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên ủng hộ việc tái mở cửa trường học. Báo cáo của CAMPE chỉ ra 75% học sinh được khảo sát muốn quay lại trường. 76% phụ huynh, 73% lãnh đạo giáo dục cấp huyện và 80% quan chức trong Bộ Giáo dục cũng ủng hộ tái mở cửa trường học.
58% giáo viên ủng hộ tái mở cửa theo cách thận trọng như đeo khẩu trang, sử dụng chất tẩy rửa, duy trì khoảng cách xã hội. Nếu trường học mở cửa lại, 45% học sinh đề nghị giáo viên giảng lại những bài học bị bỏ quên trong thời gian phong tỏa.
CAMPE khuyến nghị, các trường học nên tái mở cửa theo chỉ thị của Ủy ban Cố vấn Kỹ thuật quốc gia về Covid-19. Theo đó, trường học tại nông thôn, nơi tình hình Covid-19 được kiểm soát, nên tái mở cửa vào tháng 2. Trường học tại thủ đô Dhaka, các thành phố như Chattogram, Khulna, Rajshahi có thể mở cửa theo từng giai đoạn vào tháng 3.
Thời gian dành cho thi cử cũng nên được cắt giảm để giáo viên tập trung vào giảng dạy, củng cố lại những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh. Điều đặc biệt hiện nay là các trường tại Bangladesh cần đảm bảo an toàn, vệ sinh cho học sinh, giáo viên khi tái mở cửa.
Dạy học ra sao khi chính thức áp dụng học trực tuyến? Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện, chuẩn bị ban hành Thông tư Quy chế đào tạo trình độ ĐH, trong đó có nội dung dạy học trực tuyến. Một buổi dạy học trực tuyến của giảng viên một trường cao đẳng trong những ngày sinh viên nghỉ học do dịch Covid-19 - NVCC Trong năm 2021, Bộ cũng sẽ ban hành Dự thảo Thông...